Ảnh hưởng trên lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu Thiền phái trúc lâm yên tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người việt ở thế kỉ XIII (Trang 26 - 29)

Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong lịch sử truyền thống vẻ vang đó, để bảo vệ ngai vàng cũng như bảo vệ đất nước, triều nhà Trần đặc biệt dưới thời Trần Nhân Tông là người đã biết sử dụng ý thức hệ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử như một khí cụ thống nhất và phát huy sức mạnh tổng lực của dân tộc. Tài quân sự của triều nhà Trần nói chung và Trần Nhân Tông nói riêng được biểu hiện qua ba lần chiến thắng giặc Mông Cổ. Chỉ trong khoảng nửa thế kỷ đế quốc Mông Cổ đã bành trướng lãnh địa từ bờ tây Thái Bình Dương đến bờ đông Biển Đen. Người ta

nói sức mạnh của chúng rằng: “Một khi guồng máy huỷ diệt bách chiến bách

thắng của Mông Cổ chuyển động thì không gì có thể cản chúng được” [10, tr.

46]. Thế nhưng, khi đến Việt Nam, đế quốc Mông Cổ vẫn hai lần thất bại (1285 và 1287 - 1288) dưới tài chỉ huy trực tiếp của vua Trần Nhân Tông, cho nên Phật giáo triều Trần đã đóng góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của dân tộc.

Áp dụng phương châm trị nước của quốc sư Viên Chứng: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”, vua Trần Thái Tông đi đầu chính sách” thân dân” và chính sách này được thể hiện mạnh nhất vào thời vua Trần Nhân Tông qua các tướng: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão,…với danh hiệu “đạo quân cha con”. Có thể nói rằng nhờ chính sách “thân dân” nhà Trần đã đoàn kết nội bộ, động viên được tinh thần vì dân vì nước của hấu hết tầng lớp nhân dân tham gia trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc Trần Nhân Tông tổ chức hai hội nghị

Bình Than (1282) và Diên Hồng (1285) đã nói lên tính dân chủ mà vào thời đó ít nơi trên thế giới có thể làm được. Những nhà lãnh đạo thời Trần biết chủ động và sáng tạo, chọn lọc trong hệ tư tưởng Phật giáo những gì tinh hoa nhất, tích cực nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh lich sử Việt Nam thời bấy giờ, biến nó thành chất men hội tụ và xúc tác, làm cho cả dân tộc Việt nam, triệu người như một đều hướng về vua, vùng lên đánh đuổi quân xâm lược, đem lại thắng lợi vẻ vang cho Đại Việt.

Cũng trong sinh hoạt chính trị, một nét độc đáo của các vua Trần rất hiếm thấy xuất hiện ở những triều đại khác. Đó là việc các vua Trần thường truyền ngôi cho con và ở ngôi vị Thái thượng hoàng khi thấy tuổi đời mình vừa cao, bổn phận tròn. Hành động này của các ngài một phần biểu hiện sự thông tỏ Phật pháp, xem nhẹ ngôi vua, coi rẻ ngai vàng, không tham quyền, không cố bám vương vị đến cuối đời; một phần cho thấy sự khôn ngoan, khéo léo trong vai trò lãnh đạo của các ngài. Bởi vì, dù ở ngôi Thái thượng hoàng, làm cố vấn cho con; thế nhưng hầu như mọi ý kiến của các ngài đều được các vua tuân thủ thi hành. Điều này chứng tỏ sự hợp lực một cách sáng suốt để cùng nhau lãnh đạo, tức vừa khích lệ tài năng của lớp trẻ, vừa học hỏi kinh nghiệm của chư vị lão niên. Chính sợi dây liên kết hoàn hảo của các vua triều Trần đã khôi phục được sự đồng tình nhất trí mang tính dân chủ trong lòng mỗi người dân Đại Việt thời ấy.

