Dự án trồng rừng tại các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng sơn( KFW3) – Giai đoạn II từ 2005 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.DOC (Trang 29 - 33)

sơn( KFW3) – Giai đoạn II từ 2005- 2010.

a. Thông tin chung

Dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh” KfW3 với:

Cơ quan thực hiện dự án:Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp và UBND các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn.

b. Mục tiêu của dự án

- Mục tiêu dài hạn

 Góp phần tăng cường công tác phục hồi rừng và bảo vệ đất.  Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư miền núi.

- Mục tiêu trung hạn

 Thiết lập khoảng 13.500 ha rừng trên vùng đất trống đồi núi trọc bị đe doạ về sinh thái ở những thôn đã được lựa chọn thuộc 29 xã tại 7 huyện của 3 tỉnh và quản lý bền vững rừng trồng.

 Thu hút khoảng 10.000 hộ gia đình, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia trồng và kinh doanh rừng.

c. Tổng vốn đầu tư cho dự án

Tổng kinh phí dự án: 6.186.632 EUR (Tương đương 83.490.100.000 VND)

- Đóng góp phía Đức: 5.112.919 EUR (Tương đương 69 tỷ VND)

- Đóng góp phía Việt Nam theo cam kết: 1.073.713EUR (Tương đương 14.490.000.000 VND).

d. Kết quả thực hiện các hạng mục công trình

Ngoài việc hỗ trợ các hộ nông dân trồng và khoanh nuôi tái sinh để tăng độ che phủ trong khu vực, đầu tư ban đầu quỹ quản lý rừng thôn bản (50.000 VND/ha/năm). Dự án còn hỗ trợ đồng bào xây dựng mô hình phát triển kinh tế khác như: cải tạo vườn tạp, trồng cây lâm sản ngoài gỗ, xây dựng vườn ươm cây giống….nhằm tăng thu nhập và giảm nạn phá rừng.

Thông qua công tác truyền thông về môi trường của thanh niên tình nguyện trường Đại học khoa học và Tự nhiên, hoạt động kết nghĩa của đoàn thanh niên Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp với đoàn thanh niên xã Tiên Lãng. Nhiều công trình đã được xây dựng như: Dọn vệ sinh và trồng cỏ trong nghĩa trang Liệt sỹ huyện

Tiên Yên; xây dựng tủ sách của Đoàn xã Tiên Lãng; quyên góp tiền (7.000.000đ) để xây dựng nhà trẻ tại thôn Cái Mắt. Đặc biệt là công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và môi trường đã làm cho các hoạt động tại đây thên phong phú góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân địa phương.

Ngoài việc triển khai xây dựng 02 mô hình quản lý rừng cộng đồng, dự án còn tiến hành các hoạt động:

- Trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng: 537,5 ha; với 245 hộ tham gia. - Quản lý rừng cộng đồng: 611 ha.

- Thiết lập 3400 ô định vị để thao doĩ diễn biến tài nguyên rừng các dự án KfW1, KfW3, KfW3 pha II ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn.

- Tổ chức sản xuất 04 bộ phim: Trong đó 1 bộ phim giới thiệu về dự án, 03 bộ phim giáo trình về Tỉa thưa rừng trồng; Quản lý rừng cộng đồng và Phòng chống cháy rừng phục vụ công tác tuyên truyền và tập huấn kỹ thuật cho người dân.

- Điều tra đánh giá số, chất lượng toàn bộ rừng trồng dự án KfW3 để xem xét một cách chính xác kết quả rừng trồng dự án nhằm rút kinh nghiệm cho các dự án khác.

