Thực trạng quản lí chất lượng dạy học ở trườngTHPT huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nàng cao hiệu quả quản lí chất lượng dạy học ở trường trung học pho thông huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)

22 1 Quy mô tnvờng/lớp và sổ học sinh

2.3.Thực trạng quản lí chất lượng dạy học ở trườngTHPT huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1. Quản lí nàng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT

Ngay từ đầu các năm học, BGH các trường đã tố chức cho cán bộ giáo viên học tập nghiêm túc các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ các năm học của ngành. BGH các trường đã tập trung xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong đội ngũ, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm túc nền nếp kỷ cương giáo

dục.

BGH các trường THPT đã thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lí đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đã tổ chức cho 100% cán bộ giáo viên tập huấn về chuẩn kiến thức, kỷ năng, tập huấn về đối mới phương pháp dạy học, đổi mới kiếm tra đánh giá do Sở Giáo dục tổ chức. Phong trào thao giảng đông đảo đoàn viên hưởng ứng và đem lại kết quả tốt, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp trường bình quân hàng năm khoảng 25%. Giáo viên giỏi cấp tỉnh và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trong ba năm gần đây là 30 đồng chí ( Trường THPT Hương Sơn 10 đ/c, Trường THPT Lê Hữu Trác 1 là 7 đ/c, Trường THPT Lê Hữu Trác 2 là 6 đ/c, Trường THPT Cao Thắng là 7 đ/c ). Phong trào làm đồ dùng dạy học được quan tâm đúng mức ở các tổ bộ môn, nhiều đồ dùng dạy học tự làm có giá trị sử dụng cao đã được sử dụng vào công tác giảng dạy, góp phần tích cực giải quyết việc dạy chay.

Lãnh đạo các trường luôn chú trọng công tác nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Số giáo viên tham gia các lớp BDTX của Sở đạt 100%. Tạo mọi điều kiện đê giáo viên học tập nâng cao trình độ. Nhìn chung chất lượng giảng dạy cúa đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên, đa số cán bộ giáo viên đã nhận thức đúng về đường lối đối mới của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo, có tinh thần khắc phục khó khăn, có ý thức tự học tự bồi dưỡng, từng bước thích ứng được với người học và xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

Một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Muốn có trò giỏi, trước tiên phải có thầy giỏi. Bởi vậy, hiệu trưởng phải luôn luôn coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và phải coi đó là công tác thường xuyên của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.

Một trong những giải pháp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Tuy thế, nhưng nhiều trường THPT vẫn không thực hiện thường xuyên giải pháp này và nếu có thì chất lượng sinh hoạt tổ vẫn không cao, bởi vì nhìn chung các giáo viên còn nể nang trong việc góp ý bài giảng. Hiện nay, công tác bồi

dưỡng của GV chủ yếu thông qua sổ ghi chép và tự học. Việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện công tác bồi dưỡng, phần lớn các trường không tiến hành thường xuyên, hoạt động này đang dừng lại ở mức hình thức mà chưa đi sâu vào bản chất.

2 3.2. Quản lí chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Trong nhà trường có các tổ chuyên môn với nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, văn phòng với nhiệm vụ hành chính quản trị, đòi sống phục vụ dạy học. Tất cả các tổ này đều phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình đã được xác định rõ trong kế hoạch năm học. Kế hoạch của các tổ là sự định mức, lượng hóa cụ thể nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được hệ thống biện pháp có hiệu lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó. Trong kế hoạch tổ, ở đây chỉ giới thiệu kế hoạch tổ chuyên môn vì tính chất trọng tâm của nó.

Nội dung của kế hoạch tố chuyên môn thường gồm những vấn đề sau:

- Đặc diêm tình hình của tổ: Mô tả thống kê số lượng, chất lượng về tình hình học tập của học sinh ở các bộ môn do tổ quản lý; tình hình giảng dạy của giáo viên trong tổ; điều kiện vật chất đẻ giảng dạy các bộ môn. Môi trường xã hội, tình hình công tác quản lý của tổ. ở đây phải nêu bật những đặc

điểm của riêng tổ mình, những thuận lợi, khó khăn riêng của tổ.

Việc nắm chắc đặc điểm, tình hình giúp cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ; vận dụng các phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn do tổ phụ trách.

Mục tiêu: Căn cứ vào nhiệm vụ chung của hoạt động dạy và học các bộ môn trong kế hoạch năm học và đặc điểm của tình hình tổ, nêu ra các vấn đề phải giải quyết, mức độ phải đạt được của từng vấn đề đó để nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn.

Nhiệm vụ: Căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động dạy và học các bộ môn trong kế hoạch năm học của nhà trường và các nhiệm vụ được giao của tổ mà cụ thể hóa phân công giảng dạy.

- Quản lý việc dạy các môn theo đúng nội dung chương trình khung của

Bộ, chú ý những vấn đề sửa đổi, đặc biệt là nội dung thí nghiệm thực hành, nội dung giãm tải.

- Quản lý nề nếp soạn bài, chấm, chữa bài, lên lớp, các hoạt động chuyên môn của giáo viên.

- Nắm tình hình hướng dẫn học sinh học tập: bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp đỡ học sinh yếu kém.

Chương trình và phương pháp bồi dưỡng giáo viên trong tổ về tư tưởng

chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

- Nghiên cứu khoa học: đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, bồi dưỡng giáo viên.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học các bộ môn. - Cùng công đoàn chăm lo đời sống tinh thần vật chất của giáo viên

Một phần của tài liệu Một so giải pháp nàng cao hiệu quả quản lí chất lượng dạy học ở trường trung học pho thông huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)