Chiều cao gốc ghép

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của năm loại gốc ghép ớt đến sinh trưởng và năng suất của ớt hiểm lai 207 (Trang 35)

Chiều cao gốc ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác

biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.4 và Phụ bảng 3.1). Gốc ghép ớt

TN 588 luôn có chiều cao gốc ghép ớt cao nhất so với các gốc ghép ớt còn lại ở

cùng các thời điểm khảo sát (8,00 – 10,06 cm) tương ứng với giai đoạn 1 – 90 NSKT và giống có chiều cao gốc ghépớt thấp nhất là ớt Hiểm trắng (3,99 – 5,00

cm, tương ứng). Vậy, chiều cao gốc ớt ghép có ảnh hưởng và cũng được tìm thấy

trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2008), trên cây cà chua ghép thì chiều cao gốc ghép qui định.

23

Hình 3.4 Chiều cao gốc ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 3.3.5 Chiều cao cây ớt ghép

Chiều cao cây ớt ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.5 và Phụ bảng 3.2), thời

điểm từ 1 – 30 NSKT, chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 không ghép và gốc ghép ớt

TN 588 đều cao hơn các gốc ghép còn lại. Thời điểm 90 NSKT, chiều cao cây của bốn gốc ghép ớt TN 588 (95,36 cm), TN 589 (90,05 cm), Hiểm trắng (91,71 cm), Hiểm lai 207 không ghép (95,91 cm) có chiều cao cây tương đương nhau và cao hơn giống gốc ghép ớt TN 587 (81,38 cm) và Đà Lạt (78,00 cm). Điều này cho thấy trên cùng một loại ngọn ghép thì chiều cao cây sẽ do đặc tính di truyền của giống làm gốc ghép quyết định, gốc ghép càng khỏe thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi ngọn ghép càng nhiều làm cho ngọn ghép lớn nhanh về kích thước và ngược lại. Kết quả này cũng được Trần Thị Cẩm Dung (2013) và

Dương Phát Thịnh (2013), ghi nhận rằng chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 và Sừng vàng ghép ảnh hưởng bởi các gốc ghép ớt.

24

Hình 3.5 Chiều cao câyớt ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức tăng nhanh ở giai đoạn 1 – 30 NSKT trung bình 1,25 cm/ngày vì ở giai đoạn này cây ghép đã phục

hồi và cây đã phát triển đầy đủ thân lá nên khả năng quang hợp cũng như cung

cấp chất dinh dưỡng cho cây được tốt nhất, ở giai đoạn 30 – 60 NSKT trung bình 0,77 cm/ngày do ở giai đoạn này cây đã ra hoa kết trái nên cây tăng trưởng chậm,

còn ở giai đoạn 60 – 90 NSKT chiều cao cây tăng trưởng chậm lại trung bình

0,27 cm/ngày do đây là giai đoạn trái rộ nên nhu cầu dinh dưỡng của cây đều tập trung để nuôi trái nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng chậm lại (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng của chiều cao câyớt ghép (cm/ngày) của năm loại gốc ghép ớt trên ngọn ớt Hiểm lai 207

Ngày sau khi trồng (ngày) Gốc ghép 1 – 30 30 – 60 60 – 90 TN 587 1,27 0,71 0,15 TN 588 1,36 0,80 0,27 TN 589 1,15 1,02 0,17 Đà Lạt 1,08 0,71 0,27 Hiểm trắng 1,24 0,57 0,54 Đối chứng 1,36 0,80 0,19 Trung bình 1,25 0,77 0,27 (Số liệu tính trung bình)

25

Kết quả này cũng được tìm thấy ở Lý Hương Thanh (2010), Nguyễn Thị

Kim Đằng (2012) và Dương Phát Thịnh (2013), nghiên cứu trên ớt ghép và ớt năng suất ghi nhận là do đặc tính di truyền của giống quy định và sự tương hợp

giữa gốc và ngọn cũng phần nào tác động đến sự tăng trưởng chiều cao cây ghép.

3.3.6 Đường kính gốc ghép

Đường kính gốc ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.6 và Phụ bảng 3.3). Ớt Hiểm lai 207 luôn có đường kính gốc ghép ớt lớn nhất so với các giống còn lại ở cùng thời điểm khảo sát (0,45 – 1,20 cm) tương ứng với các giai đoạn 1 – 90 NSKT và giống có đường kính gốc nhỏ nhất là gốc ghép ớt TN 578 (0,29 – 0,87 cm, tương ứng). Ngọn ghép khỏe phát triển mạnh thì gốc ghép không ngừng gia tăng kích thước để đảm bảo vận chuyển nước, dinh dưỡng cho ngọn ghép và ngược lại.

Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do khả năng hóa gỗ của gốc ghép ớt

khác nhau khả năng tăng trưởng đường kính.

Theo nhận định Phạm Văn Côn (2007), một nghiệm thức ghép có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi có sự phù hợp sinh học đầy đủ giữa các thành phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ghép trong thời gian dài, đáp ứng yêu cầu trao đổi vật chất giữa chúng và đảm

bảo quá trình sống bình thường của cây ghép. Kết quả này cũng được tìm thấy

trong nghiên cứu của Lý Hương Thanh (2010) và Nguyễn Thị Kim Đằng (2012),

trên cây ớt kiểng. Tuy nhiên, đường kính gốc ghép lớn hay nhỏ cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất trái của các gốc ghép.

26

3.3.7 Đường kính ngọn ghép

Đường kính ngọn ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.7 và Phụ bảng 3.4), vào thời điểm 1 – 30 NSKT, đường kính ngọn của Hiểm lai 207 ghép trên các gốc ghép ớt

TN 588, TN 589 và Hiểm trắng tương đương nhau và điều cao hơn các gốc ghép ớt còn lại. Thời điểm 90 NSKT, đường kính ngọn ghép của ba giống gốc ghép ớt

TN 588 (1,06 cm), TN 589 (1,05 cm) và Hiểm trắng (1,05 cm) có đường kính

gốc ghép tương đương nhau và lớn hơn 2 giống gốc ghép ớt Đà Lạt (0,95 cm), TN 587 (0,90 cm). Đều này do đặc tính duy truyền của giống và sự tương thích

giữa ngọn ngép và gốc ghép. Kết quả cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của

Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đằng (2012), giai đoạn cây trưởng thành, phát triển trái, khác biệt về đường kính gần tương đương với sự khác biệt về chiều cao cây, cao ngọn; từ đó cho thấy các giống tăng trưởng mạnh về chiều cao thì có đường kính ngọn ghép lớn. Vậy, đường kính

ngọn ghép tốt thì cây có khả năng trao đổi chất và phát triển tốt, ngọn ghép phát

triển tốt thì sẽ làm tăng năng suất của các gốc ghép.

Hình 3.7 Đường kính ngọn ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 3.3.8 Tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép

27

Tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép ớt của năm loại gốc ghép trên ngọn

ớt Hiểm lai 207 dao động từ 0,96 – 1,15 vào thời điểm 90 NSKT, tỉ số gần 1 nhất là gốc ghép ớt TN 589 (1,02) do vậy gốc ghép ớt TN 589 luôn phát triển rất tốt về chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng của cây, còn xa 1 nhất là gốc ghép ớt Đà

Lạt (1,15) có hiện tượng chân voi cho nên sinh trưởng của ngọn ghép phát triển kém (Bảng 3.5). Theo nhận định của Phạm Văn Côn (2007), khi tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép bằng 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường do thế

sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép. Lớn hơn 1 cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Trường hợp nhỏ hơn 1, cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân), thể sinh trưởng của ngọn ghép mạnh hơn gốc ghép, cây ghép thường phát triển kém, tuy nhiên càng gần 1 thì tốt hơn xa 1. Do đó sự tương hợp của gốc ghép và ngọn ghép tốt thì quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của gốc ghép và ngọn ghép trở nên dễ dàng

hơn. Vậy, tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép sẽảnh hưởng trực tiếp đến năng

suất của các gốc ghép.

Bảng 3.5 Tỉ lệ đường kính gốc ghép/ngọn ghép của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

Ngày sau khi trồng (ngày) Gốc ghép 1 30 60 90 TN 587 1,07 1,06 0,99 0,97 TN 588 1,09 1,06 1,00 0,96 TN 589 0,97 1,00 0,99 1,02 Đà Lạt 1,25 1,30 1,15 1,15 Hiểm trắng 1,13 1,20 1,08 1,04 (Số liệu tính trung bình) 3.3.9 Đường kính tán

Đường kính tán của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt

có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.8 và Phụ bảng 3.5). Gốc ghép ớt TN 589 có đường kính tán lớn hơn (81,89 cm) so với các giống còn lại, có đường

kính tán nhỏ nhất là gốc ghép ớt TN 587 (65,24 cm). Vậy số nhánh trên cây càng nhiều và các xòe ra nhiều thì đường kính tán càng lớn, đường kính tán của gốc

ghép cũng bị ảnh hưởng bởi các loại gốc ghép khác nhau. Đường kính tán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến số trái và năng suất trái, đường kính tán càng lớn thì có tiềm năng cây cho trái nhiều thì năng suất trái sẽ cao.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.8 Đường kính tán (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

3.3.10 Kích thước trái

Kích thước trái của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt

có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.6). Chiều dài trái của ớt Hiểm lai 207 không ghép là dài nhất (7,84 cm), ngắn nhất là gốc ghép ớt TN 588 (7,04 cm). Đường kính trái lớn nhất là gốc ghép ớt TN 589 (0,86 cm), nhỏ nhất là ớt Hiểm

lai 207 không ghép (0,76 cm). Điều này chứng tỏ gốc ghép làm thay đổi kích thước và hình dạng trái trên cùng một ngọn ớt Hiểm lai 207. Kết quả này cũng

tìm thấy trong nghiên cứu của Dương Phát Thịnh (2013), gốc ghép làm ảnh hưởng đến kích thước trái ớt Sừng vàng.

Bảng 3.6 Kích thước trái (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

Gốc ghép Chiều dài trái (cm) Đường kính trái (cm)

TN 587 7,10 bc 0,78 bc TN 588 7,04 c 0,81 abc TN 589 7,26 bc 0,86 a Đà Lạt 7,20 bc 0,83 ab Hiểm trắng 7,66 ab 0,83 ab Đối chứng 7,84 a 0,76 c Mức ý nghĩa * * CV. (%) 8,34 7,82

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *; khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

29

3.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

3.4.1 Số trái trên cây

Số trái trên cây và số trái thương phẩm trên cây của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.9 và Phụ bảng 3.6). Số trái trên cây nhiều nhất là gốc ghép ớt TN 589 (214,20

trái/cây), ớt Hiểm lai 207 không ghép có số trái trên cây ít nhất (109,00 trái/cây),

còn các gốc còn lại có số trái trung bình từ 151,60 – 204,20 trái/cây. Điều này cho thấy, cùng một ngọn ghép nhưng gốc ghép khác nhau đã ảnh hưởng lên số

trái trên cây khác nhau. Tương tự như số trái trên cây thì số trái thương phẩm

trên cây của gốc ghép ớt TN 589 có số trái thương phẩm trên cây nhiều nhất

(198,40 trái/cây), ít nhất cũng là ớt Hiểm lai 207 không ghép (93,80 trái/cây). Vậy gốc ghép và đường kính tán sẽ tác động trực tiếp đến số trái trên cây. Số trái

càng nhiều thì tiềm năng cho năng suất trái càng cao.

Tương tự nghiên cứu của Mai Huỳnh Chí Thiện (2008) cho rằng cùng một

loại ngọn cà ghép trên nhiều gốc ghép khác nhau thì số trái trên cây cũng khác

nhau, và cũng tìm thấy trong nghiên cứu của Dương Phát Thịnh (2013) cùng một

ngọn ghép ớt Sừng vàng ghép trên gốc ghép khác nhau thì cũng cho số trái khác

nhau.

30

3.4.2 Trọng lượng trái trên cây

Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng trái thương phẩm trên cây của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt có ý nghĩa qua phân tích

thống kê (Hình 3.10 và Phụ bảng 3.7). Trọng lượng trái trên cây lớn nhất là gốc

ghép ớt TN 589 (162,28 g/cây) và Hiểm trắng (161,16 g/cây), ớt Hiểm lai 207 không ghép có trọng lượng trái thấp nhất (86,12 g/cây). Tương tự như trọng lượng trái trên cây thì trọng lượng trái thương phẩm trên cây của gốc ghép ớt TN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

589 là lớn nhất (158,22 g/cây), thấp nhất là ớt Hiểm lai 207 không ghép (74,82 g/cây). Như vậy, trọng lượng trái trên cây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến tăng năng suất. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kích thước trái và số trái trên cây của ớt Hiểm lai 207 không ghép. Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng trái thương phẩm trên cây được quyết định bởi yếu tố số trái trên cây và kích thước trái, số trái trên cây càng nhiều thì trọng lượng trái trên cây càng cao.

Nhìn chung, trọng lượng trên cây của Hiểm lai 207 trên các gốc ghép ớt

khác đều lớn hơn so với ớt Hiểm lai 207 không ghép. Gốc ghép ớt TN 589 có

trọng lượng trái trên cây lớn hơn ớt Hiểm lai 207 không ghép là 1.90 lần và các gốc ghép ớt còn lại cũng lớn hơn ớt Hiểm lai 207 không ghép lần lược là 1,87 lần, 1,56 lần, 1,48 lần và 1,34 lần tương ứng gốc ghép ớt Hiểm trắng, TN 588, Đà Lạt và TN 587.

31

3.4.4 Năng suất trái

Năng suất trái và tỉ lệ năng suất thương phẩm của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.7). Năng suất tổng lớn nhất là gốc ghép ớt TN 589 (4,90 tấn/ha) và Hiểm trắng (4,83

tấn/ha), thấp nhất là ớt Hiểm lai 207 không ghép (2,58 tấn/ha). Vậy, kết quả này phù hợp với sinh trưởng, số trái trên cây, trọng lượng trái trên cây cao nên năng

suất cao. Như vậy gốc ghép ớt TN 589 và Hiểm trắng cho năng suất cao nhất, đây là 2 giống rất có triển vọng dùng làm gốc ghép để góp phần nâng cao năng

suất cho ớt Hiểm lai 207.

Tương tự như năng suất tổng thì năng suất thương phẩm của gốc ghép ớt

TN 589 là lớn nhất (4,75 tấn/ha), gốc ghép thấp nhất là ớt Hiểm lai 207 không ghép (2,24 tấn/ha).

Tỉ lệ (%) năng suất thương phẩm của các gốc ghép cao, tỉ lệ (%) năng suất thương phẩm của bốn gốc ghép ớt TN 587 (96,82%), TN 588 (95,22%), TN 589 (96,89%), Đà Lạt (97,58%) là tương đương nhau và cao hơn các gốc ghép còn lại, ớt Hiểm lai 207 không ghép thấp nhất (86,85%). Nhìn chung thì tỉ lệ năng

suất thương phẩm của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 có khác biệt

là do ảnh hưởng của năng suất thương phẩm.

Bảng 3.7 Năng suất trái và tỉ lệ (%) năng suất thương phẩm của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207

Gốc ghép Năng suất tổng (tấn/ha)

Năng suất thương phẩm (tấn/ha) Tỉ lệ (%) Năng suất thương phẩm TN 587 3,45 b 3,35 c 96,82 a TN 588 4,03 ab 3,84 bc 95,22 a TN 589 4,90 a 4,75 a 96,89 a Đà Lạt 3,81 b 3,74 bc 97,58 a Hiểm trắng 4,83 a 4,38 ab 90,59 b Đối chứng 2,58 c 2,24 d 86,85 c Mức ý nghĩa * * * CV. (%) 16,19 17,00 2,04

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Trồng ớt Hiểm lai 207 có ghép cho năng suất trung bình cao 1,58 lần so với đối chứng không ghép, làm tăng số trái/cây, trọng lượng trái trên cây trong điều

kiện nhà lưới trồng trong chậu.

Ớt Hiểm lai 207 ghép trên gốc ghépớt TN 589 (4,75 tấn/ha) và Hiểm trắng

(4,38 tấn/ha) năng suất thương phẩm cao hơn so với đối chứng không ghép 2,24

tấn/ha.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Trồng ớt Hiểm lai 207 trong điều kiện nhà lưới trồng trong chậu nên ghép gốc ghép ớt TN 589 và Hiểm trắng địa phương.

Cần tiếp tục nghiên cứu thí nghiệm ớt Hiểm lai 207 ghép trên gốc ghép ớt

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cary, R. and Frank, L, 2006. Grafting for Disease Resistance in Heirloom Tomatoes.

(www.avrdc.org/LC/tomato/grafting.pdf). BOSLAND, P.W., J. IGLESIAS, and M.M. GONZALEZ. 1994. 'NuMex Centennial' and 'NuMex Twilight' ornamental chiles. HortScience 29:1090.

Dương Phát Thịnh, 2013. Ảnh hưởng của bốn loại gốc ghép đến sinh trưởng và năng suất

của ớt Sừng Vàng Châu Phi, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Tủ sách Đại học

Cần Thơ.

Đỗ Mỹ Linh, 2008. Trái cây trị bệnh. Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

Đường Hồng Dật, 2003. Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị. Nhà xuất bản

lao động xã hội.

Hoàng Kiếm Nam, 2003. Thế giới khoa học thực vật. Nhà xuất bản Hà Nộ. http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%9At.

Huỳnh Văn Thới, 2004. Kỹ thuật trồng và ghép sứ thái nhiều màu. Nhà xuất bản trẻ Thành

phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Văn Thới, 2005. Kỹ thuật trồng và ghép hoa hồng. Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ

Chí Minh.

Lâm Anh Nghiêm, 2008. Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc ghép lên ngọn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của năm loại gốc ghép ớt đến sinh trưởng và năng suất của ớt hiểm lai 207 (Trang 35)