II XÂY DỰNG CHUYÊN NGHÀNH KHÁC
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đồng Tiến
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được dánh giá qua phân tắch các chỉ tiêu liên quan đến tổng vốn, doanh thu và lợi nhuận của công ty và được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty TNHH Đồng Tiến Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 VCĐ 2009 Chênh lệch VCĐ 2010 Chênh lệch Lượng % Lượng % 1. Tổng vốn 11427 29415 17988 157.4% 51491 22076 75.1% 2. Doanh thu 22950 3230 4 9354 40.8% 61341 29037 89.9% 3. Lợi nhuận 409 249 -160 -39.1% 671 422 169.5% 4. Hiệu suất sử dụng vốn 2.01 1.10 (0.91) -45.3% 1.19 0.09 8.5% 5. Tỷ suất lợi nhuận vốn 0.04 0.01 (0.03) -76.3% 0.01 0.00 53.9%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chắnh 2008, 2009, 2010
- Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty
Hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty cho biết một đồng vốn của công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
+ Năm 2008, chỉ tiêu này đạt 2.01 tức một đồng vốn của công ty tạo ra được 2.01 dồng doanh thu cho công ty.
+ Năm 2009, hiệu suất sử dụng vốn của công ty giảm 45.3% xuống còn 1.1.
+ Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn của công ty có tăng nhẹ so vơi năm 2009 đạt.1.19, tăng 8.5% so với năm 2009.
Năm 2009, 2010 hiệu suất sử dụng vốn của công ty có xu hướng giảm xuống so vơi năm 2008, nguyên nhân trong hai năm này lượng vốn của công ty tăng mạnh năm 2009 tăng 17998 triệu đồng tương đương 157.4% trong khi doanh thu cũng tăng mạnh vè lượng nhưng xét về mặt tỷ trọng thì thấp hơn so vơi vốn là rất nhiều cụ thể doanh thu năm 2009 tăng 9354 triệu đồng nhưng chỉ tăng 40.8% so với năm 2008. Điều đó đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm xuống.
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn của công ty không cao, hơn nữa lại có xu hướng giảm nên công ty cần phải có biện pháp nhằm cải thiện hiệu suất này.
- Đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn
Tỷ suất lợi nhuận vốn của công ty trong thời gian thấp và cũng có xu hướng giảm khá mạnh. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận vốn của công ty đạt mức 4% tức 100 đồng vón của công ty tạo ra được 4 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này giảm vào năm 2009 và 2010, đạt 1% vào cả hai năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự tăng lên của vốn qua các năm, và xu hướng giảm xuống của lợi nhuận.
+ năm 2009, khi tổng vốn của công ty tăng 157.4% thì lợi nhuận của công ty lại giảm xuống 39.1% đây là nguyên nhân chắnh của sự giám sút tỷ suất lợi nhuận.
+ Năm 2010, mặc dù cả lợi nhuận và vốn cùng tăng lên nhưng cả hai khoản mục này tăng lên với tốc độ khá tương đồng nhau nên tỷ suất lợi nhuận của công ty không có sự thay đổi nhiều so với năm 2009.
Để xem xét và đánh giá cụ thể hiệu quả sử dụng vốn của toàn doanh nghiệp ta đi đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận trong tổng vốn của công ty.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, ta đi xem xét đánh giá các chỉ tiêu sau
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 VCĐ Chênh lệch VCĐ Chênh lệch Lượng % Lượng % 1. VCĐ bình quân 5295 7182 1887 35.6% 8900 1718 23.9% 2. Doanh thu 22950 3230 4 9354 40.8% 61341 29037 89.9% 3. Lợi nhuận trước thuế 455 250 -205 -45.1% 755 505 202.0% 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (2/1) 4.33 4.50 0.16 3.8% 6.89 2.39 53.2% 5. Hàm lượng VCĐ 0.23 0.22 (0.01) -3.6% 0.15 (0.08) -34.7% 6. Tỷ suất LN VCĐ 9% 3% (0.06) -66.7% 8% 0.05 166.7%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chắnh năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua các năm ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ở mức cao và có chiều hướng tăng. Cụ thể:
+ Năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp đạt mức 4.33 lần, đây là một mức cao, nó cho thấy một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 4.33 đồng doanh thu.
+ Năm 2009, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên đạt 4.5 lần tăng 3.8% so với năm 2008. Với sự tăng lên khá đồng đều của cả doanh thu cũng như vốn cố định bình quân lần lượt là 35.6% và 40.8% làm cho hiệu suất tài sản cố định không thay đổi nhiều, tuy nhiên với hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy việc sử dụng tài sản cố định trong các năm này là khá tốt.
+ Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng rất mạnh đạt 6.89 lần tăng hơn 50% so với năm 2009, mặc dù năm 2010 vốn cố định của công ty cũng tăng lên gần 25% tuy nhiên với mức tăng trưởng doanh thu mạnh 90% là nguyên nhân của sự tăng lên của hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty ở mức cao, có xu hướng tăng lên qua các năm. Đây là một tắn hiệu tốt cho thấy công tác quản lý, sử dụng vốn cố định của công ty là khá tốt, công ty đã khai thác tài sản cố định với công suất cao. Cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị với công suất cao sẽ là việc xuống cấp nhanh chóng của các tài sản này, bởi vậy công ty cần chú trọng đến công tác sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các tài sản này để hiệu suất sử dụng các tài sản này luôn ở mức cao và không bị giảm sút.
- Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết để tạo được một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Qua các năm, chỉ tiêu này giảm dần, cho thấy để tạo ra được một đồng doanh thu càng cần ắt vốn cố định hơn. Chỉ tiêu này của công ty thấp là một điều tốt cho công ty, cụ thể năm 2008 là 0.23, giảm xuống 0.22 vào năm 2009 và giảm mạnh vào năm 2010 còn 0.15 tương đương với mức giảm 34.7%. Hàm lượng vốn cố định của công ty có xu hướng giảm xuống là do tốc đọ tăng của doanh thu tăng nhanh hớn tốc độ tăng của vốn cố định, năm 2009 khi doanh thu tăng trưởng 40.8% trong khi đó vốn cố định chỉ tăng
35.6% , tương tự năm 2010 tốc độ tăng của doanh thu tăng mạnh gần 90% trong khi đó vốn cố định của công ty chỉ tăng 24%.
Tóm lại, chi tiêu này cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, chỉ tiêu này của công ty thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng, qua mỗi năm để tạo ra được một đồng doanh thu doanh nghiệp càng phải bỏ ra ắt vốn cố định hơn chứng tỏ rằng việc sử dụng kết hợp các tài sản cố định của công ty, cũng như chứng tỏ chất lượng tài sản của công ty ngày càng được cải thiện qua các năm.
- Đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Để đánh giá chỉ tiêu này, cần xem xét sự biến động của lợi nhuận và vốn cố định bình quân của doanh nghiệp.
Biểu đồ 6 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của công ty
Có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của doanh nghiệp tăng giảm không ổn định, năm 2008 tỷ suất này tỷ suất này đạt 9% tức một 100 đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 9 đồng lợi nhuận. Sang năm 2009, tỷ suất
lợi nhuận VCĐ của doanh nghiệp giảm mạnh xuống 3% , tức tỷ suất này giảm 66.7%. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận tăng mạnh lên 8% tương đương 166.7%.
Sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là do sự thay đổi không đồng đều của lợi nhuận và vốn cố định của công ty. Năm 2009, tỷ suất này giảm mạnh từ 9% xuống 3% do lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 45,1% trong khi đó vốn cố định lại tăng lên 35,6%. Sự tăng lên của vốn cố định và giảm xuống của lợi nhuận đều làm cho tỷ suất này giảm xuống, hai sự thay đổi ngược chiều này đã làm cho tỷ suất này giảm mạnh vào năm này. Đến năm 2010, tỷ suất lợi nhuận lại tăng mạnh so với năm 2009. Mặc dù cả lợi nhuận và vốn cố định của doanh nghiệp đều tăng so với năm 2009 nhưng lợi nhuận năm 2001 tăng rất mạnh 505 triệu đồng tương đương 202.2%, vốn cố định tăng 1718 triệu đồng nhưng chỉ tương đương 23.9% đã làm cho tỷ suất này tăng cao như vậy.
Nhìn chung, công ty có hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận vốn cố định lại không ổn định , tăng giảm thất thường. có thể thấy việc sử dụng các tài sản cố định của công ty là khá tốt với một lượng vốn cố định không cao nhưng lại tạo ra một lượng doanh thu rất lớn, nhưng việc quản lý các chi phắ của doan nghiệp chưa thực sự tốt đã dẫn đến việc doanh thu lớn nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp không cao đã làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của doanh nghiệp không ổn định và tương đối thấp. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đến việc quản lý các chi phắ trong doanh nghiệp, tránh trường hợp làng phắ, sử dụng các chi phắ không hợp lý để có thể tạo được một lợi nhuận cao hơn.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như đã phân tắch ở trên, trong nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp, vốn nằm trong các khoản mục hàng tồn kho hay các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn gần như là phần lớn lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để
phân tắch hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp ta có thể xem xét đánh giá thông qua bảng tổng hợp số liệu sau.
