Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.DOC (Trang 26 - 29)

Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên

a. Thông tin chung về dự án

Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú yên, xây dựng trên cơ sở Hiệp định vay nợ VN.VI- 8 được ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tổ chức Phát triển kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF), tổng mức vốn là 12 tỷ yên cho 5 lĩnh vực, trong đó: Lĩnh vực trồng rừng là 1,631 tỷ Yên (tương đương 14 triệu USD). Từ 2006- 2008, dự án đi vào thực hiện giai đoạn II.

- Trồng rừng: 20.756 ha

- Khoán bảo vệ rừng tự nhiên: 18.957 ha

- Khoanh nuôi XTTS không trồng bổ sung: 2.698 ha - Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung: 1.740 ha - Các công trình CSHT lâm sinh

- Các công trình cơ sở hạ tầng sinh kế - Khuyến nông, khuyến lâm

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng

- Đào tạo tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng

c. Địa điểm, diện tích đất sử dụng:

Đầu nguồn sông Thạch Hãn thuộc các huyện (Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hoá và Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc các huyện (Hương trà, A lưới và Hương Thuỷ)tỉnh Thừa Thiên-Huế. Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc các huyện (Duy Xuyên, Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước và Thăng Bình) tỉnh Quảng Nam. Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc các huyện (Sơn Hà và Sơn Tây) tỉnh Quảng Ngãi và các huyện (Tuy An, Đồng Xuân và Sông Cầu) tỉnh Phú Yên. Với tổng diện tích đất sử dụng là 55.000 ha.

d. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư: 273.221 Triệu VNĐ

Trong đó: Vốn vay JBIC: 227.369 Triệu VNĐ Vốn đối ứng: 45.852 Triệu VNĐ

e. Kết quả thực hiện

- Kết quả thực hiện về khối lượng chủ yếu

Qua 7 năm thực hiện, kết quả về khối lượng các hạng mục đầu chủ yếu đạt được như sau:

Bảng 7: Khối lượng các hạng mục chủ yếu đạt được của dự án

TT Hạng mục ĐVT Kế hoạch khối lượng (theo TDT) Kết quả thực hiện Tỷ lệ % so với KH 1 Trổng và chăm sóc rừng PH Ha 20.756 20.547 99% 2 Khoanh nuôi trồng bổ sung Ha 1.740 1.740 100%

3 Kh.Nuôi XTTS tự nhiên Ha 2.698 2.698 100%

4 KhoánBV rừng tự nhiên Ha 18.975 18.658 98%

5 KhoánBV rừng trồng Ha 13.938 11.153 80%

6 Nâng cấp chất lượng rừng Ha 1.270 1.270 100%

8 Bảo dưỡng đường L. nghiệp Km 91 91 100%

9 Chòi canh lửa Chòi 23 23 100%

10 Đường ranh cản lửa các loại Km 443 443 100%

11 Trạm QLBVR Trạm 18 17 95%

12 Vườn ươm Vườn 10 10 100%

13 Đường bê tông nông thôn Km 31 31 100%

14 Đường cấp phối nông thôn Km 15,5 15.5 100%

15 Công trình thuỷ lợi nhỏ Đập 12 12 100%

16 Kênh mương tưới tiêu Km 2,2 2,2 100%

17 Cầu bê tông GTNT Cầu 1 1 100%

18 Xe ô tô PCCCR Xe 5 5 100%

19 Thiết bị PCCCP rừng Bộ 5 5 100%

20 Tập huấn PCCCR Lớp 22 22 100%

21 Đào tạo tập huấn KNKL Lớp 156 156 100%

22 Kiểm kê rừng để bàn giao Ha 44.151 44.151 100%

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam

- Kết quả thực hiện giải ngân

Trong những năm qua, việc thanh toán vốn cơ bản đáp ứng kịp thời cho việc triển khai thực hiện dự án của các tỉnh.

Kết quả giải ngân từ khởi công đến hết 30/3/2009

Tổng số giải ngân là: 237.491 triệu đồng/273.221 triệu đồng, đạt 87 % KH Trong đó: - Vốn vay: 214.095 triệu đồng/227.369 triệu đồng, đạt 94,2 % KH - Vốn đối ứng: 23.396 triệu đồng/45.852 triệu đồng, đạt 51 % KH Ngoài ra dự án còn giải ngân được 31,2 tỷ đồng (vốn vay JBIC) cho dịch vụ Tư vấn.

f. Đánh giá quá trình thực hiện dự án

+ Kết quả và thành tựu dự án đạt được

Mặc dù điều kiện địa hình rất phức tạp, hầu hết hiện trường trồng rừng của dự án ở vùng sâu, vùng xa, núi cao, dốc lớn đường xá đi lại khó khăn, thời tiết nắng hạn, bão lũ diễn biến phức tạp. Nhưng các tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch, đặc biệt nội dung hoạt động chính của dự án là trồng rừng, kết quả sau gần 7 năm thực hiện trồng rừng được 20.547 ha đạt 99 % kế hoạch tổng

thể toàn dự án, cơ bàn hoàn thành hết các khối lượng đầu tư Dự án đã được UBND các tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

Ban quản lý dự án trồng rừng PHĐN các tỉnh đã phối hợp tốt với các ngành và các cấp chínhquyền của tỉnh, chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện làm cho tiến độ thi công của dự án về cơ bản đáp ứng đúng tiến độ đặt ra.

Ban quản lý dự án Trung ương đã hoàn thành tốt mọi công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình như: Công tác giải ngân đáp ứng được thực tế thi công tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện, công tác đôn đốc, chỉ đạo luôn kịp thời và sâu sát giúp các tỉnh giải quyết nhanh những vướng mắc, tồn tại.

Nhà tài trợ JICA và Bộ Nông nghiệp cùng các Bộ Ngành liên quan đánh giá cao về kết quả thực hiện khối lượng và giải ngân của dự án.

+ Những tồn tại cần khắc phục

Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, song trong thực tế triển khai thực hiện còn bộc lộ một số yếu kém như:

Công tác chuẩn bị đầu tư như: Thiết kế xây dựng dự án, phê duyệt thẩm định, Lập hồ sơ thiết kế, dự toán và phê duyệt hồ sơ tiến hành còn chậm do vậy tiến độ triển khai dự án chậm. Do vậy một số diện tích đất quy hoạch cho trồng rừng phòng hộ đã bị thay đổi, nên phải chuyển đổi vị trí và làm các thủ tục khác nên dự án triển khai kéo dài thêm 02 năm so với Hiệp định vay vốn ban đầu.

Trong quá trình thực hiện dự án việc xây dựng các hợp phần đầu tư như: Khuyến Nông-Lâm, Đào tạo tập huấn, cơ chế hưởng lợi không đồng bộ (không xác định ngay từ khi xây dựng dự án) nên cách tiếp cận về dự án còn chưa đầy đủ làm cho mục tiêu dự án phần nào chưa đạt đầy đủ với kế hoạch đề ra

Tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng của các tỉnh tham gia dự án đạt thấp (51% KH).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.DOC (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w