Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới có sự chênh lệch nhưng không lớn ở các thời điểm khác nhau trong ngày, thấp vào lúc 7:00 giờ (30.000 – 52.000
lux, tương ứng) tăng dần lúc 9:00 giờ (70.000 – 95.000 lux, tương ứng), 11:00
giờ (82.000 – 105.000 lux, tương ứng) và cao nhất vào lúc 13:00 giờ (85.000 –
120.000 lux, tương ứng) sau đó giảm dần lúc 15:00 giờ (80.000 – 98.000 lux,
tương ứng) và thấp nhất lúc 17:00 giờ (40.000 – 60.000 lux, tương ứng) (Hình 3.2 và Phụ bảng 2.2).
Kết quả ghi nhận được cho thấy cường độ ánh sáng bên trong luôn thấp hơn
bên ngoài nhà lưới do lợp ni lông trên nóc nên đã làm giảm bớt 1 phần ánh sáng tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với nhu cầu của cây rau nói chung (cường độ ánh sáng tối hảo khoảng 20.000 – 30.000 lux). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), nếu nắng gay gắt vào buổi trưa có cường độ ánh sáng từ 80.000-100.000 lux sẽ làm cây cà chua héo, lá và trái bị cháy nắng. Qua thực tế khảo sát nhận thấy trên cây
ớt ghép cũng có hiện tượng đó, vào buổi trưa, do cường độ ánh sáng cao, cây bị
mất nước dẫn đến tình trạng lá bị héo và cụp xuống, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây bởi vì Theo Mai Thị Phương Anh
(1999), ớt có khả năng chịu hạn tốt, mặc khác thí nghiệm được theo dõi thường xuyên nên tình trạng trên sớm được khắc phục bằng cách dùng lưới đen che mát cho cây vào buổi trưa.
19
Hình 3.2 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới trong ngày nắng (26 NSKGh). 3.2.3Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới
Nhiệt độ không chênh lệch nhiều trong và ngoài nhà lưới nhiệt độ tương đối ổn định vào các thời điểm trong ngày (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.3) thấp nhất 7:00
giờ (27 – 28oC, tương ứng) và tăng dần đến 9:00 giờ (31 – 32oC, tương ứng) cao
nhất vào lúc 11:00 giờ (32 – 33,5oC, tương ứng) và giảm dần về cuối ngày 17:00 giờ (28 – 30oC, tương ứng). Theo Đường Hồng Dật (2003), nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 25 – 28oC vào ban ngày. Như vậy nhiệt độ ghi nhận được trong và ngoài nhà lưới ở thời điểm khảo sát cao hơn so với
nhiệt độ thích hợp của ớt điều này gây bất lợi cho sự phát triển của ớt vào buổi trưa nắng nóng cây bị mất nước nhiều dễ bị héo.
Ẩm độ bên trong và ngoài nhà lưới (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.3), ẩm độ bên
trong nhà lưới dao động (63 – 85%), ẩm độ bên ngoài (57 – 79%), vào buổi trưa
nhiệt độ tăng dần, ẩm độ bắt đầu giảm. Theo Mai Thị Phương Anh (1999) độ ẩm
thích hợp cho cây ớt sinh trưởng khoảng 70 – 80%, nếu ẩm độ cao hơn 80% thì rễ sinh trưởng kém, cây sẽ còi cọc, ngoài ra còn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh. Điều này là do buổi sang sớm cóẩm độ không khí cao, khi nhiệtđộ tăng lượng nước bị bốc thoát ra bên ngoài làm ẩmđộ giảm.
20
Hình 3.3 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới trong ngày nắng (26 NSKGh).
Nhìn chung, để hạn chế các yếu tố bất lợi đó cung cấp nước đầy đủ 2 lần/ngày và kết hợp phun mưa môi trường xung quanh để nhiệt độ không tăng
quá cao và ẩm độ không quá thấp vào buổi trưa, chính vì lẽ đó mà cây ít nhiễm sâu bệnh, ra hoa và đậu trái nhiều mà vẫn giữ được hình dạng, màu sắc trái ổn
định.
3.3 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ỚT GHÉP
3.3.1 Chiều cao cây, đường kính gốc và số lá của năm gốc ghép và ngọn ghép
ớt trước khi ghép
Chiều cao cây và đường kính gốc của năm gốc ghép và ngọn ghép ớt trước khi ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Chiều cao cây ngọn ghép ớt Hiểm lai 207 (20,15 cm) trước khi ghép cao hơn chiều cao cây của các giống làm gốc ghép.