Bảng 8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Đồng Tiến
Chỉ tiêu Năm
2008 Năm 2009
Năm 2010
1. Doanh thu thuần 22950 32304 61341
2. VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 6132 22233 42591
3. Lợi nhuận sau thuế 409 249 671
4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 3.74 1.45 1.44 5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 6.67% 1.12% 1.58%
6. Số vòng quay VLĐộng (1/2) 3.74 1.45 1.44
7. Số ngày luân chuyển của một vòng
quay VLĐ 96.19 247.77 249.96
8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(2/1) 27% 69% 69%
- chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động
chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ của công ty tạo ra được bao nhiêu đông doanh thu, trong giai đoạn 2008 Ờ 2010 chỉ tiêu này của doanh nghiệp không cao và có chiều hướng giảm. cụ thể:
Năm 2008, tỷ lệ này là 3.74 như vậy một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 3.74 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2009 và 2010 và giữ ở mức xấp xỉ 1.45 mức giảm lớn này là do sự tăng lên quá mạnh của vốn lưu động sử dụng trong kỳ năm 2009 vốn lưu động đã tăng gần gấp 4 lần vốn lưu động của năm 2008, do vậy mặc dù doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng khá mạnh về lượng nhưng xét về mặt tỷ trọng lại nhỏ hơn sự tăng lên của vốn lưu động rất nhiều đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp giảm mạnh như vậy.
Tóm lại hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là thấp lại có xu hướng giảm sút mạnh. Công ty cần thiết phải đưa ra các giải pháp để cải thiện chỉ số này.
- chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: chỉ tiêu này của doanh nghiệp cũng ở mức thấp và có chiều hướng giảm giống như hiệu suất sử dụng vốn lưu động. năm 2008 tỷ suất lợi nhuận đạt 6.67% , sau đó giảm mạnh vào năm 2009 còn 1.12% và 1.58% vào năm 2010, như vậy một động vốn lưu động của công ty chỉ tạo được cao nhất cũng chỉ 3.74 đồng lợi nhuận vào năm 2008, đặc biệt là 2009 và 2010 chỉ hơn một đồng lợi nhuận.
Nguyên nhân chắnh là do doanh nghiệp sử dụng một lượng vốn lưu động rất lớn so với tổng tài sản chiếm trên 80% vào năm 2009 và 2010 nhưng lượng lợi nhuận tạo ra là rất nhỏ thậm chắ còn giảm mạnh vào năm 2009. Điều này có thể thấy cần xem xét lại công tác quản lý chi phắ cũng như sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để có hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt hơn.
- Tốc độ luôn chuyển vốn lưu động
Xem xét tốc độ luôn chuyển vốn lưu động của công ty ta đánh giá 2 chỉ tiêu : số vòng quay vốn lưu động và số ngày luân chuyển của một vòng quay.
+ Năm 2008, số vòng quay vốn lưu động đạt 3.74 vòng tương đương hơn 96 ngày một vòng quay, đối với một công ty xây dựng như công ty Đồng Tiến, các chỉ tiêu này có thể chấp nhận được.
+ Năm 2009, số vòng quay vốn lưu động của công ty giảm còn 1.45 vòng giảm khoảng 2.5 lần so với năm 2008, và số ngày để thực hiện một vòng quay tăng lên gần 250 ngày, như vậy sự luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là quá chậm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
+ Năm 2010, số vòng quay của công ty cũng xấp xỉ năm 2009 1.44 vòng, do năm 2010 lợi nhuận sau thuế và vốn lưu động của công ty có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, do vậy mà số vòng quay không có sự thay đổi
nhiều tuy nhiên số ngày thức hiện một vòng quay vốn lưu động vẫn đạt mức gần 250 ngày. Số ngày này quá lớn, vốn lưu động của của công ty quá chậm. Vốn lưu động của công ty luân chuyển quá chậm, công ty cần xem lại việc quản lý vốn lưu động, đặc biệt cần cải thiện cách quản lý các khoản mục lớn như: hàng tồn kho hay các khoản phải thu để có thể có kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cao hơn.