CÁC LỚP TU TỪ TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT PHẠM VI SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng việt từ và từ tiếng việt (Trang 44)

II. Các từ ngữ gốc Hán

CÁC LỚP TU TỪ TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT PHẠM VI SỬ DỤNG

DỤNG

I. Từ toàn dân

1. Từ toàn dân là một trong ba mặt tạo thành của ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ toàn dân được hiểu là người của một dân tộc được sử dụng trong mọi tầng lớp nhân dân, khắp mọi nơi trên lãnh thổ dân tộc này cư trú và trong suốt quá trình lịch sử tồn tại của dân tộc.

2. Từ vựng toàn dân đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Từ vựng toàn dân có thể là những từ cơ bản hay những từ văn hóa, những từ thuần Việt hay những từ vay mượn.

Ví dụ những từ như: trời, mây, sông, nước, mưa, gió, trăng, sao,… là những từ cơ bản.

Những từ ngữ vay mượn đại đa số là từ gốc Hán và gốc Ấn Âu, ví dụ: buồn, phiền, ngựa, chứa, xưa, vua, chuộng…; lốp, ga, bom, len, rađiô…

II. Từ địa phương

1. Khái quát về sự phân chia các phương ngữ ở Việt Nam

Phương ngữ, thổ ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ. Thuật ngữ “phương ngữ” được dùng để chỉ những biến thể địa phương ở vùng lớn, còn “thổ ngữ” là biến thể địa phương ở từng vùng nhỏ.

2.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất từ Bắc chí Nam, làm cơ sở văn nền văn hóa Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Tiếng Việt là kết quả của sự phát triển xã hội Việt Nam trải qua các thời đại khác nhau, do đó Tiếng Việt mang trong mình những phương ngữ thổ ngữ.

3.

Theo Hoàng Thị Châu thì ở Việt Nam có 3 vùng phương ngữ lớn như sau:

(1) Phương ngữ Bắc Bộ (2) Phương ngữ Bắc Trung Bộ (3) Phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng việt từ và từ tiếng việt (Trang 44)