Tương tự như chiều cao cây thì đường kính gốc của ngọn ghép ớt Hiểm lai 207 (0,34 cm) lớn hơn các giống làm gốc ghép, đường kính gốc của năm loại gốc
ghép tương đương nhau.
Số lá của các giống ớt trước khi ghép khác biệt không ý qua phân tích thống
kê dao động từ 10,00 – 12,86 lá/cây (Bảng 3.1). Kết quả này có thể là do giai
đoạn cây con thân mọc thẳng chưa phân cành, lóng thân ngắn, lá nhỏ, tốc độ ra lá chậm.
21
Bảng 3.1 Chiều cao cây, đường kính gốc và số lá của năm gốc ghép và ngọn ghép ớt trước khi ghép
Gốc ghép ớt Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá (lá/cây)
TN 587 17,39 bc 0,26 c 11,38 TN 588 18,40 b 0,30 b 11,25 TN 589 16,43 cd 0.27 c 11,86 Đà Lạt 14,71 d 0,31 b 12,86 Hiểm trắng Đối chứng 15,74 cd 20,15 a 0,31 b 0,34 a 12,00 10,00 Mức ý nghĩa * * ns CV. (%) 9,60 10,51 15,51
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns khác biệt không ý nghĩa thống kê.
3.3.2 Tỉ lệ sống sau ghép
Nhìn chung tỉ lệ sống sau ghép trung bình của các loại gốc ghép ớt trong
vườn ươm là khá cao (86%) vào thời điểm 12 NSKGh và ổn định trở về sau
(Bảng 3.2). Ngoài ra, yếu tố về khí hậu như nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian
ghép thuận lợi, với sự đầy đủ về vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc cây, thao tác ghép, thời điểm ghép cây con cũng ảnh hưởng rất lớn đến
tỉ lệ sống của cây ớt sau khi ghép. Nếu nhiệt độ quá cao cây sẽ bị héo và chết,
còn nếu ẩm độ quá cao, các tầng lá sẽ phát sinh bệnh và rụng (Oda, 1995). Một vài ngày đầu các bộ phận già của ngọn ghép có thể không giữ được tươi như cũ nhưng những lá non và ngọn đảm bảo phải tươi. Cây hồi phục được tính khi
50% số cây theo dõi có biểu hiện phát triển đọt mới đồng thời với sự phát triển
tầng sùi ở vết cắt (Lê Thị thủy, 2000).
Kết quả thực nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Kim Cương
(2003), tỉ lệ sống sau khi ghép đạt rất cao và có thể đạt cao hơn phụ thuộc vào tình trạng cây ghép, thao tác ghép và điều kiện chăm sóc cây sau khi ghép.
Bảng 3.2 Tỉ lệ (%) sống sau ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
Ngày sau khi ghép (ngày) Gốc ghép 3 6 9 12 15 TN 587 100 100,0 100,0 93,3 93,3 TN 588 100 95,0 90,0 85,0 85,0 TN 589 100 85,0 80,0 75,0 75,0 Đà Lạt 100 100,0 93,3 86,7 86,7 Hiểm trắng 100 94,7 89,5 89,5 89,5 Trung bình 100 95,0 91,0 86,0 86,0 (số liệu tính trung bình)
22
3.3.3 Thời gian từ ngày trồng đến ngày cây trổ hoa, đậu trái và có trái chín 50%
Thời gian từ lúc trồng đến khi trổ hoa (9 ngày), đậu trái 50% (20 ngày) và trái chín 50% trung bình 51 ngày sau khi trồng ớt Hiểm lai 207 tương đương
nhau, điều này có thể là do đặc tính của từng giống.
Bảng 3.3 Thời gian từ ngày trồng đến trổ hoa, đậu trái và có trái chín 50% của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
Thời gian từ ngày trồng đến ngày Gốc ghép
Trổ hoa 50% Đậu trái 50% Trái chín 50%
TN 587 10 21 51 TN 588 8 19 51 TN 589 9 20 50 Đà Lạt 9 21 53 Hiểm trắng 9 20 52 Đối chứng 9 20 51 Trung bình 9 20 51 (Số liệu tính trung bình)
3.3.4 Chiều cao gốc ghép
Chiều cao gốc ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác
biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.4 và Phụ bảng 3.1). Gốc ghép ớt
TN 588 luôn có chiều cao gốc ghép ớt cao nhất so với các gốc ghép ớt còn lại ở
cùng các thời điểm khảo sát (8,00 – 10,06 cm) tương ứng với giai đoạn 1 – 90 NSKT và giống có chiều cao gốc ghépớt thấp nhất là ớt Hiểm trắng (3,99 – 5,00
cm, tương ứng). Vậy, chiều cao gốc ớt ghép có ảnh hưởng và cũng được tìm thấy
trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2008), trên cây cà chua ghép thì chiều cao gốc ghép qui định.
