0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tại thị trường châu Âu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ (Trang 27 -27 )

Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với sự hoàn thiện về hệ thống luật pháp và sự năng động của môi trường kinh doanh, châu Âu đã thể hiện mình xứng đáng là cái nôi ra đời hoàn hảo cho mô hình liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm mà cụ thể là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM.

Hiện nay, tại châu Âu có khoảng 70% đến 90% các ngân hàng tham gia bán bảo hiểm. Thậm chí, ở Pháp, 100% các ngân hàng tham gia bán bảo hiểm. Do đặc thù của mình, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là những sản phẩm được bán nhiều nhất qua kênh phân phối này. Hơn nửa doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ được thực hiện qua ngân hàng trong khi con số của phi nhân thọ nhỏ hơn rất nhiều.

Là nơi có thị trường bảo hiểm lâu đời và phát triển mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới, hoạt động của kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM đã rất được hi vọng tại Anh. Mặc dù vậy, mức cao nhất mà thị trường này đã đạt được là 15% từ những năm 1990. Nguyên nhân là do Anh là một thị trường khó tính với những quy định hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt về dịch vụ tài chính. Vì vậy, thị trường bảo hiểm ở Anh phần lớn nằm trong tay các nhà môi giới. Hơn nữa, đặc trưng của người Anh là sự bảo thủ trong thói quen tiêu dung, vì thế, một kênh phân phối mới muốn phát triển ở đây là một điều rất khó khăn.

Đức là thị trường bảo hiểm lớn thứ tư trên thế giới và các nhà bảo hiểm Đức có vẻ ưa chuộng kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM hơn các nhà bảo hiểm ở Anh. Riêng trong mảng nhân thọ, tỷ trọng doanh số bán bảo hiểm qua kênh phân phối này là 23% vào năm 2003. Mặc dù được đánh giá là một tthị trường đầy tiềm năng nhưng cũng như Anh, kênh phân phối này chưa thực sự phát huy được

những thế mạnh mà các nhà bảo hiểm kỳ vọng.

Còn tại Pháp, thị trường bảo hiểm lớn thứ năm trên thế giới, các ưu điểm của kênh phân phối được phát huy hết sức thuận lợi và mang lại những kết quả rất khả quan. Vào năm 2002 có tới 62% doanh số bảo hiểm được bán thông qua kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM trong khi vào năm 1990 con số này chỉ dừng lại ở 39%. Với những chính sách mới, những quy định mới của thị trường cũng như thói quen tiêu dùng ngày càng đỡ khắt khe, kênh phân phối này đã có được một môi trường hoạt động hết sức lý tưởng.

Ngoài Pháp và Đức còn có một thị trường bảo hiểm, nơi mà kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng được biết đến như một kênh phân phối chính của các nhà bảo hiểm, đó là Tây Ban Nha. Là một quốc gia có thị trường bảo hiểm trẻ hơn các quốc gia khác trong khu vực, Tây Ban Nha đã làm cho tất cả các nước có thị trường bảo hiểm lâu đời khác phải ngưỡng mộ trước con số mà thị trường này đưa ra ngày từ cuối năm 1992. Vào thời gian này, tỷ trọng doanh số bán bảo hiểm thông qua NHTM là 43%. Và đến năm 2002, Tây Ban Nha đã chứng minh được cho cả thế giới biết rằng thị trường bảo hiểm ở đây chính là điểm đến lý tưởng cho các nhà hoạt động tài chính muốn làm về kênh phân phối này với 72% tỷ trọng doanh số bán bảo hiểm.

