Huyện Hương Sơn vốn là một vùng đất hiếu học của tỉnh Hà Tĩnh. Từ xưa đã xuất hiện nhiều khoa bảng, nhiều bậc danh sĩ nổi tiếng làm rạng rỡ cho lịch sử quê hương và đất nước. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay giáo dục đào tạo của huyện không ngừng phát triển, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, và góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
+ Mạng lưới qui mô trường lớp hiện nay trên địa bàn huyện Hương Sơn được phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lóp nhân dân: Từ
bậc học mầm non đến đại học; từ các trường công lập đến dân lập, tư thục; từ hệ thống giáo dục chính qui đến hệ thống giáo dục không chính quy để mọi người dân trong huyện được học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi.
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn; có phâm chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ về cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu xã hội.
+ Năm 2005 huyện Hương Sơn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về xoá mù chữ và đúng độ tuổi của phổ cập giáo dục tiếu học. Năm 2009 được công nhận hoàn thành phố cập giáo dục THCS.
Chất lượng giáo dục huyện Hương Sơn trong những năm qua được đánh giá là đơn vị đứng vào tốp đầu của tỉnh, đó là: tỉ lệ tốt nghiệp THPT trên 98%, tỉ lệ vào đại học, cao đắng, học sinh giỏi đạt giải Tỉnh, liên tục duy trì và luôn đứng ở vị trí thứ 5 đến thứ 10 trong toàn tỉnh.
I về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và huyện, đặc biệt khi có sự hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ, thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 về kiên cố hóa trường, lóp xây nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008- 2012 nhiều trường học được xây dựng mới, nhiều phòng học mới ra đời. Chỉ tính giai đoạn 2010-2012 có 7 trường được xây dựng với 70 phòng học mới chiếm tổng kinh phí 40 tỷ đồng và 6 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học. Bộ mặt các nhà trường thay đối, không còn phòng học cấp bốn . Tăng cường về cơ sở vật chất đã trở thành động lực thúc đấy nề nếp hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đánh giá về lĩnh vực giáo dục trong “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XIX nhiệm kỳ 2005-2010 trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đó khăng định:
“Huyện Hương Sơn luôn đứng vào tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục và qui mô trường lớp: đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ rệt, hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đăng hàng năm đạt trên 40%; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng
cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố, đến nay đã có 9 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 17,7% “
Năm học 2012-2013, trên địa bàn huyện Hương Sơn có: - Mầm non: 32 trường
- Tiêu học: 35 trường. - Trung học cơ sở: 21 trường
- Trung học phố thông: 5 trường ( 4 trường công lập, 1 trường dân lập) - Trung tâm dạy nghề hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên:
1 trường
* Cơ cẩu, trình độ, so lượng giáo viên và cán bộ quản lỷ
* Giáo viên
Đội ngũ giáo viên trong những năm qua cơ bản đú về số lượng, số giáo viên đạt chuân về trình độ đào tạo ngày càng cao. Trong đó số giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 96,7 %, được phân bổ đều ở khắp các trường. Việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn nhìn chung được đội ngũ giáo viên thực hiện tốt. Các chuyên đề đổi mới dạy học đã được triển khai đến tận từng giáo viên, sinh hoạt chuyên đề đã trở thành nội dung chính trong các hoạt động của tổ, khối chuyên môn.
Cuộc vận động Kỷ cương, tỉnh thương, trách nhiệm đã thực sự đi vào chiều sâu trong mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên, ý thức tự học, tự nghiên cứu tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ giáo viên quan tâm. nhiều sáng kiến kinh nghiêm của cán bộ giáo viên được áp dụng rộng rãi trong huyện có hiệu quả cao. Hằng năm có nhiều chiến sỹ thi đua và giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Tuy vậy, xét về thực chất đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập ở một số phương diện. Một bộ phận giáo viên kiến thức chưa vững vàng, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, tình trạng dạy chay vẫn còn, chưa quan tâm đến
sử dụng các thiết bị dạy học, một số giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, hiệu quả giáo dục đạt thấp. Đặc biệt còn bất cập về số giáo viên các môn học đặc thù cũng như thiếu cán bộ thư viện, thiết bị trường học. Mặt khác vẫn còn hiện tượng nhận giáo viên do sức ép của cấp trên nên chất lượng giáo viên không đảm bảo. Điều này rất cần các nhà lãnh đạo có kế hoạch điều chỉnh kịp thời phù hợp để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn tới.
* Cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tình vững vàng về lập trường tư tưởng, chính trị, có phẩm chất đạo đức, có
trình độ chuyên môn nghiệp VỊ1 giỏi và nhiều người có kinh nghiệm quản lý tốt.
Họ là những người luôn đi đầu trong những hoạt động giáo dục, các phong trào
thi đua. Đây là những nhà quản lý giáo dục, trực tiếp chỉ đạo các nhà trường học tập thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục - Đào tạo là dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT huyện Hương Sơn đú về số lượng. Trong những năm qua, chủ trương của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh khi bổ nhiệm cán bộ quản lý cho các trường yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn: Có năng lực chuyên môn khá giỏi, có năng lực quản lý tốt và có tín nhiệm cao trong đồng nghiệp. Do đó, có thể đánh giá trong những năm vừa qua, số cán bộ quản
lý được đề bạt có chất lượng cao, họ thực sự là những cán bộ năng động, sáng tạo, phù hợp với sự nghiệp đổi mới Giáo dục - Đào tạo của đất nước.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT huyện Hương Sơn vẫn còn những cán bộ quản lý trì trệ, bảo thủ, thiếu nhiệt huyết, tự học tự sáng tạo đế đáp ứng yêu cầu còn chậm. Bài học rút ra từ công tác quản lý giáo
p lớp HS lớp lớ HS2010-2011 10 5462 37 0187 36 1831 35 1761