0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒNG TIẾN (Trang 33 -42 )

II XÂY DỰNG CHUYÊN NGHÀNH KHÁC

2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty

2.2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là hết sức gay gắt. các doanh nghiệp phải hết sức chủ động và linh hoạt trong việc phải tim kiếm các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiêp. Nhờ có sự năng động, sáng tạo, linh hoạt công ty đã nhanh chóng thắch ứng với thị trường trong những năm qua. Để hiểu rõ hơn hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của công ty, cần phải xem công ty đã sử dụng các nguồn nào để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp

Bảng 4 Tình hình nguồn vốn của công ty

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nvốn 2009 Chênh lệch / 2008 N Vốn 2010 Chênh lệch /2009

Lượng Tỷ trọg Lượng trọgTỷ Lượng Tỷ trọg Lượng trọngTỷ Lượng Tỷ trọg

Tổng nguồn vốn 12507 100.0% 46323 100.0% 33816 270% 56659 100.0% 10336 22.3% A. Nợ phải trả 7852 62.8% 42166 91.0% 34314 437% 51848 91.5% 9682 23.0% I. Nợ ngắn hạn 5102 40.8% 38116 82.3% 33014 647% 46798 82.6% 8682 22.8%

1. Vay ngắn hạn 1638 13.1% 230 0.5% -1408 -86% 331 0.6% 101 43.9%

2. Phải trả người bán 199 1.6% 1400 3.0% 1201 604% 4542 8.0% 3142 224.4% 3.Người mua trả trước 2656 21.2% 35263 76.1% 32607 1228% 38080 67.2% 2817 8.0% 4.Thuế và phải nộp NN 122 1.0% 1197 2.6% 1075 881% 3393 6.0% 2196 183.5% 5. Phải trả người LĐ 487 3.9% -487 -100% 435 0.8% 435 6.Phải trả khác 25 0.1% 25 18 0.0% -7 -28.0% II. Nợ dài hạn 2750 22.0% 4050 8.7% 1300 47% 5050 8.9% 1000 24.7% B. Vốn chủ sở hữu 4655 37.2% 4157 9.0% -498 -11% 4811 8.5% 654 15.7% I.Vốn chủ sở hữu 4594 36.7% 4120 8.9% -474 -10% 4790 8.5% 670 16.3%

II. Quỹ khen thưởng 61 0.5% 36 0.1% -25 -41% 20 0.0% -16 -44.4%

Từ bảng tổng hợp nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2008 Ờ 2010, ta thấy được nguồn vốn của công ty gồm có hai nguồn chủ yêu:

- Nguồn vốn vay và chiếm dụng từ công ty khác - Nguồn vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2009, nguồn vốn của công ty tăng gần 34 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng gần 270% so với năm 2008. Đến năm 2010, nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương 23 % tuy tốc độ tăng trưởng công ty giảm so với năm 2008 tuy nhiên lượng nguồn vốn tăng lên tại doanh nghiệp thì không hề nhỏ. Điều này chứng tỏ khả năng huy động cũng như chiếm dụng vốn của công ty là tương đối tốt.

Biểu đồ 1 Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm

Trong tổng nguồn vốn của công ty, các khoản vốn vay và chiếm dụng của công ty là rất lớn và tỷ trọng nợ phải trả của công ty là khá cao và có xung hướng tăng manh qua các năm. Vào năm 2008 , các khoản nợ phải trả của công ty chỉ chiếm 61% tức 100 đồng vốn của công ty có 60 đồng là vốn

vay và chiếm dụng, còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, đến năm 2009, 2010, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2008 cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. cụ thể, năm 2009 nợ phải trả tương đương với nguồn vốn vay và chiếm dụng của công ty chiếm 91% tổng nguồn vốn, tăng trên 34 tỷ đồng tuong đương 627 %, tương tự đối vơi năm 2010 tỷ trọng nợ phải trả của doanh nghiệp cũng là 91.5 %. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của tổng nguồn vốn của công ty chủ yếu là do sự gia tăng của khoản nợ phải trả. Trong 2 năm 2009 và 2010 công ty đã sử dụng đòn bảy tài chắnh mạnh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, trung bình một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã huy động được hơn 9 đồng vốn từ các tổ chức, cá nhân khác. Điều này cũng chứng tỏ khả năng huy động cũng như uy tắn của công ty đối với các chủ thể khác trên thị trường.

- Nợ phải trả: Như đã nhận xét ở trên, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ phải trả lớn của doanh nghiệp chủ yếu là do nợ ngắn hạn, chiếm gần 41% tổng nguồn vốn vào năm 2008, và đặc biệt vào năm 2009 và 2010 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên mạnh mẽ và chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn gần 83% cho cả hai năm. Đặc biệt trong khoản mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì khoản mục người mua trả trước chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 76% tổng nguồn đối với năm 2009, và 67% đối với năm 2010.

Biểu đồ 2: Nợ phài trả của doanh nghiệp qua các năm

Điều này có thể giải thắch là do công ty thực hiện mạnh các dự án thuộc chương trình phát triển nông thôn được tài trợ từ ngân sách nhà nước do vậy đối với mỗi dự án công ty được ứng trước một phần giá trị gói thầu thực hiện. Còn lại các khoản mục khác như nợ ngắn hạn, hay nợ dài hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ không bình thường trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, các khoản vay này gần như không thay đổi trong các năm, bởi vậy khi nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên thì tỷ lệ các khoản vay là rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. năm 2009 khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ chiếm 0.5 % so với tổng nguồn. Qua phân tắch, hệ số nợ của doanh nghiệp là rất cao, tuy nhiên lại chủ yếu do khoản mục người mua ứng trước mà cụ thể ở công ty là các khoản tiền ứng trước đối với các gói thầu xây dựng để phục vụ việc thi công nên điều này là hoàn toàn không đáng lo ngại.

- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thay đổi nhiều trong các năm, năm 2008 doanh nghiệp có gần 4.7 tỷ đồng chiếm 37.2 tổng nguồn, trong đó

chủ yếu là vốn tự có và lơi nhuận chưa phân phối. Do vốn chủ sở hữu của công ty không thay đổi qua các năm cùng với nó là sự tăng lên mạnh mẽ của tổng nguồn đã làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong năm 2009 và 2010 giảm xuống còn rất nhỏ xấp xỉ 9% cho cả hai năm. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty quá nhỏ cũng là một bất lợi, một công ty có tỷ trọng cao sẽ có được sự tự chủ của mình trong tài chắnh không phải phụ thuộc vào các đối tượng khác, đặc biệt khi thị trường đi vào khó khăn. Với tỷ trọng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp so với tổng nguồn chỉ đạt khoảng 9% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chắnh của doanh nghiệp là thấp.

2.2.1.2 Cơ cấu tài sản của công ty

Cơ cấu tài sản của công ty được thể hiện thông qua bảng tổng hợp số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình tài sản của công ty

Đơn vị:VNĐ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nvốn 2009 Chênh lệch / 2008 N Vốn 2010 Chênh lệch /2009

Lượng trọgTỷ Lượng % Lượng % Lượng trọngTỷ Lượng %

Tổng tài sản 12507 100.0% 46323 100.0% 33816 270% 56659 100.0% 10336 22.3% I. Tài sản ngắn hạn 6132 49.0% 38334 82.8% 32202 525% 46848 82.7% 8514 22.2% 1.Tiền và tương

đương 493 3.9% 6993 15.1% 6500 1318% 5521 9.7% -1472 -21.0%

2.Các khoản phải thu 0 0.0% 4223 9.1% 4223 15187 26.8% 10964 259.6%

3.Hàng tồn kho 5639 45.1% 27098 58.5% 21459 381% 26085 46.0% -1013 -3.7% 4. Tài sản ngắn hạn khác 0 0.0% 19 0.0% 19 55 0.1% 36 189.5% II.Tài sản dài hạn 6376 51.0% 7989 17.2% 1613 25% 9811 17.3% 1822 22.8% 1.Tài sản cố định 6375 51.0% 7952 17.2% 1577 25% 9811 17.3% 1859 23.4% 2.Tài sản dài hạn khác 0 36 0.1% 36 0 0.0% -36 -100.0%

- Cơ cấu tài sản của công ty có sự thay đổi mạnh mẽ qua các năm. Trong năm 2008, tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản ngắn hạn, chiếm 51%, còn tài sản ngắn hạn chiếm 49% tuy nhiên,lượng tài sản dài hạn của công ty không có sự biến động nhiều qua các năm về lượng, cụ thể trong năm 2009 khi tổng tài sản tăng lên 270% so với năm 2008 thì tài sản dài hạn của năm 2009 chỉ tăng 1.6 tỷ đồng tương đương 25 %. Tuy nhiên đến năm 2009 và 2010, tổng tài sản của công ty tăng mạnh mẽ trong khi tài sản dài hạn của công ty không thay đổi nhiều đã làm cho tỷ trọng các loại tài sản của công ty thay đổi mạnh mẽ, tài sản ngắn hạn đã chiếm gần 83%, còn tài sản dài hạn giảm xuống còn xấp xỉ 17 %.

Biểu đồ 3: Tổng tài sản của công ty qua các năm

Điều này cho thấy sự tăng lên mạnh mẽ của tổng tài sản là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Trong cơ cấu tài sản của công ty, các khoản mục tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt là hàng tồn kho thông thường chiếm trên dưới 50% tổng tài sản của công ty. Điều này là do công ty mua. Ta có thể xem xét cụ thể các khoản mục này.

- Hàng tồn kho : luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, năm 2008 chiếm 45.1% tổng tài sản và tăng lên trong các năm còn lại. Tuy tỷ trọng của hàng tồn kho không thay đổi nhiều nhưng xét về mặt số lượng, hàng tồn kho của công ty tăng rất mạnh qua các năm, năm 2009 hàng tồn kho của công ty tăng trên 21 tỷ đồng so với năm 2008 tương đương 381%. Vào năm 2010, tuy lượng hàng tồn kho có giảm nhẹ so với năm 2009 nhưng tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản vẫn là rất cao. Với lượng dự trữ hàng tồn kho quá lớn như vậy có thể thấy việc quản lý dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp là chưa thực sự tốt. Hàng hóa tồn kho lớn, ở công ty chủ yếu sẽ là nguyên vật liệu xây dựng... không những làm ứ đọng vốn của công ty mà còn làm phát sinh nhiều chi phắ trong coi, bảo quảnẦ

Biểu đồ 4: Biến động hàng tồn kho qua các năm

- Khoản phải thu của công ty chủ yếu là các khoản tiền các chủ đầu tư còn nợ sau khi hoàn thành dự án. Năm 2008 công ty không phát sinh các khoản phải thu, tuy nhiên lại tăng mạnh vào năm 2009 và 2010, chiếm tỷ trọng lần lượt là 9.1% và 26.8%. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản cho thấy xu hướng khoản phải thu có chiều hướng tăng lên. Nếu không có chắnh sách

quản lý tốt các khoản phải thu sẽ gây ra tình trạng bị chiếm dụng vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chắnh của công ty.

- Tài sản dài hạn của doanh nghiệp chủ yếu là tài cố định với hầu hết là máy móc thiết bị phục vụ thi công. Tỷ trọng tài sản dài hạn thay đổi mạnh qua các năm và có chiều hướng giảm xuống. Năm 2008 tỷ lệ này là 51% và giảm xuống còn trên 17% vào các năm 2009 và 2010.

- Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong cơ câu của tổng tài sản. Năm 2009 tỷ trọng của các khoản này lên tới 15% tương đương trên 6.5 tỷ đồng và có chiều hướng giảm vào năm 2010 nhưng tỷ lệ này vẫn cao 9.7%. Dự trữ tiền chủ yếu để đảm bảo khả năng thanh toán, chi tiêu của doanh nghiệp nhưng nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm mất cơ hội đầu tư và khả năng sinh lời của công ty.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒNG TIẾN (Trang 33 -42 )

×