2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu đƣợc thu thập ở ACB – Cần Thơ (phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ) thông qua các tổng hợp về hoạt động thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, số liệu còn đƣợc tổng hợp từ các nguồn: Internet, tạp chí kinh tế…
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Với từng mục tiêu cụ thể, sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để phân tích:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ACB –
Cần Thơ theo từng phƣơng thức.
Sử dụng phƣơng pháp mô tả để khái quát tình hình hoạt động TTQT của ACB – Cần Thơ.
19
Sử dụng phƣơng pháp so sánh để thấy đƣợc quy mô, tốc độ tăng trƣởng của hoạt động TTQT nói chung và từng phƣơng thức thanh toán theo doanh số xuất và doanh số nhập.
Trong đó:
Phƣơng pháp mô tả là phƣơng pháp có liên quan đến việc tóm tắt, trình bày và mô tả các đặc trƣng khác nhau nhằm phản ánh một cách khái quát đối tƣợng nghiên cứu - với đối tƣợng trong mục tiêu này là hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc hoặc giữa kết quả thực hiện và kế hoạch, để xem có biến động hay không.
∆Y = Y1 – Y0 (2.1)
với ∆Y: phần chênh lệch của chỉ tiêu phân tích Y1: chỉ tiêu năm sau
Y0: chỉ tiêu năm trƣớc
Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các năm trong một chỉ tiêu hoặc giữa các chỉ tiêu với nhau.
∆Y = (Y1 – Y0)/Y0 x 100% (2.2) với ∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y0: chỉ tiêu năm trƣớc hay chỉ tiêu gốc.
Ngoài ra, đề tài còn phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả hoạt động TTQT của ngân hàng nhƣ:
a) Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
Đây chính là tổng các khoản phí thu đƣợc khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nhƣ: phí thanh toán chuyển tiền, phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí tu chỉnh L/C, phí thanh toán nhờ thu… Khi các hoạt động này phát triển thì hiệu quả mang lại càng lớn, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh hoa hồng và các khoản phí thu đƣợc, ngân hàng còn có thể thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi ngƣời bán muốn thu đồng ngoại tệ hoặc ngƣời mua không có ngoại tệ để thanh toán. Các khoản phí này đƣợc quy định cụ thể trong biểu phí của ngân hàng
Công thức tính lợi nhuận hay thu phí dịch vụ của ngân hàng:
20
Hay LN = DS*R – CP (2.4) với DT: doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế
DS: doanh số hoạt động thanh toán quốc tế R: mức phí dịch vụ
CP: chi phí hoạt động thanh toán quốc tế
Trong đó doanh thu chính bằng tích của doanh số và mức phí theo quy định. Các khoản chi phí phát sinh có liên quan thông thƣờng không đƣợc tính, khoản này chỉ thêm vào khi tính lợi nhuận chung cho cả chi nhánh. Vì thế, doanh thu từ hoạt động TTQT đƣợc xem là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động này.
b) So sánh biểu phí của ACB với một số ngân hàng lớn khác
So sánh mức phí dịch vụ của ACB – Cần Thơ so với một số ngân hàng trong khu vực, từ đó có thể hoàn thiện và linh hoạt mức phí, để tạo sự hấp dẫn riêng đối với các doanh nghiệp.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế
của ACB – Cần Thơ.
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT của ACB – Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế của ACB – Cần Thơ.
Dựa trên những hạn chế còn tồn tại, tình hình thực tế của ngân hàng đƣợc phân tích, đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng.
21
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB – CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1993 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp phép. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển với nhiều cột mốc quan trọng, hiện nay, ACB đã trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vị thế trên thị trƣờng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mở rộng hoạt động cho ngân hàng, tính đến nay, ACB đã xây dựng đƣợc hơn 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ đƣợc thành lập vào ngày 27/03/1996, do nhu cầu phát triển hệ thống ngân hàng trên toàn quốc nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở thành phố Cần Thơ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và khách hàng cả nƣớc nói chung. Sự ra đời của ACB chi nhánh Cần Thơ là cột mốc quan trọng hoàn thiện nên mạng lƣới kênh phân phối của ACB trên toàn quốc.
Hiện nay, trụ sở của chi nhánh đặt tại số 14 -16B, Đại lộ Hòa Bình, phƣờng An Cƣ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB – Cần Thơ gồm có Ban giám đốc, 5 phòng và 1 bộ phận chính:
Năm phòng gồm có: phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN), phòng Khách hàng cá nhân (KHCN), phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ, phòng Giao dịch và Ngân quỹ, phòng Thẩm định tài sản.
Bộ phận chính là bộ phận Hành chính – Kế toán.