- Chuyển hoạ kết quả rừng trồng dự án nên bản đồ số hoá để phục vụ công tác bàn giao cũng như quản lý bảo vệ rừng sau này.

e. Kết quả giải ngân vốn

 Nguồn vốn chưa sử dụng của dự án KfW3 (chuyển giai đoạn hậu Dự án): 8,940 tỷ đồng

Trong đó:

+ Vốn ngân sách nhà nước: 0,106 tỷ đồng + Vốn viện trợ không hoàn lại: 8,834 tỷ đồng

 Chi phí đầu tư thực hiện dự án: Nguồn vốn đã chi thực hiện dự án: 5,569 tỷ đồng Trong đó:

+ Chi quản lý dự án: 0,150 tỷ đồng + Chi thực hiện dự án: 5,419 tỷ đồng

 Nguồn vốn chưa sử dụng (chuyển năm 2008): 3,371 tỷ đồng Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vốn ngân sách nhà nước: tỷ đồng

+ Vốn viện trợ không hoàn lại: 3,371 tỷ đồng

f. Đánh giá quá trình thực hiện dự án

+ Những kết quả và thành tựu đạt được

Hai mô hình đã thu được kết quả rất tốt. Đã thành lập được Ban quản lý rừng cộng đồng thôn bản, Ban quản lý hoạt động hiệu quả, đã vận động được người dân trong cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng vì vậy toàn bộ diện tích rừng được quản lý bảo vệ tốt, nạn khai thác bừa bãi được xoá bỏ, sức ép vào rừng đã giảm hẳn. Kết quả thực hiện mô hình đã được Ban QLDA Trung ương tổ chức hội thảo, góp ý xây dựng. Các đại biểu tham dự đều đánh giá cáo kết quả đã đạt được đồng thời đề nghị dự án cho phép áp dụng mô hình này ra các điều kiện tương tự trong vùng dự án.

Có thể khẳng định chắc chăn rằng mô hình quản lý rừng cộng đồng là rất hiệu quả vì không đâu bảo vệ rừng tốt bằng chính người dân sở tại khi họ hiểu hết giá trị của rừng và tự tổ chức qiản lý kinh doanh rừng theo hướng bền vững.

+ Những tồn tại cần khắc phục

Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất cần chú ý xác định rõ vùng trồng rừng, khu vực chăn thả và vùng trồng cây ăn quả để đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng dự án. Nếu không quản lý tốt, các khu rừng trồng dự án có thể gặp phải những rủi ro thông thường, đó là áp lực về đất đai tăng lên nhanh chóng ở một số nơi, trong tương lai đất sẽ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu về lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Cây bản địa lá rộng đã được dự án quan tâm gia tăng cả về diện tích lẫn cơ cấu loài, đặc biệt là diện tích khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung. Để đa dạng hoá các lâm phần và hướng tới mục tiêu quản lý rừng bền vững, các dự án trồng rừng KfW (tiếp theo) cần tiếp tục tuyển chọn và ưu tiên các loài cây bản địa trong cơ cấu loài cây trồng của dự án, đồng thời điều chỉnh định mức đầu tư cho phù hợp.

Trong quá trình triển khai dự án, Ban QLDA Trung ương đã thảo luận và đề nghị UBND tỉnh, huyện cố gắng hạn chế đến mức tối thiểu việc điều động cán bộ dự án đi làm công tác khác, nhưng việc này vẫn xảy ra, phần nào cũng gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng thực hiện dự án.

Khi thiết kế dự án, vốn đối ứng mới chỉ xác định cho giai đoạn trồng rừng (5 năm) mà chưa tính đến các hoạt động của giai đoạn tiếp theo nhằm quản lý bền vững rừng trồng). Đề nghị các cơ quan tổng hợp nhà nước và UBND các tỉnh dự án quan tâm đến nguồn vốn đối ứng và tạo điều kiện đưa vào kế hoạch năm.

Vì những điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là cơ chế sử dụng vốn đối ứng của địa phương nên hệ thống khuyến khích làm việc theo hiệu suất công tác và hiệu suất vườn ươm đã không áp dụng được cho 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Vấn đề này cần được nghiên cứu, áp dụng cho các dự án KfW để khuyến khích cán bộ dự án (ở cấp cơ sở) làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.DOC (Trang 29 - 33)