23
Hình 3.4 Chiều cao gốc ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 3.3.5 Chiều cao cây ớt ghép
Chiều cao cây ớt ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.5 và Phụ bảng 3.2), thời
điểm từ 1 – 30 NSKT, chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 không ghép và gốc ghép ớt
TN 588 đều cao hơn các gốc ghép còn lại. Thời điểm 90 NSKT, chiều cao cây của bốn gốc ghép ớt TN 588 (95,36 cm), TN 589 (90,05 cm), Hiểm trắng (91,71 cm), Hiểm lai 207 không ghép (95,91 cm) có chiều cao cây tương đương nhau và cao hơn giống gốc ghép ớt TN 587 (81,38 cm) và Đà Lạt (78,00 cm). Điều này cho thấy trên cùng một loại ngọn ghép thì chiều cao cây sẽ do đặc tính di truyền của giống làm gốc ghép quyết định, gốc ghép càng khỏe thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi ngọn ghép càng nhiều làm cho ngọn ghép lớn nhanh về kích thước và ngược lại. Kết quả này cũng được Trần Thị Cẩm Dung (2013) và
Dương Phát Thịnh (2013), ghi nhận rằng chiều cao cây ớt Hiểm lai 207 và Sừng vàng ghép ảnh hưởng bởi các gốc ghép ớt.
24
Hình 3.5 Chiều cao câyớt ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức tăng nhanh ở giai đoạn 1 – 30 NSKT trung bình 1,25 cm/ngày vì ở giai đoạn này cây ghép đã phục
hồi và cây đã phát triển đầy đủ thân lá nên khả năng quang hợp cũng như cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây được tốt nhất, ở giai đoạn 30 – 60 NSKT trung bình 0,77 cm/ngày do ở giai đoạn này cây đã ra hoa kết trái nên cây tăng trưởng chậm,
còn ở giai đoạn 60 – 90 NSKT chiều cao cây tăng trưởng chậm lại trung bình
0,27 cm/ngày do đây là giai đoạn trái rộ nên nhu cầu dinh dưỡng của cây đều tập trung để nuôi trái nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng chậm lại (Bảng 3.4).
Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng của chiều cao câyớt ghép (cm/ngày) của năm loại gốc ghép ớt trên ngọn ớt Hiểm lai 207
Ngày sau khi trồng (ngày) Gốc ghép 1 – 30 30 – 60 60 – 90 TN 587 1,27 0,71 0,15 TN 588 1,36 0,80 0,27 TN 589 1,15 1,02 0,17 Đà Lạt 1,08 0,71 0,27 Hiểm trắng 1,24 0,57 0,54 Đối chứng 1,36 0,80 0,19 Trung bình 1,25 0,77 0,27 (Số liệu tính trung bình)
25
Kết quả này cũng được tìm thấy ở Lý Hương Thanh (2010), Nguyễn Thị
Kim Đằng (2012) và Dương Phát Thịnh (2013), nghiên cứu trên ớt ghép và ớt năng suất ghi nhận là do đặc tính di truyền của giống quy định và sự tương hợp
giữa gốc và ngọn cũng phần nào tác động đến sự tăng trưởng chiều cao cây ghép.
3.3.6 Đường kính gốc ghép
Đường kính gốc ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.6 và Phụ bảng 3.3). Ớt Hiểm lai 207 luôn có đường kính gốc ghép ớt lớn nhất so với các giống còn lại ở cùng thời điểm khảo sát (0,45 – 1,20 cm) tương ứng với các giai đoạn 1 – 90 NSKT và giống có đường kính gốc nhỏ nhất là gốc ghép ớt TN 578 (0,29 – 0,87 cm, tương ứng). Ngọn ghép khỏe phát triển mạnh thì gốc ghép không ngừng gia tăng kích thước để đảm bảo vận chuyển nước, dinh dưỡng cho ngọn ghép và ngược lại.
Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do khả năng hóa gỗ của gốc ghép ớt
khác nhau khả năng tăng trưởng đường kính.
Theo nhận định Phạm Văn Côn (2007), một nghiệm thức ghép có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi có sự phù hợp sinh học đầy đủ giữa các thành phần
ghép trong thời gian dài, đáp ứng yêu cầu trao đổi vật chất giữa chúng và đảm
bảo quá trình sống bình thường của cây ghép. Kết quả này cũng được tìm thấy
trong nghiên cứu của Lý Hương Thanh (2010) và Nguyễn Thị Kim Đằng (2012),
trên cây ớt kiểng. Tuy nhiên, đường kính gốc ghép lớn hay nhỏ cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất trái của các gốc ghép.
