Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị khoa học xã hội. Các nhà triết học thực chất không hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội không thể giải quyết một cách khoa học vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ

30

lịch sử. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội.

Với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã nhìn thấy động lực của lịch sử không phải do một lực lượng thần bí nào mà chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan.

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử. Quan niệm ấy chỉ ra rằng "Trước hết con người phải ăn, uống, ở, mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị. Trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học..." [5; tr.166]. Chừng nào cái sự thật hiển nhiên đó vẫn tồn tại thì chừng đó quan niệm duy vật về lịch sử không thể trở nên lạc hậu được.

C. Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn thấy động lực của lịch sử nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là quan niệm duy vật biện chứng được cụ thể hóa trong việc xem xét đời sống xã hội.

Trong tất cả mọi quan hệ xã hội, C. Mác đã bàn nổi bật những quan hệ sản xuất, những quan hệ cơ bản ban đầu quyết định những quan hệ khác. Do đó chủ nghĩa duy vật đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để phát hiện và tìm kiếm quy luật xã hội. Vì vậy "có thể đem những chế độ của những nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm duy nhất là: hình thái kinh tế xã hội chỉ có sự khái quát đó mới cho phép từ việc mô tả những hiện tượng xã hội sang phân tích hiện tượng đó một cách hết sức khoa học" [12; tr.163].

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã khắc phục được quan điểm duy tâm trừu tượng vô căn cứ về xã hội. Nó bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung chung, phi lịch sử.

31

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi việc nghiên cứu về xã hội và do đó là một trong những nền tảng lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội lần đầu tiên cung cấp những tiêu chuẩn thực sự khoa học và duy vật cho việc phân kỳ lịch sử giúp cho con người hiểu được lôgic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội. Học thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch sử trong cái muôn vẻ của các sự kiện ở các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Chính vì thế mà nó đã đem lại cho khoa học một sợi dây dẫn đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả để giải thích chứ không mô tả các sự kiện lịch sử. Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng đắn khi giải quyết những vấn đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rất đa dạng. Bất kỳ một hiện tượng nào từ hiện thực kinh tế đến các hiện tượng tinh thần đều chỉ có thể được hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Ngày nay thực tiễn lịch sử và kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có nhiều bổ sung và phát triển mới so với khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ra đời.Tuy vậy, những cơ sở khoa học mà quan niệm duy vật lịch sử đã đem đến cho khoa học xã hội vẫn giữ nguyên giá trị.

Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,Việt Nam là một quốc gia chưa trải qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Đối với nước ta quá độ trực tiếp để đi lên chủ nghĩa xã hội là có căn cứ và phù hợp với quy luật khách quan và xu thế của thời đại.

Một phần của tài liệu sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)