Căn cứ vào đối tượng cung cấp dịch vụ phí, lệ phí được chia làm hai loại: - Phí, lệ phí của Nhà nước: là những loại phí, lệ phí do nhà nước ban hành và tổ chức quản lý thu nộp trong danh mục phí, lệ phí thuộc Pháp lệnh phí, lệ phí.
- Phí của tư nhân: là những loại phí thuộc danh mục phí do Nhà nước ban hành, nhưng tư nhân tổ chức quản lý thu nhằm bù đắp chi phí và thu lợi nhuận do đầu tư vào lĩnh vực được phép thu phí mà Nhà nước quy định. Việc thu phí của tư nhân thì phải nộp thuế như kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thông thường. Căn cứ vào thẩm quyền ban hành phí, lệ phí được chia làm hai loại:
- Phí, lệ phí trung ương: là phí lệ phí thuộc danh mục phí lệ phí Nhà nước ban hành nhưng do chính quyền Trung ương quyết định mức thu và tổ chức quản lý thu nộp.
- Phí, lệ phí địa phương là phí, lệ phí thuộc danh mục phí, lệ phí do Nhà nước ban hành nhưng do cơ quan nhà nước địa phương quản lý thu nộp.
Căn cứ vào cách thức thu nộp phí, lệ phí được chia làm hai loại:
- Phí, lệ phí nộp 100% cho ngân sách nhà nước là phí, lệ phí mà cơ quan thu không được hưởng trực tiếp số tiền thu được từ phí lệ phí kinh phí tổ chức thu nộp được cấp theo luật ngân sách nhà nước.
- Phí, lệ phí để lại một phần cho người quản lý thu là phí, lệ phí mà tổ chức, cá nhân thu được để lại số tiền thu được từ phí, lệ phí để chi tiêu, trang trải chi phí thu nộp, mức để lại tùy thuộc vào dự toán năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí, lệ phí và dự toán năm về phí, lệ phí thu được.
Căn cứ vào tính toán hoàn trả trực tiếp và không trực tiếp phí, lệ phí được
chia làm hai loại:
- Phí, lệ phí có tính chất thuế là phí, lệ phí không có tính ngang giá không có tính chất hoàn trả trực tiếp, số thu được định đoạt không được xác định trên cơ sở chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hóa, dịch vụ thu phí, lệ phí, dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về lĩnh vực thu phí, lệ phí đó; chẳng hạn như lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường…
- Phí, lệ phí có tính chất bù đắp chi phí là những loại phí , lệ phí nằm trong danh mục phí, lệ phí do Nhà nước ban hành, việc đầu tư vào lĩnh vực được phép thu phí, lệ phí được thu hồi thông qua cơ chế giá phí, lệ phí. Mức thu phí, lệ phí được dựa trên lợi ích mang lại cho người được sử dụng hàng hóa, người được cung cấp dịch vụ, thời gian dự định thu hồi vốn đầu tư.
7.1.3.Quá trình hình thành và phát triển của phí lệ phí và các khoản thu khác ở Việt Nam.
Phí, lệ phí ở nước ta ra đời và phát triển phụ thuộc vào diễn biến kinh tế- xã hội qua mỗi thời kỳ, quan điểm quản lý nhà nước ở mỗi lĩnh vực và quan điểm động viên của ngân sách nhà nước qua mỗi giai đoạn lịch sử.
Phí, lệ phí đã ra đời từ thời bao cấp nhưng thời kỳ này chủ yếu là các dịch vụ công cộng miễn phí do nhà nước cung cấp, do đó diện thu phí, lệ phí còn hẹp, mức
kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, Nhà nước dần dần xóa bỏ bao cấp, xã hội hóa hầu hết các lĩnh vực mà Nhà nước và nhân dân có thể cùng làm như: giáo dục, y tế, văn hóa, điện nước,… Từ đó làm phát sinh nhiều loại phí, lệ phí. Sau một thời gian từ 1986 đến đầu những năm 90, tính tự phát của việc thu phí, lệ phí phát triển mạnh nhưng không có văn bản pháp quy điều chỉnh đồng bộ, rõ ràng làm cho việc thu phí, lệ phí rất lộn xộn, có rất nhiều loại phí, lệ phí ra đời không thống nhất giữa các địa phương, các nghành và có những loại phí, lệ phí rất vô lý như chi phí đi qua làng, phí đốt vôi,…Tình hình trên đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế- xã hội. Trước thực trạng đó, ngày 28/07/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 276CT “Về việc thống nhất các loại phí, lệ phí” nhằm đưa công tác ban hành, quản lý phí đi vào nề nếp, xóa bỏ tính tùy tiện trong việc ban hành, quản lý phí, lệ phí.
Quyết định số 276/CT đã xóa bỏ một cách cơ bản tình trạng lộn xộn, tùy tiện trong việc ban hành và thu phí, lệ phí trên toàn quốc. Tuy nhiên, tính pháp lý của Quyết định này chưa cao, vẫn chưa có sự thống nhất giữa một số ngành, địa phương, nhiều loại phí, lệ phí làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây bất bình đẳng về nghĩa vụ nộp... Chính vì vậy, ngày 30/01/1999/NĐ- CP “Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước”. Sau một thời gian thực hiện nghị định này đã đạt được những kết quả khả quan; tuy nhiên, Nghị định này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về tính pháp lý, tính đồng bộ giữa phí, lệ phí của Nhà nước, phí, lệ phí của tư nhân; thẩm quyền ban hành chưa rõ ràng, cơ chế quản lý thu nộp chưa phù hợp,…
Do vậy, ngày 28/8/2001 Ủy ban thường vụ quốc hội khóa 10 đã ban hành “Pháp lệnh phí và lệ phí” số 38/2001/PL- UBTVQH10. Pháp lệnh này đã thống nhất được quyền ban hành, mức thu, cách thức quản lý phí, lệ phí trên toàn quốc ở chả hai khu vực Nhà nước và tư nhân. Pháp lệnh này được hướng dẫn bởi Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ; Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ tài chính. Tuy nhiên năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2006/NĐ-CP vào ngày 06 tháng 03 năm 2006 và Bộ tài chính ban hành thông tư số 97/2006/TT-BTC vào ngày 16 tháng 10 năm 2006.
7.2 NỘI DUNG CƠ BẢN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM.