Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Đồng Tiến (Trang 64 - 68)

- xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các vị trắ chức danh trong công ty, liên tục tiến hành các chương trình đạo nâng cao trình độ cán

3.2.3Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.2.3.1 Cần lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động

Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, cần phải có một lượng vốn nhất định để đủ tài trợ cho hoạt động của công ty, hơn nữa trong hoạt động của công ty nhu cầu vốn lưu động tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Do vậy, cần lập kế hoạch sử dụng cũng như nguồn tài trợ để hoạt động diễn ra liên tục.

Với đặc điểm của một công ty xây dựng nên nhu cầu vốn lưu động, đặc biệt là nguyên vật liệu phục vụ thi công là không thường xuyên. Khi đến mùa xây dựng hay trước khi thi công một công trình lớn, các công ty xây dựng thường dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu là nguyên vật liệu thi công, do đó cần phải lập kế hoạch tìm nguồn tài trợ, cũng như kế hoạch sử dụng khi bước vào các thời điểm này.

Để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động, công ty cần phải lập kế hoạch cụ thể và cần thiết chú ý đến các vấn đề như:

- Cần xác định một cách tương đối chắnh xác nhu cầu vốn lưu động của công ty trước khi công ty bước vào thi công một công trình lớn hay trước khi công ty bước vào mùa xây dựng, từ đó đưa ra kế hoạch tài trợ cho nhu cầu vốn cần sử dụng. Nhu cầu sử dụng cần căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty có thể tìm các nguồn tài trợ như vốn vay từ ngân hàng, chiếm dụng thêm vốn từ các nhà cung cấp, tăng các khoản phải trả.

- Công ty cần tìm các nguồn tài trợ ngoài ra công ty cần phải cân đối các nguồn này một cách hợp lý để có thể đảm bảo nguồn tài trợ cũng như cắt giảm chi phắ một cách tối đa, đặc biệt là chi phắ lãi vay.

3.2.3.2 Quản lý tốt các khoản phải thu

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, các khoản phải thu của công ty cũng chiếm một tỷ trọng khá cao, hơn nữa qua các năm tỷ trọng này lạ có xu hướng tăng lên, khi các khoản phải thu có thể do chắnh sách tắn dụng thương mại của công ty được nới lỏng để tăng doanh thu, tuy nhiên khoản phải thu quá cao cũng chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chắnh bởi vậy công ty cần quản lý tốt các khoản phải thu, giảm thiểu khoản phải thu, để có thể vừa tăng doanh thu của công ty, vừa có thể đạt được một kết quả kinh doanh tốt. Để có thể quản lý các khoản phải thu công ty cần thực hiện một số biện pháp như:

- Tăng cường công tác thẩm định, đánh giá các chủ đầu tư về khả năng trả nợ trước khi thi công các công trình, các dự án có nguồn vốn không đảm bảo, công ty không nên thực hiện kể cả khi đã trúng thầu.

- Cần chặt chẽ trong các hợp đồng, phải thỏa thuận rõ ràng thời hạn thanh toán khi công trình được thi công xong, trong trường hợp đến hạn mà các chủ đầu tư chưa trả tiền, phải tắnh lãi cho số tiền chưa thu được. Cần đánh giá, theo dõi tình hình ngân quỹ của khách hàng, nắm được chu kỳ ngân quỹ, biết khi nào khách hàng có tiền, khả năng thanh toán để tiến hành thu hồi nợ.

- Trong trường hợp thi công các công trình có thời hạn thu nợ lâu, công ty phải đưa ra một mức giá phù hợp để có thể bù đắp được các rủi do có thể gặp phải.

- Quản lý sát sao các khoản phải thu, thông qua việc sắp xếp, đánh giá các khoản nợ, có thể theo thứ tự thời gian hoặc khả năng thanh toán của khách hàng để có thể kịp thời giải quyết cũng như thu hồi các khoản nợ quá hạn, tránh trường hợp đến hạn nhưng không đòi thu hồi có thể làm cho khách hàng tiếp tục chiếm dụng được vốn của công ty.