26
3.3.7 Đường kính ngọn ghép
Đường kính ngọn ghép của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.7 và Phụ bảng 3.4), vào thời điểm 1 – 30 NSKT, đường kính ngọn của Hiểm lai 207 ghép trên các gốc ghép ớt
TN 588, TN 589 và Hiểm trắng tương đương nhau và điều cao hơn các gốc ghép ớt còn lại. Thời điểm 90 NSKT, đường kính ngọn ghép của ba giống gốc ghép ớt
TN 588 (1,06 cm), TN 589 (1,05 cm) và Hiểm trắng (1,05 cm) có đường kính
gốc ghép tương đương nhau và lớn hơn 2 giống gốc ghép ớt Đà Lạt (0,95 cm), TN 587 (0,90 cm). Đều này do đặc tính duy truyền của giống và sự tương thích
giữa ngọn ngép và gốc ghép. Kết quả cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đằng (2012), giai đoạn cây trưởng thành, phát triển trái, khác biệt về đường kính gần tương đương với sự khác biệt về chiều cao cây, cao ngọn; từ đó cho thấy các giống tăng trưởng mạnh về chiều cao thì có đường kính ngọn ghép lớn. Vậy, đường kính
ngọn ghép tốt thì cây có khả năng trao đổi chất và phát triển tốt, ngọn ghép phát
triển tốt thì sẽ làm tăng năng suất của các gốc ghép.
Hình 3.7 Đường kính ngọn ghép (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 3.3.8 Tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép
27
Tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép ớt của năm loại gốc ghép trên ngọn
ớt Hiểm lai 207 dao động từ 0,96 – 1,15 vào thời điểm 90 NSKT, tỉ số gần 1 nhất là gốc ghép ớt TN 589 (1,02) do vậy gốc ghép ớt TN 589 luôn phát triển rất tốt về chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng của cây, còn xa 1 nhất là gốc ghép ớt Đà
Lạt (1,15) có hiện tượng chân voi cho nên sinh trưởng của ngọn ghép phát triển kém (Bảng 3.5). Theo nhận định của Phạm Văn Côn (2007), khi tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép bằng 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường do thế
sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép. Lớn hơn 1 cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Trường hợp nhỏ hơn 1, cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân), thể sinh trưởng của ngọn ghép mạnh hơn gốc ghép, cây ghép thường phát triển kém, tuy nhiên càng gần 1 thì tốt hơn xa 1. Do đó sự tương hợp của gốc ghép và ngọn ghép tốt thì quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của gốc ghép và ngọn ghép trở nên dễ dàng
hơn. Vậy, tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép sẽảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất của các gốc ghép.
Bảng 3.5 Tỉ lệ đường kính gốc ghép/ngọn ghép của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
Ngày sau khi trồng (ngày) Gốc ghép 1 30 60 90 TN 587 1,07 1,06 0,99 0,97 TN 588 1,09 1,06 1,00 0,96 TN 589 0,97 1,00 0,99 1,02 Đà Lạt 1,25 1,30 1,15 1,15 Hiểm trắng 1,13 1,20 1,08 1,04 (Số liệu tính trung bình) 3.3.9 Đường kính tán
Đường kính tán của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt
có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.8 và Phụ bảng 3.5). Gốc ghép ớt TN 589 có đường kính tán lớn hơn (81,89 cm) so với các giống còn lại, có đường
kính tán nhỏ nhất là gốc ghép ớt TN 587 (65,24 cm). Vậy số nhánh trên cây càng nhiều và các xòe ra nhiều thì đường kính tán càng lớn, đường kính tán của gốc
ghép cũng bị ảnh hưởng bởi các loại gốc ghép khác nhau. Đường kính tán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến số trái và năng suất trái, đường kính tán càng lớn thì có tiềm năng cây cho trái nhiều thì năng suất trái sẽ cao.
28
Hình 3.8 Đường kính tán (cm) của năm gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207
3.3.10 Kích thước trái
Kích thước trái của năm loại gốc ghép trên ngọn ớt Hiểm lai 207 khác biệt
có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.6). Chiều dài trái của ớt Hiểm lai 207 không ghép là dài nhất (7,84 cm), ngắn nhất là gốc ghép ớt TN 588 (7,04 cm). Đường kính trái lớn nhất là gốc ghép ớt TN 589 (0,86 cm), nhỏ nhất là ớt Hiểm
lai 207 không ghép (0,76 cm). Điều này chứng tỏ gốc ghép làm thay đổi kích