Các kiểu từ trái nghĩa:

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng việt từ và từ tiếng việt (Trang 34 - 35)

1. Phân loại dựa vào cơ cấu nghĩa của từ:

Có ba kiểu từ trái nghĩa nhữ sau:

Kiểu 1: Các từ trái nghĩa mang ý nghĩa đối lập hoặc loại trừ nhau (một trong hai từ có chứa thành tố phủ định “không”).

Ví dụ:

Ngày: khoảng thời gian có mặt trời chiếu sáng.

Đêm: khoảng thời gian không có mặt trời chiếu sáng.

Kiểu 2: Các từ trái nghĩa mang ý nghĩa đối lập mức độ (một trong hai từ của cặp trái nghĩa có chứa thành tố nghĩa “lớn hơn” hoặc “nhỏ hơn”).

Ví dụ: lớn – nhỏ, nhanh – chậm, cao – thấp,…

Kiểu 3: Phân loại căn cứ vào phương hướng và vị trí. Ví dụ: ra – vào, lên – xuống, trong – ngoài,...

2. Phân loại căn cứ vào tính chất thường xuyên hay lâm thời của các từtrái nghĩa: trái nghĩa:

Có thể chia ra thành hai kiểu:

- Từ trái nghĩa từ vựng: những từ trái nghĩa có tính chất thường xuyên, sẵn có trong vốn từ vựng.

- Từ trái nghĩa ngữ cảnh: những từ chỉ lâm thời được dùng làm từ trái nghĩa trong một hoàn cảnh giao tiếp nào đó.

3. Những tiêu chí ngôn ngữ học của từ trái nghĩa:

3.1. Khả năng kết hợp giống nhau của các vế:

Trong một cặp trái nghĩa, nếu vế này có thể kết hợp với những từ nào thì vế kia cũng có thể kết hợp với những từ ấy.

Ví dụ: tốt (bụng) – xấu (bụng), (người) đẹp – (người) xấu,…

Khi khả năng kết hợp của chúng khác nhau thì chúng không trái nghĩa.

Ví dụ: Mở đóng trong mở (mắt) , đóng (mắt) không trái nghĩa do không có khả năng cùng kết hợp với “mắt”.

3.2. Khả năng cùng xuất hiện trong một ngữ cảnh: Ví dụ:

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu… (Hạ Tri Chương) 2. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già...

(Xuân Diệu)

3.3. Tính quy luật của những liên hệ liên tưởng đối lập :

Các từ trái nghĩa thường đi thành từng cặp. Khi nhắc đến vế thứ nhất, người ta thường nhắc đến vế thứ hai.

Ví dụ : Nói đến tốt người ta thường nhớ đế xấu, nói đến cao người ta thường nghĩ đến thấp, nói đến mạnh người ta thường nghĩ đến yếu,…

B. TỪ ĐẢO NGHĨA :I. Định nghĩa : I. Định nghĩa :

Hai từ được gọi là đảo nghĩa với nhau khi cấu trúc ngữ trị của chúng như nhau nhưng nội dung ngữ nghĩa của một số ngữ trị hoán đổi cho nhau.

Ngữ trị là những thành tố quy định nghĩa từ vựng của từ. Muốn biết một từ có bao nhiêu ngữ trị, ta phải tiến hành phép phân tích cảnh huống của từ đó. Ví dụ : xét cảnh huống của hai động từ mua – bán. Mua và bán sẽ có 4 yếu tố sau đây tham dự :

- Người mua M (chủ thể). - Người bán B (đối thể)

- Vật trao đổi V (khách thể thứ nhất) - Tiền T (khách thể thứ hai).

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng việt từ và từ tiếng việt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w