Quá trình Đảng bộ Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện phát triển công

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển tiểu thủ công nghiệp 1996 2006 (Trang 75 - 81)

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Với tinh thần quán triệt sâu sắc và phấn đấu thực hiện thắng lợi những chủ trương đã được Đảng bộ tỉnh đặt ra trong các kỳ đại hội và nghị quyết hội nghị, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy những thế mạnh và tiềm lực của mình trong xây dựng và phát triển CN, TTCN trong tỉnh.

Dựa trên cơ sở bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 1996 - 2010”, năm 2002, thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23 - 9 - 1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1995 đã được rà soát, bổ sung phù hợp với tình hình mới. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành

Quyết định số 47/2002/QĐ-UB “Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” giai đoạn 2001 - 2010 với những nội dung chủ

may; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp điện; công nghiệp sản xuất và phân phối nước sạch; tiểu thủ công nghiệp dân doanh làng nghề và quy hoạch khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tới năm 2010.

Sự định hướng đúng đắn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quy hoạch nêu trên là căn cứ để Sở Công nghiệp và UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, tạo cơ sở vững chắc cho CN, TTCN tiến lên một bước phát triển mới giai đoạn 2001 - 2010.

Ngày 31 - 10 - 2001 Ban Thường vụ tỉnh uỷ Hà Tĩnh ra Nghị quyết số 09 - NQ/TU “Về việc tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư giai đoạn 2001 - 2005”. Nghị quyết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hợp tác đầu tư từ 1996 đến tháng 10 - 2001 là đã nắm bắt thời cơ, phát huy lợi thế và có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, tạo môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỉnh ngoài vào đầu tư đã góp phần tích cực vào chuyển dịch CCKT của tỉnh theo hướng tăng nhanh giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình CNH, HĐH, đồng thời thu hút phần lớn nguồn nhân lực tại chỗ tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Chủ trương của Thường vụ Tỉnh uỷ là ra sức khai thác nội lực, tích cực tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển, có cơ chế chính sách thuận lợi, nắm bắt cơ hội thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tỉnh ngoài đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư và thúc đẩy nhanh hơn công nghiệp hoá nông thôn; ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn và phát triển kinh tế - xã hội…

Thường vụ Tỉnh uỷ nêu các giải pháp đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong thời gian tới là tỉnh phải đẩy nhanh tiến độ hình thành các khu công nghiệp

tập trung và ban quản lý các khu công nghiệp. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển công nghiệp và hợp tác đầu tư để nhân dân thấy rõ lợi ích của cá nhân, của địa phương, của tỉnh sẵn sàng chuyển đất sang làm công nghiệp.

- Xây dựng đơn giá đền bù thống nhất, cải tiến thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, công khai thủ tục và công khai đơn giá đền bù.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

- Chính sách khuyến khích nhân dân và các địa phương chuyển đất sang làm công nghiệp. Có chính sách hỗ trợ chuyển việc làm cho người lao động khi không vào được các nhà máy, hỗ trợ địa phương về đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng và phát triển sản xuất.

- Chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư: cho phép các dự án đầu tư được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư ở mức tối đa theo các quy định của Chính phủ. Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư đơn giản, nhanh chóng.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Kịp thời xử lý các tác động tiêu cực đến môi trường do việc phát triển công nghiệp.

Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quán triệt và có kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện Nghị quyết đạt kết quả, tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hợp tác đầu tư giai đoạn 2001 - 2005.

Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nhiệm vụ hợp tác đầu tư, căn cứ vào các văn bản pháp lý của Nhà nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã

nhận quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh

Hà Tĩnh” và Quyết định số 13/2003/QĐ-UB “Về việc ban hành quy định ưu

đãi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Hai quyết

định trên chỉ rõ những nội dung cụ thể, chi tiết hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh được hưởng các ưu đãi đầu tư ở mức tối đa theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Các chủ trương của Đảng bộ tỉnh và các Quyết định của UBND tỉnh về đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư trực tiếp giai đoạn 2001 - 2005 tiếp tục khẳng định đầu tư trực tiếp vào Hà Tĩnh là nguồn vốn quan trọng để chuyển dịch CCKT mạnh mẽ hơn, phát triển lĩnh vực CN, TTCN. Điều đó đã góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu ngân sách, tạo điều kiện để chủ động hội nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất CN, TTCN nói riêng.

Với những chủ trương mới của Đảng bộ Hà Tĩnh trong Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và sự thay đổi trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh, sau một thời gian thực hiện Nghị quyết, kèm theo sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế, việc Đảng bộ Hà Tĩnh xác định một số quan điểm, phương hướng phát triển và một số vấn đề nêu ra ở hai bản Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (1996, 2002) không còn hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại và triển vọng sắp tới. Đặc biệt, tiềm năng phát triển công nghiệp của tỉnh được Đảng bộ đánh giá lại, khơi dậy những cơ hội phát triển mới. Do vậy, ngày 13 - 5 - 2005 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định số 902 QĐ/UB-XD “Về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020”.

Bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020” đã đánh giá một cách cụ thể hơn về những tiềm năng và cơ hội phát

triển CN, TTCN của tỉnh trong giai đoạn mới. Từ đó, một số quan điểm phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đã được hình thành như “Khai thác tối đa vị thế địa - kinh tế của tỉnh để sớm thoát khỏi tỉnh trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách về GDP/người so với cả nước, trên cơ sở khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, nhất là thời cơ khai thác mỏ Sắt Thạch Khê, hình thành Khu luyện kim, Cảng quốc tế Vũng Áng - Sơn Dương và Trung tâm kinh tế của vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, đảm bảo không ngừng tăng năng suất lao động. Lấy công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế hàng hoá, lấy khai khoáng, cán thép, luyện kim làm hàng hoá chủ lực và lâu dài. Dần dần hình thành một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn và nông nghiệp có chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín trên thị trường …” [45, tr.47].

Mục tiêu chung của thời kỳ 2006 - 2020 được xác định là: “Tăng trưởng cao và ổn định, GDP bình quân đầu người dần đuổi kịp và vượt trung bình cả nước. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miền Trung. Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng khoảng 85% mức trung bình cả nước.

Như vậy, trên cơ sở vận dụng chủ trương chung của Đảng về sự nghiệp CNH, HĐH và những chuyển biến tích cực trong kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ Hà Tĩnh đã mạnh dạn đưa những chủ trương lãnh đạo phát triển CN, TTCN lên một bước mới, tạo sự đột phá trong quá trình tư duy lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Từ chỗ xác định coi sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện chuyển dịch CCKT với những bước nhỏ và thận trọng, đến cuối giai đoạn 2001 - 2006, phát triển CN, TTCN đã trở thành nhiệm vụ, mục

phát huy và khai thác những tiềm năng của tỉnh để sớm trở thành một tỉnh công nghiệp và là một trung tâm công nghiệp của miền Trung.

Tóm lại, trong những năm 2001 - 2006, cùng với việc đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, phương hướng, biện pháp cụ thể để vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương nhằm phát huy được lợi thế của tỉnh, khắc phục được tình trạng sản xuất thuần nông, manh mún, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, phát triển sản xuất CN, TTCN lên một bước mới, nhằm đưa nền kinh tế của Hà Tĩnh hội nhập với kinh tế của cả nước, khu vực và thế giới.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM MƯỜI NĂM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH (1996 - 2006)

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển tiểu thủ công nghiệp 1996 2006 (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)