Từ kinh nghiệm của những nước có nền tài chính phát triển tại châu Âu có thể thấy, một nền kinh tế phát triển với những hàng rào pháp luật quy củ và chặc chẽ sẽ là một nền tảng tốt để hình thành kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự chặt chẽ quy củ này, cùng với thói quen, tập quán tiêu dung của người dân địa phương sẽ là những rào cản trước sự phát triển của kênh phân phối này trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

1.3.2. Tại thị trường châu Á

Sau một thời gian dài triển khai, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM đã đạt được những thành tựu đáng kể ở châu Âu, và nó cũng phát triển rất nhanh ở châu Á mặc dù có những biến động ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của kênh phân phối này do những chính sách mơ hồ. Tuy nhiên, sau khi được điều

chỉnh và xóa bỏ những chính sách mơ hồ, ngân hàng và bảo hiểm đã có những chiến lược hợp lý, kết hợp với nhau để phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM. Bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển lớn mạnh của các tập đoàn công ty đa quốc gia đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, các công ty bảo hiểm nước ngoài kinh doanh tại châu Á đã nhanh chóng chứng minh kinh nghiệm trong việc phối hợp với ngân hàng để phát triển kênh phân phối này. Các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường châu Á cũng đã sẵn sàng xây dựng lực lượng để cạnh tranh với những đối thủ hiện tại. Sự kết hợp này của các công ty bảo hiểm nước ngoài vô hình chung đã tạo ra động lực để các công ty bảo hiểm ở châu Á nhanh chóng quan tâm tới kênh phân phối này. Việc triển khai kênh phân phối này sẽ giúp cho các công ty bảo hiểm châu Á đa dạng hoá các kênh phân phối và hướng tới thị trường cao cấp hơn với những khách hàng hiểu biết khó tính.

Mặc dù có sự xuất phát điểm thấp hơn, có nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu và có sự phát triển không đồng đều ở các khu vực nhưng tính tới nay, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM đã mang lại cho thị trường bảo hiểm châu Á những kết quả rất khả quan và sự cố gắng đáng ghi nhận.

Hiện nay, hoạt động của kênh phân phối này ở một số khu vực như: Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia khá phát triển với tỷ lệ phí bảo hiểm khai thác được là tương đối cao. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành quả này có lẽ là môi trường kinh doanh tốt. Đây đều là những khu vực có nền kinh tế ổn định, hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, chính quyền của các khu vực này cũng hết sức tạo điều kiện về luật pháp cho hoạt động liên kêt phân phối này như : Ở Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Đài Loan nhìn chung không có quy định giới hạn hay ngăn cản; Tại Trung Quốc, từ tháng 3/2006, các chỉ thị về tiêu chuẩn tài chính có thể chấp thuận cấp phép cho thành lập FHCs - Có thể thực hiện hoạt động ngân hàng bảo hiểm, môi giới,… Còn ở Ấn Độ, từ năm 2002, ngân hàng Ấn Độ có thể được phép bắt đầu trong lĩnh vực phân phối bảo hiểm, nhưng chỉ hoạt động như đại lý của một công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, trong khi các công ty bảo hiểm được phép cộng tác với nhiều ngân hàng;

Tại Indonesia, ngân hàng có thể bán sản phẩm bảo hiểm của hai nhà cung cấp bảo hiểm và có thể đầu tư trực tiếp vào công ty bảo hiểm; Còn ở Nhật Bản, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM đã bắt đầu du nhập từ tháng 8/2001, mặc dù có một vài giới hạn về loại hình sản phẩm nhưng đến tháng 8/2007, các công ty bảo hiểm được chấp thuận có thể lập các ngân hàng con; Tại Hàn Quốc, kênh phân phối này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2003 với một số sản phẩm còn hạn chế, nhưng tới tháng 8/2008, tất cả cá rào cản sẽ được xoá bỏ, mỗi ngân hàng tham gia vào kênh phân phối này đều phải có ít nhất 3 công ty bảo hiểm nhân thọ và 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ thành viên, và mỗi doanh nghiệp này chỉ có không quá 49% công việc được làm bởi ngân hàng; còn theo quy định tại Thái Lan, ngân hàng chỉ được phép phân phối sản phẩm bảo hiểm, không được tài trợ cho chúng, và ngân hàng chỉ được đầu tư tối đa 10% vào công ty bảo hiểm; …

Những đổi mới về chính sách, quy định trên đã góp phần quan trọng vào việc phát triển hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM. Và sau một thời gian, hoạt động của kênh phân phối này đã tạo ra những thành quả đáng kể.

