0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Giải pháp về đầu tư theo dự án

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM.DOC (Trang 72 -73 )

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

1. Một số giải pháp

2.2. Giải pháp về đầu tư theo dự án

Đầu tư theo dự án là đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với Ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Với đặc thù các dự án chuyên về lĩnh vực lâm nghiệp, trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành đầu tư rất nhiều các dự án với tổng mức đầu tư lớn. Tuy vậy trong công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các dự án còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó việc đề ra các giải pháp về đầu tư cho dự án là hết sức cấp bách và cần thiết. Trong giai đoạn tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như các ban ngành chức năng có liên quan trong việc quản lý các dự án lâm nghiệp cần có các biện pháp sau:

- Nâng cao năng lực quản lý đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từng bước chuyên môn hóa bộ phận quản lý đầu tư, xây dựng dự án.

- Nghiên cứu cụ thể, chi tiết việc áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đầu tư trong ngành lâm nghiệp, đề xuất thêm các cơ chế chính sách ưu đãi hợp lý cho từng dự án cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án.

- Tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện đầu tư các dự án đã có trong quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các địa phương có đất lâm nghiệp.

- Nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng các dự án của các Chủ đầu tư khác có hiệu cao để đàm phán mua lại hoặc tham gia đầu tư góp vốn.

- Nâng cao năng lực của người dân, cộng đồng phải đi đôi với nâng cao năng lực cán bộ địa phương trong quản lý dự án đầu tư.

- Để các hoạt động của dự án triển khai tốt cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của dự án và chính quyền địa phương. Đặc biệt, các hoạt động của dự án phải được lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và có sự giám sát thúc đẩy của cán bộ địa phương

- Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thu hút trực tiếp vốn cho các dự án; đặc biệt tiếp nhận các tài trợ về lâm nghiệp của các tổ chức quốc tế từ nguồn vốn ODA, Ngân hàng Thế giới( WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chương trình lương thực thế giới(PAM), Cộng đồng Châu Âu và của các nước Thụy Điển, Thụy Điển, Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan, Đan Mạch…

3.2.. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho các lĩnh vực

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM.DOC (Trang 72 -73 )

×