Qua 10 năm từ sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có bước trưởng thành rõ nét về nhận thức và hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chuyển dịch CCKT và lãnh đạo phát triển CN, TTCN. Đảng bộ đã nghiêm túc đánh giá, rút ra kết quả bước đầu và những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình ấy. Trong 10 năm (1996 - 2006), tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đã có bước phát triển quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) không ngừng tăng: giai đoạn 1996 - 2000 trung bình đạt 7,06%/năm, những năm 2001-2005 đạt trung bình là 8,9%/năm; riêng năm 2006 đạt 9,52%, năm 2007 đạt 10,5%…
Kinh tế đạt ở mức tăng trên chủ yếu do dịch chuyển cơ cấu đúng hướng, dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng việc làm ở cả 3 khu vực.
Chuyển dịch CCKT theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, và chuyển dịch khá nhanh so với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.
Bảng 3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng nhanh so với cả nước
Tỉnh Cơ cấu GDP (%)
1995 2000 2005 2006
Hà Tĩnh 100 100 100 100
- nông, lâm, ngư nghiệp 60,5 51,3 43,2 43,47 - công nghiệp - xây dựng 10,9 13,5 22,4 22,76
- dịch vụ 28,6 32,5 34,4 33,77
Toàn vùng Bắc Trung Bộ 100 100 100 100
- nông, lâm, ngư nghiệp 37,0 36,8 33,1 32,5
- công nghiệp - xây dựng 17,9 22,4 26,5 31,0
- dịch vụ 45,1 40,7 40,4 37,5
Cả nước 100 100 100 100
- nông, lâm, ngư nghiệp 27,2 24,5 20,9 20,36 - công nghiệp - xây dựng 28,8 36,7 41,0 41,56
- dịch vụ 44,1 38,7 38,1 38,08
Nguồn: [45, tr.18]
Trong những năm qua, nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, GDP nông nghiệp là 2.548 tỉ đồng (giá hiện hành), chiếm 42,5% tổng GDP cả tỉnh (cao hơn so với trung bình vùng Bắc Trung Bộ là 2,27 lần). Năm 2006, GDP nông nghiệp đạt 2.793,4 tỉ đồng.
Nhìn chung về công nghiệp, công nghiệp khai thác tăng trưởng nhanh, công nghiệp chế biến tăng không ổn định, chưa có sản phẩm hàng hoá lớn.
Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, nhưng xuất phát điểm (qui mô và trình độ phát triển) của công nghiệp Hà Tĩnh còn tương đối thấp. Năm 2005 giá trị gia tăng của CN, TTCN trên địa bàn đạt 887,0 tỷ đồng (giá thực tế), thấp so với các tỉnh lân cận. Do hạn chế về qui mô nên mặc dù
tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhưng đóng góp của ngành vào phát triển kinh tế chung và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh vẫn còn khiêm tốn. Năm 2005, giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 22,54% GDP toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho 32.483 người (làm việc trong 13.383 cơ sở sản xuất công nghiệp), chiếm 5,16% lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế toàn tỉnh.
Tăng trưởng CN, TTCN tương đối cao (trên 14%) trong thời kỳ 1996 - 2006 nhưng không ổn định. Điều đó thể hiện giai đoạn 1991 -1995 đạt cao 17,23%/năm, giai đoạn 1996 - 2000 chỉ còn 14,35%/năm; đến giai đoạn 2001 - 2006 đã hồi phục trở lại và tăng trên 25%/năm, do môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thuận lợi, một số xí nghiệp được cổ phần hoá, sản xuất phát triển và có một số cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động.
Bảng 3.1.2. Cơ cấu công nghiệp giai đoạn 1996 - 2006 theo phân ngành
Đơn vị tính: %
1995 2000 2005 2007
1. Tổng GDP toàn tỉnh 100 100 100 100
Trong đó: Công nghiệp xây dựng 10,2 13,5 22,5 23,4
Riêng ngành Công nghiệp 6,6 68,9 15,3 16,5
2. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp 100 100 100 100
Công nghiệp khai thác 22,9 32,7 32,8 18,0
Công nghiệp chế biến 70,7 57,2 58,8 77,0
Công nghiệp điện nước 6,3 10,1 8,5 5,0
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Hà Tĩnh
Thời kì 1996 - 2006 cơ cấu công nghiệp - xây dựng trong Tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Năm 1991, chỉ chiếm 9,0% tổng GDP toàn tỉnh, năm 1996 đạt 10,3%, năm 2000 đạt 13,5%, năm 2005 tăng lên 22,5% và đến năm 2006 đạt 23,4%.