Ở Trung Quốc, tỷ lệ phí thu được qua kênh phân phối này đã tăng vọt từ 3% trên tổng doanh thu phí vào năm 2001 lên tới 25% năm 2003 với tổn phí thu được qua kênh phân phối này là 11,3 tỷ USD. Trong hai tháng đầu năm 2006, phí bảo hiểm thu đuợc từ các ngân hàng thương mại cũng đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 34% tổng doanh thu phí của toàn thị trường bảo hiểm.

Tại Hàn Quốc, nhờ những thay đổi về chính sách, kênh phân phối này giúp các tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty môi giới và các công ty quản lý quỹ đáp ứng được những yêu cầu nhất định về mặt pháp lý, để có thể bán các sản phẩm bảo hiểm. Từ ngày 01/9/2003 đến ngày 31/12/2004, chỉ riêng phí BHNT qua kênh phân phối này đã đạt tới 2,45 nghìn tỷ won, tương đương với 7,7% tổng phí bảo hiểm thu được. Cho đến thời kỳ tháng 4 năm 2006 tới tháng 01 năm 2007, phí thu được qua kênh này chiếm tới 46% tổng doanh thu phí.

Ở Đài Loan, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM tuy chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng cũng đã đóng góp khá nhiều vào tổng doanh thu

phí bảo hiểm, khoảng 30% phí thu được vào năm 2003 và 37,5% phí thu được vào năm 2005/2006 ứng với 8,3 triệu USD cho riêng mảng BHNT, trong khi bán lẻ cá nhân chiếm 58,5% và 4% cho các đại lý và môi giới.

Các quy định thay đổi đang lôi cuốn các công ty bảo hiểm toàn cầu hợp tác với các ngân hàng ở châu Á bởi sức mạnh trong khả năng phân phối về danh tiếng , uy tín cũng như mạng lưới đại lý rộng khắp của bản thân các ngân hàng này. Chẳng hạn như : Prudential đã và đang xây dựng các chiến lược liên minh với các kênh chính là ngân hàng như Standard Chartered, ngân hàng ICICI và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,… Hiện nay đã có rất nhiều tập đoàn bảo hiểm có ngân hàng thương mại và ngược lại ví dụ như : Tập đoàn Bảo Việt có ngân hàng Bảo Việt và có công ty bảo hiểm Bảo Việt Nhân Thọ, công ty bảo hiểm Bảo Viêt; Tập đoàn Cathay có công ty bảo hiểm phi nhân thọ Cathay; Tập đoàn Ping An (Trung quốc) có công ty bảo hiểm nhân thọ Ping An, công ty bảo hiểm phi nhân thọ Ping An, ngân hàng Ping An. Tập đoàn Fubon (Đài Loan) có công ty bảo hiểm nhân thọ Fubon, công ty bảo hiểm phi nhân thọ Fubon, ngân hàng đài Bắc, ngân hàng Quốc Tế Châu Á; …

Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM ở châu Á đang từng bước phát triển và đạt được một số thành quả nhưng vẫn chưa chiếm được ưu thế như ở thị trường châu Âu. Nguyên nhân là vì hoạt động của kênh phân phối này cũng như các dịch vụ tài chính khác ở thị trường châu Á vẫn còn rất non trẻ và chưa hoàn thiện. Mặt khác, mức sống và thói quen tiêu dùng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của kênh phân phối hiện đại này, vì thế mà hầu như các quốc gia châu Á đã xuất hiện kênh phân phối này nhưng chưa thành công như Ấn độ, Pakisxan, Việt Nam,...Từ thực trạng trên, có thể thấy, thị trường châu Á còn rất nhiều tiềm năng và cần học hỏi kinh nghiệm để phát triển hơn nữa kênh phân phối nhiều tiện ích như kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua NHTM.

