Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đầu thế kỷ thứ XI đã tạo nên một nước Đại Việt hùng cường. Tư tưởng Phật giáo không buộc mọi người tin tưởng mù quáng vào một đấng thần linh tối cao nào. Phật giáo cũng giúp con người tự tin, khẳng định mình. Đồng thời nó làm vững chắc thêm cho nền văn hóa Việt Nam, khi tư tưởng Phật giáo được phổ biến trong nền văn hóa, xã hội Việt Nam, người dân Việt Nam đã hấp thụ được một cuộc sống đầy nhân văn, tôn trọng giá trị con người và tự nhiên. Đặc biệt là Phật giáo đời Trần có tác động lớn tới văn hóa Đại Việt lúc bấy giờ.
* Trong việc xây dựng gia giáo của người Việt.
Muốn cải tạo xã hội, trước hết phải chuyển hóa con người, chuyển vọng thành chân, chuyển mê thành ngộ. Mà muốn thay đổi con người phải tin rằng mỗi con người đều có Phật tánh siêu việt. Có thể nói, xã hội lúc bấy giờ rất ít những dấu ấn tiêu cực và lạc hậu. Đạo Phật đã hòa mình vào dòng sống dân tộc, tạo ra sức mạnh tinh thần, đưa đất nước đến nhiều thắng lợi, nâng thời đại mình ngang tầm với lịch sử. Điều quan trọng là không những chiến thắng đối phương mà còn tự chiến thắng chính mình, như vua Trần Nhân Tông nói :
“Buông lửa giác ngộ đốt hoại thảy rừng tà ngày trước, cầm kiếm trí tuệ quét
cho xong đánh thức thuở nay” [10, tr. 56].
Nền giáo dục của Phật giáo nhằm phát triển tâm thức đưa đến cho con người một trí tuệ minh triết siêu phàm, phi đấu tranh, an tịnh giải thoát. Đức Phật với tâm thuần tịnh, toàn tri, toàn giác.
Đời Trần là một trong những điểm son nổi bật nhất trong suốt quá trình giữ nước trong lịch sử Đại Việt. Trong đó Phật giáo đã tích cực góp phần tạo
dựng cho xã hội đời Trần thành tựu rực rỡ. Một xã hội được giáo dục bằng giáo lý Ngũ giới và Thập thiện, mà các vua Trần xem đó là khuôn mẫu, là một chuẩn mực sống cho toàn dân. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng qua phần lịch sử.
Phật giáo đời Trần đã góp phần xây dựng cải tạo gia đình và xã hội, đem lại an vui hạnh phúc cho mọi người, hướng đến đời sống chân, thiện, mỹ. Vì cá nhân có an vui, gia đình, xã hội mới bình an, mà các vua đầu đời Trần đã thể nghiệm và rất thành công. Giáo lý Ngũ giới hay Thập thiện chẳng phải là vấn đề xa xôi, một giáo điều nghiêm ngặt, hay những điều mang tính thần thánh cao siêu mà nó rất thiết thực, rất gần gũi con người, không chỉ ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, mà chừng nào con người còn những nỗi khổ bức bách vô minh trong đời sống khi đó nó vẫn còn có giá trị. Cho nên người đến học Phật, không phải là đến để hưởng ngoạn các loài hoa quí, mà phải tự dấn thân vào con đường tu tập thể nghiệm tâm linh mới cảm hết giá trị của nó. Từ đó chúng ta mới thấy rõ giá trị và lợi ích thiết thực của Ngũ giới hay Thập thiện đối với cuộc sống, thấy rõ tài đức của các vị vua đầu đời Trần đã giác ngộ, giáo dục người dân sống hạnh phúc, xã hội được cải tạo.
* Cách sống theo giáo lý nhà Phật phù hợp với cách sống của người Việt Lối sống con người Việt Nam là lối sống hòa mình với láng giềng, thôn xóm,
gần gũi, thương yêu giúp đỡ mọi người rất phù hợp với lối sống từ bi bác ái của nhà Phật, giản dị, chân tình, biết dung chấp thích ứng trong cuộc sống đời thường. Giáo lý nhà Phật là thanh tịnh, thanh đạm là cư trần lạc đạo… Con người Việt Nam sống hòa hợp với thiên nhiên như đồng lúa, cánh rừng lũy tre. Đạo Phật dạy con người biết tùy duyên sống hài hòa yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
Con người Việt Nam luôn biết chủ động trong mọi tình huống của cuộc sống như triết lý Thiền tiến thoái bình thản và rạch ròi trong nhận thức không
tả cũng không hữu, mong muốn xây dựng Tịnh thổ nơi trần thế… Phật giáo Thiền Tông có ảnh hưởng sâu rộng lâu dài trong đời sống văn hóa người Việt. Kế thừa Phật giáo từ thời Lý, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với Tam Tổ đã hoằng dương đạo Phật, làm cho tư tưởng đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tinh thần người Việt, mở ra một thời đại mới “vua tôi trên dưới một lòng” cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình, thịnh vượng.
Như vậy, tư tưởng Phật giáo đã từng bước tạo nên một thế vượt trội hơn Khổng Giáo, Đạo giáo. Nhưng tư tưởng “trung quân ái quốc”, “trọng nam kinh nữ”, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo đã dần dần bị phai nhạt bởi tư tưởng “từ bi, hỉ xả”, “giải thoát”, “nghiệp báo”… của tư tưởng Phật giáo. Tư tưởng này đã chuyển hóa thành đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần yêu thương đồng bào đoàn kết gắn bó của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, đạo Phật được duy trì và ngày càng phát triển. Người dân ngày càng gần gũi, tiếp xúc và tu học theo Phật giáo. Nếu Phật giáo phổ biến sâu rộng hơn, chắc chắn sẽ mang lại cho đất nước Việt Nam thanh bình, đoàn kết, giàu mạnh và văn minh.
* Trong văn học.
Văn học Phật giáo đời Trần là một bộ phận quan trọng trong di sản chung của văn học dân tộc. Ngay đời Lý đã có khối lượng tác phẩm văn học đáng kể, nhưng bước sang đời Trần, Phật giáo thịnh hành không thua gì Phật giáo đời Lý.
Điểm nổi bật của văn hoá thời Trần là văn học đạo thiền hay văn học Trúc Lâm. Nói khác hơn, nền văn học Trúc Lâm là kho tàng lưu trữ những tác phẩm văn học đương thời. Chính nền văn học này mở đầu cho văn học viết của văn học trung cổ Việt Nam. Nơi đây - Trúc Lâm Yên Tử, đã tập trung hầu hết các tác phẩm của các tác giả đương thời như: Trần Thái Tông, Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang…
Bên cạnh những tác phẩm chữ Hán, các tác phẩm chữ Nôm lần lượt ra đời và trở thành của tiếng nói riêng của dân tộc Việt. Tuy chữ Hán xuất hiện từ rất sớm nhưng mãi đến thế kỷ thứ XIII, tức thời Trần, chữ Nôm mới được xem là hoàn chỉnh. Điều đáng lưu ý là dưới thời Trần, chẳng những là nho sĩ mà quí tộc rồi Hoàng đế và Thượng hoàng cũng cùng tham gia sáng tác văn học chữ Nôm. Trong An Nam chí lược, Lê Trắc còn cho biết, lúc bấy giờ người ta còn dùng chữ Nôm để sáng tác nhạc.
Những tác phẩm chữ Nôm triều Trần như: Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca Phú của Trần Nhân Tông, hoặc Vịnh Vân Yên Tử Phú của Huyền Quang sau khi xuất hiện trên diễn đàn văn học đã có giá trị rất lớn vì tác giả đã dùng tiếng Việt như Một ngôn ngữ để diễn đạt những tư tưởng một cách trừu tượng, một cách khéo léo và dễ hiểu. Từ đó, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ đủ khả năng chuyển tải bất cứ nội dung tư tưởng khác nhau nào và có vẻ đẹp riêng của nó. Do vậy, sự hoàn thiện của chữ Nôm được xem là cái mốc thành tựu lớn của văn học thời Trần.
Bên cạnh đó, văn học thời Trần thấm nhuần tính cách dung hợp và khai phóng của đạo phật. Đó là nền văn học không bị ràng buộc bởi khoa cử. Chính sách tôn giáo nhà Trần cụ thể là Phật giáo là là một chính sách tự do bình đẳng, cho nên giới sĩ phu dù xuất thân từ hệ thống tư tưởng nào cũng được triều đình ngộ đãi rất trọng hậu. Đó cũng là những nguyên nhân khiến cho văn học thời Trần phong phú, rực rỡ và đầy ý thức tự chủ. Chính vì có một chỗ riêng đứng hoàn hảo cả về hình thức, cả nội dung mà văn học thời Trần trải qua hơn 7 thế kỷ vẫn không lỗi thời, vẫn sừng sững làm tiêu điểm để con người tìm về cuội nguồn hạnh phúc.
