II. Các từ ngữ gốc Hán
3.1 Hoàn cảnh tiếp xúc và du nhập:
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một thuộc địa của chúng. Từ đó trở đi, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của Pháp ngày càng nhiều, trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Địa vị của tiếng Pháp ở Việt Nam được đề
cao. Tỉ lệ các từ ngữ Việt mượn của tiếng Pháp đứng hàng thứ hai sau tiếng Hán. Chẳng hạn :
- Tên món ăn: bít tết, pho mát, xúc xích, kem, rượu vang, ốp la…. - Tên quần áo, vải vóc: ba đờ xuy, vét tông, sơ mi, may ô, cà vạt…. - Tên thuốc: ký ninh, at pi rin, cà phê in, vitamin…
- Thuật ngữ quân sự: moóc chê, canông, tăng…
Đồng thời, gián tiếp, thông qua tiếng Pháp, một số từ ngữ của tiếng Anh cũng được du nhập vào tiếng Việt.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga đã có ảnh hưởng lớn đến xã hội Việt Nam. Sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cho nên tỉ lệ các từ ngữ tiếng Việt vay mượn của tiếng Nga và một vài ngôn ngữ khác cũng tăng lên.
Nhìn chung, đối với hiện tượng vay mượn từ vựng của các ngôn ngữ Ấn Âu trong tiếng Việt cần chú ý :
a. Tiếng Việt chỉ mới tiếp xúc với các ngôn ngữ Ấn Âu trong thời gian gần đây, sau khi đã vay mượn một cách có hệ thống rất nhiều các từ ngữ Hán Việt, cho nên những từ ngữ tiếng Việt vốn mượn của các ngôn ngữ Ấn Âu chỉ có tính chất lẻ tẻ không thành hệ thống như các từ ngữ mượn của tiếng Hán.
b. Tiếng Việt và tiếng Hán trung đại cũng là những ngôn ngữ đơn lập, nên các từ ngữ mượn của tiếng Hán dễ dàng nhập hệ hơn là các từ ngữ vay của các tiếng Ấn Âu.
c. Ngoài hiện tượng mượn cả về hình thức lẫn ý nghĩa của từ ngữ của các ngôn ngữ Ấn Âu, trong tiếng Việt còn có cả những từ ngữ có tính chất sao
phỏng. Chẳng hạn: chắn bùn, chắn xích, chiến tranh lạnh, giết thời gian… là sao phỏng từ gard boue, garde chaine, geurre froide, tuer le temps….của tiếng Pháp.