Trong các phân ngành công nghiệp, công nghiệp điện có xu hướng tăng, phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống. Công nghiệp khai thác phát triển tương đối ổn định và thường chiếm 1/3 giá trị gia tăng công nghiệp, hướng vào khai thác quặng titan, khai thác vàng. Công nghiệp chế biến chủ yếu là chế biến dăm gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ sản…
Những năm qua, tuy có giao động, nhưng công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN, TTCN trên địa bàn và có khả năng thu hút nhiều lao động hơn so với các phân ngành khác (trong những năm gần đây, nhờ công nghiệp chế biến thu hút nhiều lao động, cứ tăng 1% GDP công nghiệp, cần tăng 0,69% lao động), đóng góp của ngành vào giải quyết việc làm ngày càng tăng.
Mặc dù xu thế tăng của công nghiệp chế biến trong tỷ trọng GDP chưa thật tích cực, nhưng CN, TTCN của tỉnh phát triển đúng hướng, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên và lao động.
Bảng 3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị
Giá trị sản xuất Lao động
1995 2000 2005 1995 2000 2005
Tổng số % 100 100 100 100 100 100
1.công nghiệp khai thác % 11,1 26,1 23,1 38,1 32,1 33,8 2. công nghiệp chế biến % 88,3 65,8 71,2 60,5 65,7 62,7 3. CN SX pp điện, nước % 0,6 8,1 5,7 1,4 2,2 3,6
Nguồn: [45, tr.28]
Năm 2006, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt 1.813,3 tỉ đồng, trong đó sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 34,5%, sản xuất gỗ và
lâm sản chiếm 22,2%, sản xuất phi kim loại chiếm 8,7%, sản xuất sản phẩm từ kim loại chiếm 6,9%.
Công nghiệp trong nước chiếm tỉ trọng lớn, trên 90% trong đó công nghiệp quốc doanh chiếm 43,7%; trên địa bàn tỉnh chưa có các doanh nghiệp Trung ương với quy mô lớn như các tỉnh khác. Vì vậy, đóng góp của công nghiệp vào thu ngân sách trên địa bàn còn rất nhỏ. Năm 2005, tổng thu của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đạt 173,25 tỉ đồng, bằng 6,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn.
Bảng 3.1.4. Thành phần kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng, giá hiện hành.
1995 2000 2005 2006
Tổng giá trị sản xuất CN, TTCN 340,2 676,0 1674,7 1929,6 I. Khu vực kinh tế trong nước 314,9 664,2 1.277,8 1,762,4
Tỷ lệ so tổng GTSX- TTCN 92,5 98,3 76,6 94,3
Trong đó
1. Công nghiệp nhà nước 115,7 397,6 662,27 643,1
- % so CN trong nước 36,7 59,9 43,7 36,5
2. Công nghiệp ngoài nhà nước 199,2 266,6 853,309 1119,4
- % so CN trong nước 63,3 40,1 56,3 65,5
II.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,4
Tỷ lệ so tổng GTSX CN, TTCN 7,5 1,7 9,5 8,9
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Hà Tĩnh
Phân bố CN, TTCN khá hợp lí, đảm bảo chi phí quy đổi thấp, trên cơ sử khai thác lợi thế về tài nguyên, gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ và ở những nơi có kết cấu hạ tầng phát triển.
Dự án Mỏ Sắt Thạch Khê đang tập trung triển khai giải phóng mặt bằng và xúc tiến phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; đang tiến hành khai thác thử nghiệm trên diện tích 195ha và xây dựng các tuyến đường quốc lộ 1A - Mỏ Sắt Thạch Khê, đường ven biển đoạn Mỏ Sắt Thạch Khê - Vũng Áng.
Dự án Khu liên hợp luyện kim Vũng Áng với hai giai đoạn, giai đoạn I đã được khởi công với công suất 7 - 10 triệu tấn/năm, vốn đầu tư gần 7,9 tỉ USD (tính cả dự án Sơn Dương), dự kiến đến năm 2020 có 500.000 tấn sản phẩm và sẽ tăng nhanh trong những năm sau; giai đoạn II công suất dự kiến 15 - 20 triệu tấn/năm.
Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng với 4 nhà máy, tống công suất 4.800 MW, trong đó Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I công suất 2.600 MW, đã khởi công xây dựng cuối tháng 12/2006 và đã được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến khoảng năm 2010 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Tính đến 22 - 6 - 2008, Hà Tĩnh đã thu hút được 11 dự án FDI, với số vốn đăng kí đạt 7.920,8 triệu USD, chiếm 8,3% số dự án, 48,2% số vốn đăng kí toàn vùng Bắc Trung Bộ; 2,05% số dự án, 33,8% số vốn đăng kí so vùng ven biển miền Trung (Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung). Như vậy, sau một thời gian dài thu hút FDI khá chậm, với dự án khu liên hợp thép và xây dựng cảng Sơn Dương tổng vốn đầu tư 7.879 triệu USD, Hà Tĩnh đã vươn lên vị trí thứ nhất không chỉ trong vùng Bắc Trung Bộ mà cả thứ nhất trong toàn vùng ven biển miền Trung về thu hút FDI. Không những thế, vốn FDI thực hiện cũng tăng nhanh, dẫn đầu 14 tỉnh này cả về số tuyệt đối và tỉ trọng, với 1.274 triệu USD, chiếm 56% vốn thực hiện vùng Bắc Trung Bộ, 40,4% vốn thực hiện vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Tỉ lệ vốn thực hiện đạt 16% (tỉ lệ thực hịên trung bình vùng ven biển miền Trung đạt 13% và tỉ lệ này của vùng Bắc Trung Bộ đạt 14%).
Tóm lại, bước phát triển nhanh chóng của CN, TTCN Hà Tĩnh đến năm 2006 đã tạo đà cho sự chuyển dịch mạnh mẽ của CCKT tỉnh, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nói chung của tỉnh cùng với các lĩnh vực văn hoá xã hội khác. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Số hộ giàu từ 10% năm 1996 tăng lên 20% năm 2003, cơ bản xoá hộ đói, giảm hộ nghèo từ 28,8% (năm 2000) xuống còn 10,5% năm 2005. Thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước đã được Đảng bộ, chính quyền các cấp của tỉnh quan tâm chăm sóc tốt hơn. Tỉnh đã xây dựng và nâng cấp trên 500 nhà tình nghĩa, mua thẻ bảo hiểm y tế cho nhiều đối tượng nghèo.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có hệ thống giáo dục phổ thông phát triển. Hệ thống giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập trong tỉnh, là tỉnh sớm đạt chuẩn quốc gia so với cả nước về phổ cập giáo dục (trung học cơ sở năm 2002). Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Trong giai đoạn 2001 - 2006, mỗi năm giải quyết được việc làm cho trên 25 nghìn lao động. Công tác bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân dược quan tâm, công tác dân số có chuyển biến tích cực; khoa học công nghệ phát triển hướng vào phục vụ sản xuất; đời sống văn hoá được quan tâm và có nhiều tiến bộ…
Tình hình chính trị Hà Tĩnh ổn định, an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác xây dựng Đảng và cải cách hành chính, xây dựng chính quyền trong tỉnh đạt nhiều kết quả thiết thực và tốt đẹp.
Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng bộ tỉnh được coi trọng. Mối quan hệ giữa Đảng, cán bộ chính quyền và nhân dân gắn bó hơn. Nghị quyết của Tỉnh uỷ sát với thực tiễn và ý nguyện của nhân dân đã nhanh chóng đi vào cuộc sống; niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố và tăng cường…
Nguyên nhân của những thành tựu đó là do tổng hợp nhiều nhân tố nhưng nhân tố chủ quan là quyết định hơn. Trước hết xuất phát từ đường lối đổi mới và các nghị quyết của Đảng, nhất là các nghị quyết về thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế CN, TTCN. Với vị trí địa lí thuận lợi, được sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí của Trung ương, Hà Tĩnh có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực CN, TTCN nói riêng.
Mặt khác, với tinh thần mạnh dạn sáng tạo, dám nghĩ dám làm, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình của tỉnh, Đảng bộ Hà Tĩnh đã sớm nhận thức đầy đủ đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt nhận thức đúng được chỉ có chuyển dịch mạnh CCKT theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế công nghiệp thì mới phá được thế độc canh của nền sản xuất nông nghiệp, mới phát huy được lợi thế của tỉnh, phát triển mạnh công nghiệp, nhanh chóng thành một tỉnh giàu mạnh. Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết, thống nhất cao trong xây dựng và phát triển kinh tế, xác định đúng bước đi, điểm đột phá, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của tỉnh, dựa vào nội lực, phát huy vai trò các thành phần kinh tế, đồng thời có chủ trương thông thoáng thu hút đầu tư phát triển mạnh công nghiệp, tập trung khai thác tối đa có hiệu quả các nguồn vốn, phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và sức mạnh toàn dân trong lao động quyết tâm hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra.