Tình hình kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 26)

Giồng Riềng là một huyện thuần nông, lại là một trong những huyện trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa (chủ yếu là để xuất khẩu) của tỉnh Kiên Giang, đứng nhất nhì tỉnh. Chính vì vậy, nông nghiệp chính là thế mạnh kinh tế của huyện. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả như : mô hình xen lúa –màu – cá, mô hình bưởi da xanh, mô hình lúa – màu, mô hình trồng măng tre, mô hình nuôi tôm càng xanh,… Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ khác đem lại hiệu quả kinh tế cao như: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy lúa, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách kích cầu thúc đẩy SXNN phát triển toàn diện, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng..

Bên cạnh SXNN, Huyện còn phát triển các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại hộ gia đình. Toàn huyện hiện có khoảng 2.089 cơ sở loại này, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 4.366 lao động tại địa phương. Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tính đến giữa năm 2013 Huyện có một số xã như: Hòa Hưng và Ngọc Chúc đạt 15/19 tiêu chí chương trình nông thôn mới. Các xã còn lại đều đạt từ 8 tiêu chí trở lên. Gần 100% đường giao thông xã, ấp đã được bê- tông hóa. Giảm tỷ lệ hộ nghèo thêm 1,9% (hiện còn 6,32%) và thực hiện khá tốt các chế độ, chính sách an sinh xã hội cho đối tượng thụ hưởng. (Minh Hoàng, 2012)

15

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG

3.2.1 Vài nét về NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng

3.2.1.1 Khái quát v NHNO&PTNT Vit Nam

Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hộ đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

w Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

w Tên tiếng Anh: VietNam bank for Agriculture and Rural Development.

w Trụ sở chính: Số 2 Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.

Trải qua chặng đường hơn 20 năm hoạt động đến năm 2010 Agribank đã lọt vào Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Đến năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Năm 2012, vượt lên những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động của Agribank tiếp tục phát triển ổn định, là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất nước ta. (Website Agribank)

3.2.1.2 Gii thiu v ngân hàng NO&PTNT huyn Ging Ring

NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng là chi nhánh của NHNO&PTNT Việt Nam, hoạt động theo quy chế hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Việt Nam và chịu sự quản lý, chi phối trực tiếp của NHNO&PTNT Kiên Giang.

16 Giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng hành chính bảo vệ

Hiện, NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng có trụ sở chính tại Khu vực 3, thị trấn Giồng Riềng – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Agribank Giồng Riềng là một pháp nhân kinh tế, có trụ sở, con dấu riêng, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp quản lý.

Từ ngày thành lập đến nay, Agribank huyện Giồng Riềng luôn đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng tín dụng. Agribank Giồng Riềng luôn bám sát các định hướng phát triển của ngành và địa phương, xác định mục tiêu: “Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng và nông nghiệp là đối tượng đầu tư”. Bên cạnh vị thế là một tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, Agribank Giồng Riềng còn xác định rõ vai trò của mình trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện nhà, luôn là một tổ chức hỗ trợ mạnh về vốn cho nhiều hộ trong huyện SXNN. Sự ra đời của Agribank Giồng Riềng đã góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao diện mạo của địa phương, đời sống nhân dân và đuổi kịp xu thế phát triển kinh tế chung của cả nước.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Nhân lực và việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực hợp lý luôn là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công của bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Vì vậy, việc thành lập một bộ máy quản lý chặt chẽ, thống nhất cũng như việc đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ trong công việc là vấn đề mà chi nhánh NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng rất quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng có 28 cán bộ - công nhân viên, trong đó :

w Ban giám đốc : 03 người

w Phòng kinh doanh (tín dụng) : 13 người

w Phòng kế toán - ngân quỹ : 10 người

w Phòng hành chính – bảo vệ : 02 người

Nguồn: NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng

17

3.2.1 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận

ÄBan giám đốc

· Ban giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của đơn vị, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, tờ trình công văn, tiếp nhận các chỉ thị, công văn và phổ biến cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Ban giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức, chỉ đạo các chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

· Ban giám đốc hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. Có quyền quyết định các việc tổ chức hoặc miễn nhiệm, khen thưởng các cán bộ, nhân viên trong cơ quan.

ÄPhòng tín dụng

· Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

· Thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đối chiếu với danh mục hồ sơ thẩm định tính khả thi của dự án. Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

· Theo dõi tình hình giữa nguồn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó, trình lên Giám đốc để có kế hoạch điều tiết nguồn vốn cụ thể.

· Xây dựng kế hoạch huy động và cho vay các thành phần kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế của Huyện và sự chỉ đạo của NHCT.

· Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định.

· Tham mưu cho Giám đốc về các mặt liên quan đến công tác tín dụng, các hoạt động kinh doanh khác của đơn vị.

ÄPhòng kế toán – ngân quỹ

· Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng) và báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm.

