hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước
Những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tuy có những yếu kém nhưng nền kinh tế đang phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ nên việc điều hành tập trung là phù hợp. Nhờ đó Nhà nước thực hiện được những mục tiêu đề ra cho các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Nhà nước quản lí cả sức người, sức của để phục vụ nhiệm vụ chiến lược và sách lược của mình tạo nên chiến thắng. Bên cạnh đó nhờ sự viện trợ của nước ngoài đặc biệt là từ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa nên giảm được sự yếu kém của cơ chế. Theo cơ chế đó sự thăng trầm của cơ sở cũng không làm tăng lên hoặc giảm đi nguy cơ tồn tại hay phát triển của họ. Từ đó đã tạo cho cả người quản lí lẫn người sản xuất ỉ lại, trông chờ, dựa dẫm thờ ơ. Cơ chế đó dễ làm cho người lao động lười biếng không trung thực, có lúc đối phó. Cường độ lao động trong các cơ sở sản xuất dưới mức trung bình. Trong nông nghiệp đất đai trở nên hoang hóa ngày một nhiều. Thu nhập của các hợp tác xã không đủ chi cho
43
hoạt động của nó. Người trực tiếp lao động chiếm tỉ lệ thấp trong nền sản xuất mà lao động thủ công là chủ yếu đã làm cho nước ta thiếu lương thực triền miên. Cùng với cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa nước ta cũng đang thực sự chìm ngập trong cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mà căn nguyên là do cơ chế quản lí tập trung, bao cấp, cơ chế đó coi sản xuất hàng hóa như một bộ phận thứ yếu, coi thị trường đối lập với chủ nghĩa xã hội.
"Cùng với các chỉ thị và nghị quyết sau Đại hội VI, đặc biệt là việc thực hiện "khoán 10" trong nông nghiệp đã bước đầu xóa bỏ phần nào cơ chế tập trung, bao cấp và hình thành cơ chế thị trường. Nhờ đó đã khơi dậy tinh thần lao động, phát huy tiềm năng tài nguyên và trí tuệ của cả nước, khắc phục được sự trì trệ và bước đầu chặn đứng được sự xuống dốc của kinh tế. Điều đó làm cho nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nên trước những biến đổi của Liên Xô của Đông Âu chúng ta vẫn ổn định và đi lên một cách vững chắc" [11, tr.188].
Tháng 6 năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ và dứt khoát vấn đề kinh tế thị trường. Đại hội cho rằng phát triển "kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất xã hội" [16; tr.55].
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và báo cáo chính trị tại Đại hội VII đã chỉ rõ: nước ta thị trường bao gồm thị trường tiêu dùng, dịch vụ, thị trường các yếu tố sản xuất (tức là vốn, tiền tệ, ngoại hối, bất động sản...) thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sức lao động, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Đảng ta xác định thị trường đóng vai trò "trực tiếp hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực sản xuất - kinh
44
doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường và cạnh tranh" [8; tr. 23- 24].
Đến tháng 01 năm 1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng tiếp tục cụ thể hóa và phát triển các quan điểm và tư tưởng về phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị cũng đề ra nhiều giải pháp thiết thực việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, các loại hình phát triển nhanh và có hiệu quả, xây dựng cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 7 năm 1996, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế với mục tiêu xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước" [17; tr.60].
Đến Đại hội Đảng IX của Đảng (4/2001), Đảng ta tiếp tục bổ sung và hoàn thiện về đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong đó nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp" [18; tr.96].
Và đến nay sau Đại hội Đảng lần thứ XI (01/2011). Đảng ta đưa ra những định hướng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: " Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng
45
trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế" [19; tr.74].
Đồng thời phải hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, từng bước xây dựng phát triển theo quy luật cơ chế thị trường và đảm