Hình thức huy động tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà n-ớc.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hồ (Trang 49 - 50)

nhà n-ớc.

Cũng nh- mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong quá trình hoạt động kinh doanh có những ngân hàng d- thừa nguồn vốn huy động nh-ng cũng có những ngân hàng thiếu hụt vốn ngay cả khi đã bù đắp bằng các nguồn khác (TG, TGTK, huy động kỳ phiếu), cho nên quan hệ vay m-ợn hay gửi vốn giữa các ngân hàng với nhau cũng diễn ra hoặc ngân hàng có thể vay kho bạc, ngân hàng nhà n-ớc d-ới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn.

Thị tr-ờng liên ngân hàng chính là chiếc cầu nối trung gian giữa các ngân hàng th-ơng mại, đáp ứng nhu cầu về vốn vay, tuy nhiên nguồn vốn này có tính ổn định rất thấp, chi phí huy động cao. Tại ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ tình hình huy động nguồn vốn này nh- sau:

Qua số liệu bảng 4, tỷ trọng nguồn vốn vay có xu h-ớng giảm, đối với nguồn tiền gửi, vay các tổ chức tín dụng: Năm 2000 đạt 30,4 tỷ, chiếm 44% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2001 là 119 tỷ, tỷ trọng 42%; năm 2002 nguồn vốn này đạt 120,1 tỷ, chiếm 30,6%. Xét về quy mô thì nguồn vốn huy động, vay các TCTD trong 2 năm 2001, 2002 tăng cao so với năm 2000 (gấp 4 lần) nh-ng do tổng nguồn vốn tăng nên tỷ trọng của vốn huy động, vốn vay từ các TCTD có xu h-ớng giảm dần, giảm vốn vay từ các TCTD là giảm đ-ợc chi phí huy động, nâng dần tính ổn định của nguồn vốn, và chứng tỏ công tác huy động qua các hình thức khác (TG dân c-, từ các TCKT ) đang ngày càng tỏ ra có hiệu quả, khối l-ợng vốn tăng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các TCTD vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (trung bình > 30%) do vậy, ngân hàng Tây Hồ cần có những giải pháp để giảm nguồn vốn này.

Nguồn tiền gửi, vay kho bạc nhà n-ớc: Năm 2000 là 11,7 tỷ, chiếm tỷ trọng 17%; năm 2001đạt 38,7 tỷ, tỷ trọng là 13,7%; năm 2002 nguồn vốn này đạt 44,7 tỷ với tỷ trọng 11,4%, nguồn vốn huy động từ kho bạc về quy mô có sự tăng lên nh-ng mức tăng tr-ởng không cao và xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì lại có xu h-ớng giảm, đây là một nguồn vốn có tính ổn định (thời gian, khối l-ợng,..), có những tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nh- vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn, chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ cần có chiến l-ợc huy động hợp lý tăng c-ờng nguồn vốn

tiền gửi của dân c-, của các TCKT, của kho bạc và giảm dần nguồn vốn vay các TCTD .

Ngoài ra, ngân hàng còn huy động vốn qua một số hình thức khác: nhận vốn uỷ thác đầu t-, làm trung gian thanh toán… từ đó có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời ký quỹ ch-a sử dụng đến cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên hình thức này ch-a phát huy tác dụng, ch-a đạt hiệu quả cao tại ngân hàng Tây Hồ, nh-ng đa dạng hình thức huy động vốn chính là nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

2.3.4. Chi phí huy động vốn của ngân hàng .

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hồ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)