Ngoài ra, tư tưởng Phật gió còn để lại những dấu ấn rất rõ nét trên quan niệm tình cảm về đạo đức thời Trần. Tinh thần từ bi và sự tu dưỡng về thập thiện, ngũ giới của mỗi người Phật tử không khỏi có những tình cảm xót thương nỗi đau và cực nhọc của dân chúng cùng những khái niệm đạo đức đương thời như: khoan hòa, nhân từ, huệ tuệ. Về khía cạnh này dẫu chỉ là sự ảnh hưởng gián tiếp vẫn góp phần tạo nên trật tự an ninh cho xã hội thời Trần. Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, nước Việt Nam là một nước độc lập, một quốc gia có Hoàng đế riêng của mình, có nhân tài vật lực và có đầy

đủ hình thế để dựng lên cơ nghiệp bá vương không kém gì bất cứ một quốc gia nào. Khẳng định điều đó cũng có nghĩa là khẳng định quyền bình đẳng của dân tộc ta so với tất cả những quốc gia phong kiến phương Bắc luôn luôn theo đuổi chính sách bành trướng và thôn tính nước nhỏ.

Trải qua các triều đại, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, trên con đường đấu tranh dựng nước và giữ nước, quốc gia Đại Cồ Việt rồi Đại Việt không ngừng được củng cố, trưởng thành và vững mạnh. Để có một đất nước hùng cường, bên cạnh việc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập, một vấn đề đặt ra không kém phần quan trọng là đấu tranh cho nền thống nhất vững chắc của đất nước. Trong sức mạnh tinh thần ấy, thực tiễn đã chứng minh khẳng định có tư tưởng chủ đạo của đạo Phật, mà các vị vua Trần là những Phật tử thuần thành, là những thiền sư, đã sống và làm việc với tâm vô ngã, vị tha của đạo Phật. Nhờ vậy đã hội tụ được những tướng sĩ tài ba thao lược, dân và quân một lòng yêu nước thương nhà, đồng tâm đoàn kết. Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam rõ ràng không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đấu mà còn là nền tảng của chính sách ngoại giao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Phật giáo với tư tưởng truyền thống ái quốc bấy giờ là những ông vua đời Trần mà hàng đầu là vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông. Đó là những ông vua đã biết lấy lòng dân làm lòng mình, lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình. Những ông vua ấy đã học, hiểu, hành giáo lý uyên bác của đạo Phật, để trở thành những minh quân. Và những ông vua Phật ấy đã điều khiển được sức mạnh tinh thần kỳ diệu tạo nên chiến công vẻ vang.

Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần chính là sự quyết tâm giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời nâng cao thể diện quốc gia. Nhà Trần biết rất rõ chỗ mạnh và chỗ yếu của

giặc Nguyên Mông, biết huy động toàn dân, biết nâng cao sĩ khí, biết sức mạnh tất thắng của chính nghĩa, giỏi dùng chiến lược, chiến thuận trong điều kiện chiến trường Đại Việt. Đó là tư tưởng lạc quan xây dựng trên cơ sở vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức, nên bọn giặc phải chịu bị bắt. Quân giặc chiến thắng khắp Á, Âu, đến xứ ta, nó bị liên tiếp đánh bại ba lần, không thể nói rằng ta thắng vì may, địch thua vì rủi mà đó chính là sức mạnh và ý chí quyết tâm chống giặc của vua tôi nhà Trần.

Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị nhưng Phật Giáo đã là một yếu tố liên kết nhân tâm quan trọng. Tinh thần Phật Giáo đã khiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị, thân dân và dân chủ.

Chính Nhân Tông đã sử dụng được tiềm năng của Phật Giáo để phục vụ cho chính trị. Khi nhà vua xuất gia vào núi Yên Tử tu hành, cũng như những năm hành đạo trong dân gian của vua, đã khiến Giáo Hội Phật Giáo Trúc Lâm trở nên một lực lượng tôn giáo hùng mạnh yểm trợ cho triều đại.

Một phần của tài liệu Thiền phái trúc lâm yên tử và ảnh hưởng của nó đến đời sống người việt ở thế kỉ XIII (Trang 26 - 29)