Phương pháp phân tích thống kê

Một phần của tài liệu khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 29)

So sánh tỉ lệ dương tính của E. coli ESBL giữa các lứa tuổi gà thịt bằng phương pháp yates test, và giữa gà thịt và gà đẻ bằng phương pháp chi bình phương sử dụng phần mềm Minitab 16.0.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt

Qua nuôi cấy phân lập E. coli ESBL bằng phương pháp đĩa kết hợp từ mẫu phân của 12 gà thịt gồm 6 gà 1 tuần tuổi và 6 gà 1 tháng tuổi từ một số trại gà công nghiệp ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng, kết quả tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt

Loại gà Số mẫu khảo

sát Số mẫu dương tính Tỷ lệ dương tính (%) Gà thịt 1 tuần tuổi 6 4 66,7a Gà thịt 1 tháng tuổi 6 5 83,3a Tổng 12 9 75

Các chữ a,b trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả bảng 4.1 cho thấy tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính trên phân gà thịt ở trạng thái khỏe mạnh là khá cao (75%), trong đó tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính ở gà thịt 1 tuần tuổi là 66,7%, gà thịt 1 tháng tuổi là 83,3%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỉ lệ gà 1 tuần tuổi dương tính với E. coli

ESBL trên gà thịt cao (66,7%) có thể là do nhiều nguyên nhân như gà con có thể bị nhiễm vi khuẩn ngay từ ngày tuổi đầu tiên do nhiễm mầm bệnh từ môi trường ấp như máy ấp, dụng cụ ấp (Bruce et al., 2008). Theo Hồ Thị Việt Thu (2012) vi khuẩn E. coli có thể hiện diện ở gà từ một ngày tuổi đến nhiều ngày sau khi nở, hầu hết các trường hợp này do trứng bị nhiễm từ phân hoặc nhiễm từ vòi trứng hay ống dẫn trứng, vi khuẩn có thể xuyên qua vỏ trứng và lây nhiễm cho gà con, có khoảng 26,5% trứng nhiễm vi khuẩn E. coli từ gà mẹ. Tỉ lệ gà 1 tháng tuổi dương tính với E. coli ESBL trên gà thịt cao (83,3%) nguyên nhân do trong thời gian thực hiện đề tài cho thấy, hình thức chăn nuôi của trại là nuôi trên nền và lớp độn chuồng là trấu. Trong khi đó, gà một tháng tuổi có thời gian dài thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với phân trên nền trấu, mà vi khuẩn E. coli chủ yếu được bài thải qua phân, do đó tỉ lệ gà nhiễm vi khuẩn E.

máy ấp trước khi tiến hành ấp trứng để gà con sau khi nở không bị nhiễm E. coli từ phân mang vi khuẩn. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trên gà thịt có tỉ lệ E. coli

ESBL dương tính tương đối cao do đó nếu không được quan tâm chăm sóc, vệ sinh sát trùng chuồng trại cẩn thẩn thì dịch bệnh dễ xảy ra và hiệu quả điệu trị sẽ thấp. Kết quả tỉ lệ gà dương tính với E. coli ESBL trong đề tài cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lin Li et al. (2010) tại Trung Quốc là 18,5%, Duru Carissa et al. (2013) tại Nigeria là22% và Daniela Costa et al. (2009) tại Bồ Đồ Nha là 42,1%.

4.2 So sánh tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt và gà đẻ

Qua khảo sát ta có tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính trên gà thịt và gà đẻ được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kết quả tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt và gà đẻ

Loại gà Số mẫu khảo

sát Số mẫu dương tính Tỷ lệ dương tính (%) Gà thịt 12 9 75a Gà đẻ 12 2 16,7b Tổng 24 11 45,8 P=0,004

Các chữ a,b trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Theo kết quả bảng 4.2 tỉ lệ dương tính với vi khuẩn E. coli ESBL trên phân gà thịt là 75% cao hơn trên gà đẻ là 16,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,004). Tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt cao hơn gà đẻ do nguyên nhân vi khuẩn E.coli

hiện diện thường xuyên trong ruột và được thải qua phân với số lượng lớn. Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa, qua vết thương ngoài da, qua niêm mạc bị tổn thương, (Hồ Thị Việt Thu, 2012) do đó gà dễ nhiễm vi khuẩn E. coli từ phân của gà đã bị nhiễm được bài thải ra nền chuồng. Theo thực tế trên địa bàn, gà đẻ được nuôi trong chuồng lồng, nên việc vệ sinh phân và sát trùng chuồng trai được thực hiện tốt hơn, trong khi gà thịt nuôi trên nền chuồng, do đó việc vệ sinh còn hạn chế. Do thường xuyên tiếp xúc với phân nên gà thịt có tỉ lệ dương tính với E. coli ESBL cao hơn gà đẻ.