Ngoài ra, trong thơ ca thời Trần, đặc biệt là dòng thơ ca của thiền Trúc Lâm tràn ngập thiên nhiên: nào trăng nước bền bồng, nào xuân thu lồng lộng, nào hoa cười, bướm lượn, mây bay… một không khí tiêu dao bàn bạc của con người lắng trong thiên nhiên. Các thi nhân đã thừa nhận thiên nhiên như thừa nhận cuộc sống. Họ đến với thiên nhiên không phải để thưởng thức, để tìm cầu an lạc mà chính là cảm nhận được độ lắng sâu của tâm thức trước nguồn sống linh động vô biên của vũ trụ. Vì vậy, nguồn thơ của họ là nguồn cảm hứng vô tận, diễn tả qui luật sinh tồn của con người và thiên nhiên. Cho nên hầu như những bài thơ về thiên nhiên của họ bao giờ cũng đầy thi vị, màu sắc, âm thanh; vừa sống động vừa triết lý vẫn không kém tính trữ tình. Ngày nay, biết bao thi nhân tài hoa xuất hiện nhưng vẫn tôn vinh những bài thơ của các thiền sư: Trần Nhân Tông, Huyền Quang,… như những tác phẩm xuất sắc trên diễn đàn thi bút với “từng câu là châu ngọc, từng thời là gấm thiêu”. Lướt qua vài bài thơ sau đây, chúng ta phần nào cũng thấy được điều đó:
Tức cảnh ngày xuân
“Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu. Bao nỗi thương xuân thương biết mấy Là khi không nói, chợt ngừng thuê”
(Huyền Quang - Huệ Chi dịch)
Chiều thu ở Vũ Lâm
“Lòng khe in ngược bóng cầu hoa Hắt sáng bờ khe, vệt nắng tà Lặng lẽ nghìn non, rơi là đỏ
Mây giăng như mộng, tiếng chuông xa”
Chơi thuyền
“Cưỡi thuyền lướt gió sóng mênh mông Non nước trời thu một sắc trong
Tiếng sáo thuyền ngoài bến sậy Trăng rơi đáy nước móc đầy sông"
(Huyền Quang - Đinh Văn Chấp dịch) [18, tr.168]. Văn học thời Trần còn có nhiều thể loại như : truyện ký, chính sự, sử học, thơ văn, phú, hịch vv… Điểm đặc biệt là hầu hết những sáng tác đều xuất thân từ các thiền sư. Các thiền sư ở đây cũng chính là các vị vua, đồng thời là nhà văn, nhà thơ, đã có ra đời những áng văn thơ bất hủ.
Song song với sự rực sang của văn học, các lĩnh vực văn hóa khác của thời Trần cũng không kém phần khởi sắc, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc.
*Về kiến trúc và điêu khắc
Sự hưng thịnh của Phật giáo trong thời Trần ở Việt Nam đã kéo theo sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Tuy vẫn tiếp tục tỏ rõ sự kế thừa những truyền thống có từ trước, nhưng phong cách thể hiện có phần phóng khoáng, khỏe mạnh và hiện thực hơn.
Về kiến trúc: Trong khí thế chung của văn hóa dân tộc, kiến trúc thời Trần tuy thừa hưởng vốn luyến từ thời Lý vẫn có những bước phát triển mang sắc thái tự chủ tự cường do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân thời Trần chủ yếu là Phật giáo. Nhất là khi dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mở rộng địa bàn vùng đông bắc từ Uông Bí, Đông Triều đến Thăng Long, chùa tháp được xây lên rất nhiều để đáp ứng cuộc sống tinh thần cho dân chúng. Nhà Trần đã tiến hành trùng tu những chùa tháp cũ như: Chùa Một cột (1249), Tháp Báo Thiên (1258), chùa Khai Nghiêm Yên Phong Hà bắc (1333 - 1335), Tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy (Hà Nam Ninh năm 1337). Phạm Sư Mạnh, học trò của Chu Văn An, đã viết về ngọn tháp chùa Báo Thiên với tầm cỡ lớn:
“Trấn áp đông tây giữ đế đô
Ngang nhiên ngọn tháp vút lên nhô Non sông vững chãi tay trời chống
Kim cổ dựng xây đất khó mờ” [18. Tr. 701].