· Theo dõi các khoản giao dịch thu, chi tiền mặt với khách hàng, kiểm tra chứng từ, thông báo về việc thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền gửi, tiền vay, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày. Kết hợp với Phòng kho quỹ để thu thập và hoàn chỉnh số liệu nếu có sai sót, lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày.

18

· Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được ủy quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nộ bộ.

· Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót. Lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Giám đốc.

ÄPhòng hành chính – bảo vệ

· Thực hiện việc chi trả tiền lương cho cán bộ trong đơn vị. Sắp xếp, đóng chứng từ phát sinh hàng ngày.

· Theo dõi công văn đi đến, vận chuyển tiền mặt.

· Chăm lo về vật chất cho các hoạt động của đơn vị như : tiếp khách, đại hội, các cuộc họp, thể thao,…

· Hành chính bảo vệ, tạp vụ.

3.2.2 Các hoạt động chính của ngân hàng

3.2.2.1 Huy động vn

Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài huyện thông qua các hình thức như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá,…

3.2.2.2 Hoạt động cho vay

· Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế trong huyện, nhưng tập trung nhiều vào cho vay sản xuất nông nghiệp.

· Thực hiện nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn đối với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp để bổ sung vốn kinh doanh trên địa bàn huyện.

· Cho vay thấu chi đối với cán bộ, công nhân viên: các trung tâm y tế, trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước khác có nhu cầu cần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.

· Thực hiện cho vay theo nghị định, quyết định của Nhà nước (Nghị định 41, Quyết định 63).

3.2.2.3 Dch v kế toán và ngân qu

· Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.

· Kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối.

19

3.2.3 Một số quy định về chính sách tín dụng tại NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng huyện Giồng Riềng

3.2.3.1 Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng là các tổ chức, cá nhân trong huyện, cụ thể: hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3.2.3.2 Nguyên tc cho vay

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau :

· Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD.

· Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.

· Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong HĐTD.

3.2.3.3 Điều kin cho vay

Khách hàng phải có đủ các điều kiện:

· Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

· Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

· Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

· Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

· Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNO&PTNT Việt Nam.

3.2.3.4 Gii hn cho vay

Ngân hàng sẽ dựa trên các yếu tố như : nhu cầu vay vốn của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ vay, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, dư nợ của khách hàng tại ngân hàng (nếu có) và vốn tự có của khách hàng để quyết định lượng vốn cho vay.

Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn. Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn.

3.2.3.5 Thi hn cho vay

Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận về thời hạn cho vay trên cơ sở dựa vào các tiêu chí sau :

· Chu kỳ sản xuất kinh doanh.

· Thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư.

20

· Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

3.2.3.6 Phương thức cho vay

Khách hàng và Ngân hàng sẽ thỏa thuận và lựa chọn một trong các phương thức cho vay sau :

· Cho vay từng lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Cho vay theo hạn mức tín dụng.

· Cho vay theo dự án đầu tư.

· Cho vay trả góp.

3.2.3.7 Lãi sut cho vay

Lãi suất cho vay sẽ thay đổi tùy theo quyết định thay đổi lãi suất cho vay của NHNO&PTNT Việt Nam. Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất sẽ áp dụng tại thời điểm nhận nợ. Trường hợp gia hạn lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Lãi suất quá hạn sẽ là 150% lãi suất cho vay theo hợp đồng tín dụng.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT

HUYỆN GIỒNG RIỀNG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

2013

3.3.1.1 V thu nhp

Nhìn chung thu nhập của ngân hàng đều tăng lên qua các năm, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của từng năm, chiếm hơn 96%. Trong 3 năm qua, thu nhập của ngân hàng tăng mạnh nhất là vào năm 2011, tăng 52,7% so với năm 2010, có sự gia tăng vượt bật này là do nghị định 41/2010/NĐ-CP được ban hành và áp dụng rộng rãi nên ngân hàng ưu tiên và chú trọng cho vay phát triển nông nghiệp. Mặt khác do đây là năm mà nền kinh tế nước ta vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ngành ngân hàng phải điều chỉnh hoạt động sang chính sách thắt chặt (tăng lãi suất) để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Lãi suất tăng cùng với các khoản cho vay tăng nên làm cho thu nhập tăng. Bên cạnh đó, việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác cũng mang đến một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 thu nhập của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng đều có xu hướng tăng lên nhưng mức độ tăng giữa các giai đoạn là không nhiều và thu từ HĐTD vẫn là nguồn thu chủ đạo nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2012, thu từ HĐTD có phần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2011 là do lãi suất cho vay năm 2012 giảm hơn so với năm 2011. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, khoản thu khác giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 202 là do nguồn thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước giảm.

21

3.3.1.2 V chi phí

Song song với việc gia tăng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên. Trong 3 năm thì năm 2011 là năm có mức tổng chi phí cao nhất, trong đó chi trả lãi chiếm tỷ trọng cao với 88,7%. Năm 2011 lãi suất của ngân hàng có sự gia tăng nên đã kéo theo chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 26)