Để hạn chế tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt người chăn nuôi cần quan tâm tới việc chăm sóc và nuôi dưỡng gà đẻ, trứng gà có thể được sử dụng làm sản phẩm cho con người, nếu trứng bị nhiễm khuẩn, sẽ ảnh hương đến sức khỏe người sử dụng gây nên hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra trứng gà có thể được sử dụng cho ấp nở tạo ra con giống, vì vậy nếu gà mẹ mang mầm bệnh thì gà con sẽ dể bị nhiễm vi khuẩn ngay sau khi nở. Do đó, để hạn chế tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà đẻ cần thực hiện vệ sinh và sát trùng chuồng lồng cẩn thận, thu nhặt trứng thường xuyên, loại bỏ những trứng bị dính phân hoặc những trứng bị nứt để tránh các trứng nhiễm khuẩn bị vỡ ảnh hưởng đến những gà không bị nhiễm trong đàn. Kết quả nghiên cứu tỉ lệ dương tính trên gà đẻ trong bảng 4.2 là 16,7% kết quả này cao hơn so với kết quả của Sunday A Mamza et al. (2010), tại Nigeri là 5,8%.

4.3 Kết quả kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh

Qua kết quả khảo sát tính nhạy cảm của 29 khuẩn lạc E. coli ESBL phân lập từ 11/24 mẫu phân gà khỏe tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng với các loại kháng sinh được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả tính nhạy cảm của E. coli ESBL với kháng sinh

STT Loại kháng sinh

Số khuẩn lạc E. coli ESBL (n=29)

Kháng Nhạy Trung gian

Số khuẩn lạc Tỉ lệ (%) Số khuẩn lạc Tỉ lệ (%) Số khuẩn lạc Tỉ lệ (%) 1 Ampicillin 29 100,0 0 0,0 0 0,0 2 Ceftazidime 14 48,3 6 20,7 9 31,0 3 Cefuroxime 25 86,2 0 0,0 4 13,8 4 Cefotaxime 24 82,8 3 10,3 2 6,9 5 Cefaclor 26 89,7 3 10,3 0 0,0 6 Gentamicin 28 96,6 1 3,4 0 0,0 7 Streptomycin 29 100,0 0 0,0 0 0,0 8 Kanamycin 25 86,2 4 13,8 0 0,0 9 Amikacin 0 0,0 29 100,0 0 0,0 10 Tetracycline 6 20,7 22 75,9 1 3,4 11 Doxycycline 2 6,9 20 69,0 7 24,1 12 Norfloxacin 24 82,8 3 10,3 2 6,9 13 Ofloxacin 20 69,0 3 10,3 6 20,7 14 Fosfomycin 9 31,0 20 69,0 0 0,0 15 Trimethoprim/ sulfamethoxazole 29 100,0 0 0,0 0 0,0

Hình 4.1: Kết quả kháng sinh đồ của các mẫu E. coli ESBL phân lập được Kết quả bảng 4.3 cho thấy vi khuẩn E. coli ESBL phân lập từ huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng còn nhạy cảm với các kháng sinh như: amikacin (100%), tetracycline (75,9%),