Cơ cấu tổ chức của ACB – Cần Thơ chia thành 3 mảng chính: Ban Giám đốc phụ trách quản lý, hỗ trợ chung; mảng Giao dịch và ngân quỹ; mảng Kinh doanh phụ trách khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, các phòng ban còn quản lý một số bộ phận riêng.
22
Phòng Khách hàng cá nhân quản lý bộ phận Tƣ vấn tài chính cá nhân (bộ phận PFC), trung tâm Phân tích tín dụng khu vực Cần Thơ.
Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ phụ trách bộ phận Hỗ trợ - Tín dụng, trung tâm Pháp lý chứng từ khu vực Cần Thơ.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp quản lý bộ phận Quan hệ khách hàng.
Nguồn: Bộ phận Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB – Cần Thơ
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ vủa các phòng ban
a) Ban giám đốc
Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Có quyền đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
Ban Giám Đốc Phòng Thẩm định tài sản Phòng KHDN Phòng Giao dịch và Ngân quỹ Bộ phận Quan hệ khách hàng Bộ phận Hỗ trợ - Tín dụng Phòng KHCN Bộ phận Tƣ vấn tài chính cá nhân Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ Bộ phận Hành chính – Kế toán Trung tâm Phân tích tín dụng Trung tâm Pháp lý chứng từ
23
thƣởng, kỷ luật hay nâng lƣơng cho nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trƣởng và kiểm soát trƣởng. Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
b) Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Nhiệm vụ: tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng. Lập kế hoạch tiếp thị trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Hƣớng dẫn các thủ tục và hồ sơ cần thiết cho khách hàng khi đến ngân hàng. Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính năng lực và uy tín của doanh nghiệp, thông tin ngành và thị trƣờng có liên quan. Cơ cấu nợ, tái đánh giá khoản vay, tình hình kinh doanh, theo dõi nợ vay. Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
c) Phòng Khách hàng cá nhân
Nhiệm vụ của bộ phận Tƣ vấn tài chính cá nhân: phát triển mạng lƣới khách hàng, duy trì chăm sóc khách hàng truyền thống, xác định tìm kiếm khách hàng mục tiêu tiềm năng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ về tài chính (vay vốn, gửi tiết kiệm tại ngân hàng...), quản lý và thực hiện các chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.
Nhiệm vụ của Trung tâm phân tích tín dụng khu vực Cần Thơ: thu thập thông tin và chứng từ có liên quan đến hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thẩm định và phân tích thông tin đã thu thập. Nhận xét và đƣa ra các đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm của ngân hàng và các điều kiện liên quan hợp lý.
d) Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ
ACB – Cần Thơ, hiện nay chƣa có phòng ban chuyên về thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nghiệp vụ này đƣợc các nhân viên phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ phụ trách thực hiện. Với các phƣơng thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ, thanh toán viên sẽ thực hiện các bƣớc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, lập bản thảo… gửi về trung tâm thanh toán Hội sở để xử lý, sau đó thực hiện các bƣớc hoàn tất thanh toán, lƣu hồ sơ khách hàng.
Nhiệm vụ của bộ phận hỗ trợ tín dụng: kiểm tra các hồ sơ tín dụng nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, tuân thủ theo đúng quy trình, quy chế..., kiểm tra giải ngân, xuất nhập, theo dõi tài sản bảo đảm, lập các báo cáo liên quan, thực hiện công việc do cán bộ quản lý giao.
Nhiệm vụ của Trung tâm pháp lý chứng từ khu vực Cần Thơ: thực hiện công việc liên quan tới tài sản bảo đảm theo phê duyệt trong thời gian ngân hàng giữ
24
tài sản. Thực hiện nghiệp vụ pháp lý chứng từ cho khoản cấp tín dụng theo phê duyệt. Trực tiếp thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, xác nhận phong tỏa tài sản. Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ bảo đảm tƣ vấn nội bộ tại các đơn vị theo quy định của pháp luật.
e) Phòng Giao dịch và Ngân quỹ
Bộ phận giao dịch và bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các tài khoản liên quan đến tài khoản tiền gửi, khoản tiết kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký quỹ, chờ thanh toán thƣ tín dụng, thanh toán séc bảo chi... mua bán ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi, thu tiền mặt, ngoại tệ, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc, chi trả kiều hối...
f) Phòng Thẩm định tài sản
Nhiệm vụ chính của phòng Thẩm định tài sản là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của bộ chứng từ tài sản bảo đảm (TSBĐ). Xác định tính xác thực các thông tin về TSBĐ theo chứng từ sở hữu. Xác định các vấn đề liên quan đến nội dung thẩm định tài sản, và tính toán giá trị của TSBĐ. Đối với khách hàng vay mua nhà thanh toán qua ngân hàng, báo chí, Internet, cá nhân/ đơn vị kinh doanh, môi giới bất động sản, định giá..., cán bộ phòng Thẩm định tài sản có nhiệm vụ lập tờ trình thẩm định tài sản, điều tra, thu thập, cập nhật thông tin…
g) Bộ phận Hành chính – Kế toán
Bộ phận Hành chính là nơi tổ chức, điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tổ chức công tác bảo vệ, chữa cháy và công văn thƣ hành chính lễ tân...; phối hợp bộ phận kho quỹ, bảo vệ an toàn kho quỹ, đảm bảo di chuyển tiền an toàn.