Nhìn chung, để quản lý tốt các khoản phải thu, công ty cần chú trọng tới nguồn tiền mà công ty của mình thu được từ việc thực hiện. Các dự án, công trình có nguồn tiền không tốt kể cả sinh lời cao cũng không thực hiện.

3.2.3.3 Quản lý tốt hàng tồn kho

Có thể nhận thấy hàng tồn kho của công ty có tỷ trọng quá lớn qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động cũng như tài sản ngắn hạn của công ty. Trong các năm từ 2008 Ờ 2010 tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm trên dưới 50% với tổng tài sản, đặc biệt năm 2009 tỷ lệ này lên đến 58% so với tổng tài sản.

Như vậy, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá cao trong thời gian qua mà chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ thi công. Hơn nữa, lượng hàng tồn kho gây ra ảnh hưởng gián tiếp và không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, do đó công ty phải

quản lý tốt hàng tồn kho của mình để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Để có thể giải quyết tình trạng này công ty cần thực hiện các giải pháp:

- Trước mắt, công ty phải giảm thiểu bớt hàng tồn kho bằng cách nhanh chóng đưa các hàng tồn kho này vào thực hiện thi công công, thanh lý các hàng tồn kho tồn quá lâu với giá thấp, nhưng vẫn đảm bảo hòa vốn để có thể có nguồn vốn tài trợ cho các tài sản khác.

- Công ty phải tạm dừng nhập các loại nguyên vật liệu đang tồn cũng như tắnh toán lại nhu cầu nguyên vật liệu của công ty để có hướng thanh lý và nhập các loại nguyên vật liệu hợp lý

- Đẩy mạnh tham gia đấu thầu cũng như tìm kiếm các công trình có thể nhanh chóng thực hiện để có thể đưa số hàng tồn kho của công ty vào thi công, giúp giải phóng kho, giảm chi phắ bảo quản trong coi cũng như nhiều chi phắ khác.

- Tăng cường công tác kiểm kê hàng tồn kho, thống kê thường xuyên biết được tình hình hàng tồn kho tại công ty về số lượng, chất lượng để có hướng sử dụng cũng như dự trữ hàng tồn kho đúng, đủ. Thông qua hệ thống sổ sách ghi chép, nắm được số lượng giá trị hàng tồn kho tại công ty định kỳ.

- Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch sản xuất của công ty trong từng quý một cách chi tiết cụ thể để có kế hoạch dự trữ cũng như tìm nguồn tài trợ hợp lý nhất.

3.2.3.4 Tăng khả năng chiếm dụng vốn của công ty

Trong những năm vừa qua, nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn, chủ yếu là các khoản khách hàng trả trước, cụ thể là các khoản do các chủ đầu tư ứng trước tiền cho công ty, chứ các khoản chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu còn nhỏ. Doanh nghiệp cần phải có những

cơ chế, biện pháp để có thể tăng khoán chiếm dụng từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu thi công lên mức cao hơn. Có thể thấy nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng thể hiện trong khoản phải thu khách hàng là cao, chắnh bởi vậy công ty phải chiếm dụng mạnh hơn các nguồn vốn từ các nhà cung cấp khác. Các biện pháp có thể đưa ra như: thỏa thuận về chắnh sách tắn dụng thương mại đối với các nhà cung cấp, kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp dài nhất có thể, do mỗi lần nhập nguyên vật liệu đều với số lượng lớn nên công ty hoàn toàn có thể thỏa thuận chắnh sách tắn dụng thương mại đối với các nhà cung cấp theo hướng có lợi cho công ty của mình. Có như vậy, công ty mới có thể chiếm dụng thêm vốn từ các nhà cung cấp, số vốn chiếm dụng này để tài trợ cho các nguồn khác, tăng khả năng sinh lời cho công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Đồng Tiến (Trang 64 - 68)