doxycycline và fosfomycin (69%). Tuy nhiên các chủng này kháng hầu hết với các kháng sinh nhóm ß-lactam, trong đó các kháng sinh bị kháng mạnh (100%) như: ampicillin, streptomycin, trimethoprim/sulfamethoxazole, tiếp theo là gentamycin (96,6%), cefaclor (89,7%), cefuroxime và kanamycin (86%), cefotaxime và norfloxacin (82,8%). Theo kết quả này ampicillin bị kháng bởi E. coli ESBL là 100% cao hơn so với kết quả khảo sát tại Nigeria năm 2010 trong đó ampicillin bị kháng là 66,7%. Một nghiên cứu khác tại Nigeria năm 2013 vi khuẩn E. coli ESBL kháng mạnh (100%) với cefotaxime, tuy nhiên kết quả nghiên cứu được cho thấy cefotaxime bị kháng thấp hơn (82,6%). Hiện tượng đề kháng kháng sinh của E. coli ESBL ở gà cao có thể là do trong qui trình nuôi gà thịt người chăn nuôi thường sử dụng nhiều kháng sinh để phòng và trị bệnh, ngoài ra kháng sinh còn được trộn vào thức ăn để kích thích tăng trọng. Theo Phạm Kim Đăng vàctv. (2012) khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở một số trại chăn nuôi gà tại tỉnh Hải Phòng, trong số 38 loại kháng sinh được sử dụng tại các trại, kháng sinh nhóm ß-lactam được sử dụng cho phòng bệnh là 32,6% và trị bệnh là 26,7% và có ít nhất 8 loại kháng sinh được sử dụng trộn vào thức ăn để kích thích tăng trọng như: chlortetracycline, oxytetracycline, maduramycin, monensin, salinomycin, bambermycin, bacitracin methylene-disalicylate (BMD) và colistin. Để hạn chế việc đề kháng kháng sinh đòi hỏi người chăn nuôi cần phải có ý thức và quan tâm đến việc sử dụng kháng sinh thật hợp lí, không lạm dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh cũng như trộn vào thúc ăn.

4.3 Tính đa kháng của vi khuẩn E.coli ESBL đối với các loại kháng sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng E.coli ESBL phân lập Số loại kháng sinh đề kháng Kiểu đa kháng Số chủng (n=29) Số chủng Tỉ lệ (%) 7 1. Am + Sm + Bt + Cz + Cu + Ct + Cr 1 3,45 2. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Kn + Nr 1 3,45 8 2 6,90 1. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cr + Nr + Of 2 6.90 2. Am + Sm + Bt + Ge + Cu + Ct + Cr + Kn 1 3,45 3. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cu + Kn + Nr 1 3,45 4. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Kn + Nr + Of 1 3,45 5 17,24 9 1. Am + Sm + Bt + Ge + Cu + Ct + Cr + Kn + Of 1 3,45 2. Am + Sm + Bt + Ge + Cu + Ct + Cr + Kn + Te 1 3,45 2 6,90 10 1. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cu + Ct + Cr + Kn +Te 1 3,45 2. Am + Sm + Bt + Ge + Cz +Cu + Ct + Cr + Kn + Nr 1 3,45 3. Am + Sm + Bt + Ge + Cu +Ct + Cr + Kn + Nr + Of 3 10,34 4. Am + Sm + Bt + Ge + Cu + Ct + Cr + Kn + Nr + Fo 2 6,90 7 24,13 11 1. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cu + Ct + Cr + Kn + Nr + Of 2 6,90 2. Am + Sm + Bt + Ge + Cu + Ct + Cr + Kn + Nr + Of + Fo 5 17,24 3. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cu + Ct + Cr + Kn + Nr + Fo 2 6,90 9 31,04 12 1. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cu + Ct + Cr + Kn + Te +Nr + Of 2 6,90 2. Am + Sm + Bt + Ge + Cu + Ct + Cr + Kn + Te + Dx + Nr + Of 1 3,45 3 10,34 13 1. Am + Sm + Bt + Ge + Cz + Cu + Ct + Cr + Kn + Te + Dx + Nr + Of 1 3,45

Kết quả ở bảng 4.4 cho ta thấy các chủng E.coli ESBL phân lập được có thể kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh với 18 kiểu đa kháng trong đó kháng đồng thời với 11 loại kháng sinh chiếm 31,04%, tiếp theo là 10 loại kháng sinh chiếm 24,13%, 8 loại kháng sinh là 17,24%, 7 hoặc 9 loại kháng sinh là 6,9%, 12 loại kháng sinh chiếm 10,34% và 13 loại kháng sinh chiếm 3,45%. Theo kết quả kháng sinh đồ E. coli

