Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tình hình quản lý chi phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại Nhà máy điện Uông Bí Tổng Công ty Phát điện 1 (Trang 47 - 49)

- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty Điện

3.2.1.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau:

Thứ nhất:Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.

Thứ hai: Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có cùng một nội dung kinh tế, chúng không nói rõđịa điểm và mục đích bỏ ra chi phí. Còn những chi phí nào phát sinh nói rõđịa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Thứ ba:Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước của kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước, nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế; nhưng không bao gồmchi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ.

Thứ tư: Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quanđến cả sản phẩm cònđang dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, quản trị giá

thành phải gắn liền với quản trị chi phí sản xuất kinhdoanh.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Về thực chất chi phí và giá thành là 2 mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả sản xuất.

Chúng giống nhau về chất và khác nhau về lượng. Nghĩa là không phải toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ đều được tính vào sản phẩm trong kỳ. Có nhữngchi phí thực tế đã phát sinh những được tính vào giá thành của kỳ sau, ngược lại có những chi phí chưa phát sinh nhưng lại được tính vào giá thành của kỳ này. Do có sự khác nhau giữa sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ nên gây ra chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Tổng giá thành sản phẩm dịch vụ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí sản xuất dở dang cuối kì Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Nếu tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ hạ giá thành sản phẩm.Từ đó, nếu ta quản lý chi phí tốt thì sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm đáng kể và ngược lại nếu quản lý chi phí không tốt sẽ làm cho chi phí tăng dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ tăng.

Quản lý chi phí khoa học hợp lý nhằm giảm chi phí không cần thiết, tránh

lãng phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

- Những chi phí không cần thiết, tránh lãng phí có thể giảm: + Chi phí hành chính: Điện, điện nước, điện thoại, tiếp khách…

+ Chi phí quản lý: Bố trí lao động hợp lý, cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ

+ Tiết kiệm hao hụt, tránh lãng phí nguyên vật liệu, giảm thiểu phế liệu, sai kích cỡ…

- Quản lý chi phí tốt là nhân tố quyết định đến việc hạ giá thành sản phẩm, bởi giá thành cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí, chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao và ngược lại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tình hình quản lý chi phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại Nhà máy điện Uông Bí Tổng Công ty Phát điện 1 (Trang 47 - 49)