Từ đảo nghĩa chỉ có sự nhấn mạnh trọng âm logic (sự hoán đổi vai trò của yếu

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng việt từ và từ tiếng việt (Trang 35 - 39)

tố chủ thế và đôi thể) vào điều cần được chú trọng về mặt nghĩa.

- Các từ đảo nghĩa bao giờ cũng có thể tham gia vào các biến đổi ngang nghĩa như :

A mua của B = B bán cho A

A là cha B = B là con A

A giao hàng cho B = B nhận hàng của A

Số lượng các từ đảo nghĩa không nhiều như từ trái nghĩa nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên những biến đổi ngang nghĩa.

CHƯƠNG IV.

KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNGVIỆT VIỆT

I. Giải thuyết về nguồn gốc tiếng Việt

Các từ ngữ gốc Nam Á, Tày - Thái và một số từ ngữ thuộc nguồn gốc khác có liên quan trực tiếp đến các giải thuyết về nguồn gốc tiếng Việt. Trước tiên tiếng Việt được xếp cùng một họ với tiếng Môn - Khmer, không chỉ bao gồm các ngôn ngữ Môn - Khmer trong đó có tiếng Việt, mà còn có thêm ngôn ngữ Munda, các phương ngôn Xêmăng, Xakai... Đến năm 1921 H.Maspero đặt lại vấn đề nguồn gốc tiếng Việt. Ông cho rằng, phải xếp tiếng Việt vào cùng dòng họ với tiếng Thái, thuộc họ Hán - Tạng vì bởi mấy lẽ sau đây: 1. Tiếng Việt có thanh điệu, còn các tiếng Môn - Khmer không có thanh điệu. 2. Trong tiếng Việt, tuy có nhiều nguồn gốc Môn - Khmer (như các từ: trăng, mưa, gió, sông) nhưng cũng có nhiều từ gốc Thái (như các từ: đồng, rẫy, bụng, gà, vịt) 3. Cũng như tiếng Thái và tiếng Hán, tiếng Việt không có các phụ tố, còn các tiếng Môn - Khmer lại có nhiều phụ tố, nhất là tiền tố và trung tố. Nhưng ý kiến của H.Maspero làm cho mộy số người trước đây xếp tiếng Việt vào cùng họ với Môn - Khmer cảm thấy lúng túng. Nhưng chẳng bao lâu sau, nhiều người lên tiếng phản đối ý kiến của H.Maspero và khẳng định rõ thêm mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt với các ngôn ngữ họ Nam Á. Năm 1924, Prơziluxkij cho rằng, thanh điệu không phải là căn cứ để xác định nguồn gốc của các ngôn ngữ; bởi vì trong một ngôn ngữ, với những điều kiện lịch sử nhất định, thanh điệu có thể được giữ lại hoặc mất đi. Ba mươi năm sau, năm 1954 với công trình nổi tiếng "Nguồn gốc thanh điệu của tiếng Việt" A.G.Haudricourt chứng minh rằng, vào thời kỳ đầu công nguyên, tiếng Việt cũng không có thanh điệu như phần lớn các ngôn ngữ Nam Á, đến thế kỷ thứ VI mới xuất hiện 3 thanh điệu và đến thế kỷ thứ XII có đủ 6 thanh điệu như hiện nay. Luận điểm về dòng họ Nam Á của tiếng Việt còn được củng cố thêm trong bài "Vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt" của nhà nghiên cứu Xô Viết Andréev công bố năm 1958. Dưới đây là bảng so sánh tiếng Việt với một số ngôn ngữ họ Nam Á.

Nghĩa Các ngôn ngữ hai bốn tay mũi con đất nước Việt

Khơmú Xingmul Bahnar shing Khmer Môn Nicôba Santali khasi Palaung Oa Munda

hai hal bar bar pir par bai, bar à bar ar ap ra api bốn pốn puon puon buon pan foan pon p’un pol, pon upunia tay thay ti tay the ti tuj tai tai ti kti dai, dei tai tihi,tip mũi mui mu mol muh cremuh muh moah mu muh moh mu con con kon kon kon kon ko:n kon kon hon khư:n kọn kon kon đất tất pte kte teh teh diy ti kadaip déh otè nước dak om hot dak dak tuk dak dak dak u:m om, um rom dak Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, bên cạnh mối quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ Nam Á, tiếng Việt còn có mối quan hệ mật thiết với các ngôn ngữ Tày-Thái. Chẳng hạn :

Việt Tày Nùng Thái Tây Bắc Thái Lan Lào gà cây khay kai kai

gạo khâu khẩu khao khao vải fải fay vay fay

Chính mối quan hệ mật thiết giữa tiếng Việt cổ với các ngôn ngữ Tày-Thái mà tình hình nghiên cứu nguồn gốc tiếng Việt càng thêm phức tạp. Vì vậy, có người cho rằng, tiếng Việt sinh ra do sự hỗn hợp các ngôn ngữ Nam Á và Tày - Thái. Hiện nay, Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương căn cứ vào quá trình biến đổi hình thái học của từ cũng đi đến kết luận tương tự. Các tác giả viết:

1/ Ngôn ngữ tiếngViệt Mường đã xuất hiện ở vùng Lưu vực sông Hồng cách đây khoảng trước 4000 năm. Tại đây, ngôn ngữ này tiếp xúc lâu dài với ngôn ngữ nhóm Tày cổ để hình thành ngôn ngữ Việt-Mường chung. Quá trình tiếp xúc đó cũng là quá trình hình thành văn hóa Phùng Nguyên.

2/ Trong các công trình trước đây, nhiều người thừa nhận các yếu tố Nam Á và Tày Thái trong tiếng Việt, nhưng ta chỉ coi nguồn gốc tiếng Việt là ngôn ngữ Nam Á hay ngôn ngữ Tày-Thái. Chúng tôi cho rằng cả hai ngôn ngữ này đều phải được coi là những nguồn gốc xâu xa của tiếng Việt, mặc dù yếu tố Nam Á có trước yếu tố Tày-Thái.

3/ Có thể quan sát được quá trình hình thành các ngôn ngữ mới trong hai mối quan hệ tác động qua lại một cách biện chưng: quan hệ nguồn gốc và quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ. Do đó khái niệm về ngôn ngữ hòa hợp có thể chấp nhận được đối với các ngôn ngữ đơn lập kiểu Tiếng Việt, tiếng Chàm [17].

Cho đến nay, vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt chưa thể coi là ngã ngũ. Tất cả các đơn vị từ vựng tiếng Việt có quan hệ nguồn gốc hay quan hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ Nam Á hoặc Tày Thái và các dơn vị chưa xác định được nguồn gốc đều được coi là các đơn vị từ vựng thuần Việt.

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng việt từ và từ tiếng việt (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w