1.3.3. Tại thị trường Việt Nam

Đối với thị trường Việt Nam hiện nay, số lượng sản phẩm liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm còn rất ít trong khi phần lớn lại giống nhau. Tuy nhiên, hoạt động bán

sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng cũng đã đưa lại một số kết quả đáng kể.

Sự liên kết giữa Techcombank và Bảo Việt Nhân thọ là một trong những động thái đầu tiên của việc triển khai bán bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam và đã ghi nhận được những thành quả rất khả quan : Đã có trên 38 khách hàng mua sản phẩm Tài khoản Tiết kiệm giáo dục với tổng giá trị hợp đồng là hơn 500 triệu đồng. Sau hơn 1 tháng triển khai, tổng giá trị hợp đồng của sản phẩm liên kết này là hơn 3.5 tỷ đồng, được hơn 200 khách hàng tại Hà Nội đăng ký. Tính tới tháng 8 năm 2007, sản phẩm Tài khoản Tiết kiệm giáo dục đã thu hút được trên 1,000 khách hàng tham gia với tổng giá trị hợp đồng trên 34 tỷ đồng.

Hay như Ngân hàng thương mại cổ phấn Á Châu (ACB) và Công ty Prudential liên kết cho sản phẩm: Phú Bảo Tín, Phúc An Mỹ Thành Tài. Phú Bảo Tín là sản phẩm bảo hiểm của Prudential Việt Nam chỉ dành cho khách hàng vay tín dụng trung và dài hạn của ACB. Riêng với Prudential và ACB, trong vòng 3 năm qua đã có trên 2800 hợp đồng bảo hiểm được bán ra với giá trị trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng HSBC đã kí kết hợp đồng với Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA để trở thành Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của mình. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã tiến hành một thỏa thuận hợp tác với Công ty AIA và Prudential về cung cấp dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Qua đó, Vietcombank là đại lý chính thức của các công ty bảo hiểm về thu phí và thanh toán bảo hiểm qua hệ thống ATM, hỗ trợ tư vấn bảo hiểm, cung cấp dịch vụ ngân hàng và chứng khoán cho công ty bảo hiểm. Như vậy, khách hàng của bảo hiểm chỉ cần giao dịch trên một tài khoản chuyên thu phí bảo hiểm mở tại Vietcombank mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào khác, trong khi đó vẫn được hưởng các tiện ích của Ngân hàng về thanh toán trực tuyến. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN) cũng đã ký kết thoả thuận hợp tác với Bảo Việt. Theo đó, NHNN cung cấp dịch vụ quản lý, tài khoản tiền gửi cho Bảo Việt, đóng phí bảo hiểm, thanh toán tiền bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm nhân thọ, giới thiệu khách hàng cho Bảo Việt… Ngược lại, Bảo Việt sẽ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho gần 3 vạn nhân viên của NHNN.

Bên cạnh các hình thức liên kết trên, Ngân hàng và bảo hiểm còn cùng nhau mở công ty bảo hiểm mới như : Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) bên cạnh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là cổ đông chính, các cổ đông sáng lập của MIC bao gồm NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank), Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Công ty Xây dựng 319, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Đức Hoàng, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội,… Tháng 10/2003, từ bỏ đối tác cũ là Bảo Việt, Ngân hàng Công thương Việt Nam bắt tay vào một cuộc chơi mới bằng cách liên doanh với Công ty bảo hiểm Á Châu của Singapore thành lập Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương (IAI). Công ty này có thời gian hoạt động là 30 năm, tổng số vốn điều lệ là 6 triệu USD, mỗi bên góp 50% vốn.

Bên cạnh hai hình thức liên kết rất hiệu quả trên, không thể không nhắc tới mô hình tập đoàn tài chính dịch vụ. Hiện nay, mô hình này có công ty bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (là Công ty liên doanh bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Bảo hiểm quốc tế QBE của Úc). Cuối năm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ (Trang 27 -27 )

×