Bộ phận Kế toán quản lý tài khoản tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tạo quỹ quản lý chung, hạch toán thu nhập, chi phí phải thu, phải trả, quản lý thu chi.
3.1.3 Quy trình nghiệp vụ thực hiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu tại ACB – Cần Thơ tế chủ yếu tại ACB – Cần Thơ
ACB – Cần Thơ chủ yếu thực hiện một số phƣơng thức TTQT phổ biến nhƣ: chuyển tiền, nhờ thu và L/C. Nhìn chung, các bƣớc quan trọng nhất trong mỗi quy trình đều do Trung tâm thanh toán (TTTT) ở Hội sở thực hiện. Tại ACB – Cần Thơ hay các chi nhánh, phòng giao dịch đƣợc phép thực hiện nghiệp vụ
25
thanh toán quốc tế, nhân viên TTQT chủ yếu thực hiện các bƣớc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và lập bản thảo, hoàn tất và lƣu hồ sơ… Dƣới đây là quy trình thực hiện cụ thể của ngân hàng trong từng phƣơng thức.
3.1.3.1 Quy trình chuyển tiền
Chuyển tiền tại đây đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển tiền bằng điện. Hiện nay chuyển tiền bằng điện chủ yếu thông qua mạng SWIFT ngày càng trở nên thông dụng hơn.
Chi nhánh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển tiền theo quy trình, tính phí và chuyển nhân viên giao dịch hạch toán. Sau đó gửi giấy đề nghị chuyển tiền về TTTT tại Hội sở để kiểm soát. Sau khi kiểm soát và chuyển điện ra nƣớc ngoài xong, Hội sở sẽ truyền dữ liệu về chi nhánh, lƣu hồ sơ. Sơ đồ dƣới đây thể hiện khái quát các bƣớc trong quy trình chuyển tiền của ACB.
Nguồn: Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ, ACB – Cần Thơ
Hình 3.2 Quy trình chuyển tiền bằng điện tại ACB – Cần Thơ
3.1.3.2 Quy trình nhờ thu
a) Nhờ thu xuất khẩu
Nhờ thu xuất khẩu hay còn gọi là nhờ thu gửi đi, là hình thức nhờ thu do các doanh nghiệp trong nƣớc xuất trình bộ chứng từ thanh toán sau khi hoàn thành nhiệm vụ giao hàng, nhờ ngân hàng thu hộ. Khi đó, ACB đóng vai trò là ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu hay ngân hàng nhờ thu. Sau khi xử lý hồ sơ tại TTTT, nếu hồ sơ không hợp lệ, thanh toán viên sẽ thực hiện theo yêu cầu của TTTT hoặc gửi thông báo đến khách hàng để chỉnh sửa.
Tƣ vấn cho khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra và thẩm định hồ sơ
Phê duyệt hồ sơ Kiểm tra thông tin khách
hàng
Rà soát và lƣu hồ sơ
Giao bản gốc cho khách hàng
Chuyển điện ra nƣớc ngoài
Hạch toán, trích tiền, thu phí Chuyển hồ sơ lên trung tâm
26
Nguồn: Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ, ACB – Cần Thơ
Hình 3.3 Quy trình nhờ thu xuất khẩu tại ACB – Cần Thơ
b) Nhờ thu nhập khẩu
Nhờ thu nhập khẩu, còn gọi là nhờ thu gửi đến, là hình thức nhờ thu do ngân hàng nƣớc ngoài gửi lệnh nhờ thu theo yêu cầu của ngƣời xuất khẩu, yêu cầu ACB thu hộ tiền từ ngƣời nhập khẩu. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò là ngân hàng đại lý, xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho ngƣời nhập khẩu để thu hộ.
Khi đã chấp nhận thanh toán BCT, thanh toán viên tại chi nhánh sẽ soạn thảo điện chấp nhận thanh toán, tra soát,… và gửi bản thảo về TTTT. TTTT sẽ kiểm tra và truyền về chi nhánh. Sau khi hồ sơ đƣợc TTTT xử lý và chuyển về