Ngoài ra một số công trình kiến trúc cũng dược xây dựng rất qui mô, như: Chùa Hương Tích ở Nghệ Tĩnh, chùa Hoa Long và chùa Thông ở Thanh Hóa, chùa hang ở Hoàng Liên Sơn, tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phú, chùa Vối Khe ở Hà Sơn Bình. Đồng thời có những khu vực thời Lý vốn được coi là trung tâm Phật giáo, sang thời Trần vẫn được tiếp tục duy trì và mở mang như: Khu chùa và tháp vùng núi Phật tích ở Hà Bắc, chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh. Đặc biệt chùa Hoa Yên ở Yên Tử và tháp Phổ Minh ở Hà Nam Ninh là những công trình nổi tiếng được nhắc nhở nhiều trong lịch sử. Cuốn Đại Nam thống chí có đoạn mô tả tháp Phổ Minh: “Nước chảy quanh cung tường, bên bờ sực nức mùi hương, dưới nước thuyền bè đi lại”. Và Trần Nhân Tông trong bài Thiên trường phủ đã tả về tháp ở chùa Phổ Minh do ông nội Trần Thái Tông xây dựng như sau:
“Lục rậm hồng thưa cảnh quạnh hiu Mây quang, mưa tạnh đất tan rêu Phòng trai giải đoạn, sư về viện, Cầu bến canh đầu, bóng nguyệt treo Ba chục cung tiên, giường ngủ đặt, Tám nghìn bóng tháp nước triều reo, Phổ minh phong cảnh chùa như trước.
Trong giấc mơ màng Thuấn thấy Nghêu” [18. Tr. 789].
Ngày nay, tất cả những dấu tích kiến trúc thời Trần đã bị thời gian bào mòn nên còn lại rất ít. Tuy nhiên, qua những gì đọc được trên sách vở cũng giúp ta hình dung phần nào sự khang trang, bề thế của các công trình kiến trúc xưa của dân tộc một thời oanh liệt.
Về điêu khắc: Căn cứ vào thư tịch cổ, vào những tác phẩm điêu khắc thời ấy chúng ta có thể xác nhận việc khắc tượng Phật chiếm ưu thế trong điêu khắc thời Trần. Bởi vì lúc Phật giáo hưng thịnh, tượng Phật được đúc rất nhiều. Có những nhà sư cúng một lần cho đúc tới 1300 pho tượng Phật lớn nhỏ. Có những tượng kích thước khá lớn như tượng Di Lặc cao tới một trượng sáu. Các bậc vua quan, quý tộc bỏ tiền đúc tượng tương đối nhiều, như vua Trần Minh Tông khi mới lên ngôi, chỉ riêng ở chùa Siêu Loại đã cho đúc đến ba pho tượng lớn bằng đồng: Di Đà, Thích Ca, Di Lặc; tất cả đều cao 17 thước. Bên cạnh tượng Phật là hàng loạt những pho gồm nhiều chủng loại. Các tượng Phật thời Trần là dáng ngồi, mắt lim dim, tai to. Các loại tượng khác như tượng người, tượng ngựa… phần nhiều được tạc bằng đá và chủ yếu là được đặt ở các lăng mộ hay điện thờ.
Tương tự như phù điêu thời Lý, phù điêu thời Trần thường có hình người. Điển hình hơn cả là bức phù điêu bằng gỗ ở chùa Thái Lạc, diễn tả hình người vừa bưng bình hương, vừa nghiêng mình để múa. Phong phú nhất trong nghệ thuật điêu khắc là những bức chạm trang trí ở khắp các công trình kiến trúc. Có bức thể hiện sự du nhập của nghệ thuật Chiêm Thành, như hình người có cánh, hình thần Garuda … Có những bức thể hiện ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc, nhất là hoa văn ở các câu đối, cây liễu hay ở những bức hoành phi… Nhưng đáng kể hơn cả vẫn là những bức chạm khắc thể hiện bản sắc riêng của nghệ thuật điêu khắc đời Trần. Trong phần lớn các bức chạm khắc trang trí, người ta thấy có nhiều họa tiết hoa sen, hình núi hoặc các hoa cúc nối tiếp nhau. Đặc biệt hình rồng trơn và lá đề, vốn phổ biến dưới thời Lý, đến đây vẫn là họa tiết trang trí chủ đạo, chỉ khác là đầu rồng to hơn, được chạm từng cặp, uốn mình trong lá đề. Họa tiết hình rồng và lá đề được tìm thấy khá nhiều ở các chùa như Phật Tích, chùa Long Đội, chùa Phổ Minh và bia Thị Đức.
Nhìn chung, mặc dù tài liệu thu thập được quá ít để có thể hiểu biết được đầy đủ về nghệ thuật điêu khắc thời Trần, song chúng ta phải thừa nhận những công trình điêu khắc thời ấy phải là những công trình vĩ đại và mang tính nghệ thuật cao.
Như vậy, lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc đã hòa quyện và phục vụ đắc lực cho việc mở mang văn hóa dân tộc. Bấy giờ, hầu hết các công trình kiến trúc có qui mô lớn đều tập trung ở Thăng Long và Thanh Hóa. Tại Thăng Long nhà Trần đã cho tu bổ thành quách và xây dựng thêm nhiều kho tàng, cung