ESBL đề kháng cao với các kháng sinh như ampicillin, streptomycin, trimethoprim/sulfamethoxazole (100%), gentamycin (96,6%), cefaclor (89,7%), cefuroxime và kanamycin (86%), cefotaxime và norfloxacin (82,8%). Đồng thời các kháng sinh này có tỉ lệ xuất hiện thường xuyên trong các kiểu đa kháng, do đó khi phối hợp các kháng sinh trong điều trị bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra cần phải chú ý tới các kháng sinh này. Hiện tượng đa kháng thuốc này có thể do kháng sinh được bổ sung thường xuyên vào thức ăn và nước uống để phòng trị bệnh, cũng như việc sử dụng kháng sinh không hợp lí và không theo khuyến cáo trong chăn nuôi (Quednau et al., 1998). Qua bảng kết quả tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt và gà đẻ, cho thấy tỉ lệ dương tính E. coli ESBL trên gà khá cao (45,8%), đây là kết quả đầu tiên về sự hiện diện của E. coli sinh men ß-lactamase trên đàn gà công nghiệp tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng và đây cũng là một trong những lí do tại sao khi có bệnh xảy ra công tác điều trị tại một số trại gà lại kém hiệu quả.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát sự hiện diện của E. coli sinh men β– lactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng” đưa đến một số kết luận như sau:

- Tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính trên phân gà khỏe khá cao (45,8%).

- Tỉ lệ vi khuẩn E. coli ESBL dương tính trên gà thịt (75%) cao hơn trên gà đẻ (16,7%).

- Các chủng E. coli ESBL phân lập được nhạy cảm tốt với amikacin (100%), tetracycline (75,9%), doxycycline (69%), fosfomycin (69%).

- Các chủng E.coli ESBL phân lập được có thể kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh với 18 kiểu đa kháng, trong đó kháng đồng thời với 11 loại kháng sinh chiếm 31,04%.

5.2 Đề Nghị

Trong quá trình chăn nuôi người chăn nuôi cần quan tâm vệ sinh sát trùng chuồng trại cẩn thận cả trước và sau khi thả gà, để hạn chế thấp nhất mức độ vi khuẩn trong chuồng nuôi.

Các đề tài tiếp theo tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng nên nghiên cứu thêm đến những kiểu gen phổ biến mã hóa men β–lactamase phổ rộng.

Các kháng sinh như amikacin, tetracycline, doxycycline, fosfomycin có thể tiếp tục sử dụng để phòng và trị bệnh cho gà vì các kháng sinh này còn hiệu quả cao với E. coli

ESBL.

Đối với các kháng sinh nhóm β–lactam bị đề kháng mạnh như: ampicillin, cefaclor, cefotaxime, cefuroxime, có thể kết hợp với các chất ức chế để nâng cao hiệu quả sử dụng các kháng sinh này.

Không nên lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh hợp lí, đúng cách, đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, 1999. Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 57-82.

2. Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012. Bệnh truyền nhiễm gia súc. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang 305-314, 321-325.

3. Nguyễn Vĩnh Phước, 1970, Vi sinh vật học Thú Y, tập 2. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

4. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương, 1997. Vi sinh vật Thú Y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 80 – 85.

5. Nguyễn Đức Hiền, 2009. Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia cầm. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Văn Hiệp, 2000. Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella spp, E.coli

Staphylococcus aureus trong môi trường chăn nuôi gà công nghiệp và các sản phẩm chăn nuôi tại hai cơ sở thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Bác sĩ Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Ngọc Hải, 2012. Giáo trình thực hành nghiên cứu vi sinh vật. Nhà xuất bản lao động. Trang 35, 36, 38, 46. Trường Đại học nông lâm TPHCM.

8. Nguyễn Thanh Hiền, 2013. Phân lập vi khuẩn E. coliSalmonella trên gà bị tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Bác Sĩ Thú y. Trường Đại Học Cần Thơ.

9. Phạm Kim Đăng, Nguyễn Tú Nam, Bùi Thị Tho, 2012. Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà ở thành phố Hải Phòng. Khoa học kỹ thuật thú y, số 5, trang 19.

10. Trần Cẩm Vân, 2001. Giáo trình vi sinh vật học môi trường. Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục Hà Nội. Trang 126 – 129.

11. Võ Thị Trà An, 2010. Dược lý thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuẩn và chiếm cư đường ruột phân lập tại bệnh viện chợ rẫy. Y học TP HCM, 12 (2), 2010).

Tài liệu Tiếng Anh

1. Bruce, J. 2008. Automated system rapidly indentifies and characterizes microganisms in food technol, 50, pp 77-81.

2. CLSI, 2014. Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty – Second Informational Supplement M100 – S24. Vol.34 No.1

3. Daniela C, aura V, Patricia P et at., (2009). Prevalence of extended-spectrum beta-

Một phần của tài liệu khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 29)