Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH tín cường thành từ 2014 đến 2018 (Trang 59 - 66)

- Chính trị - pháp lý

Trong những năm qua Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính trị - xã hội. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 đạt khoảng 7,5% và trong giai đoạn 2011-2013 dù gặp rất nhiều khó khăn vẫn đạt 5,6%. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo. Chính phủ luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập môi trường đầu tư- kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư cũng như không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia; thúc đẩy đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam. Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Để viết tiếp câu chuyện thành công trong thu hút FDI, Chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Rất nhiều giải pháp đồng bộ đã được đặt ra, trong đó Chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 lĩnh vực “đột phá chiến lược” thực hiện từ nay cho đến năm 2020. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và

50

khung khổ pháp luật; xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một diễn biến mới của môi trường chính trị- pháp luật ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là tình hình căng thẳng trên biển Đông thời gian qua. Lâu nay, Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay đã lên tới 13,1 tỷ USD. Một nền kinh tế như Việt Nam, do công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, thậm chí chỉ đang ở vạch xuất phát, thì khó tránh khỏi chuyện nhập siêu lớn từ công xưởng lớn của thế giới - Trung Quốc. Lâu này người tiêu dùng, chủ đầu tư vẫn thích sử dụng các thiết bị công nghiệp, thiết bị điện có xuất xứ từ Trung Quốc do giá rẻ. Từ khi xảy ra căng thẳng với Trung Quốc, người tiêu dùng, chủ đầu tư ưu tiên hơn với hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam, Nhật, EU. Thời gian đến có thể Luật đấu thầu sẽ được sửa đổi để hạn chế các nhà thầu năng lực kém từ Trung Quốc trúng thầu với giá rẻ và đưa các công nghệ, thiết bị kém chất lượng vào nhiều công trình lớn. Những thay đổi này tạo ra cơ hội rất lớn cho các công ty Việt Nam.

- Kinh tế

Ngành nghề kinh doanh của công ty là cung cấp thiết bị điện công nghiệp và dân dụng nên có liên quan chặt đến kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, xây dựng, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng, chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng. Theo nghiên cứu của PGS. TS. Bùi Tất Thắng đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1/2014 môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam những năm 2011 đến 2015 như sau:

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011- 2015 trở nên khá cao. Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững...

51

Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

Theo đánh giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 3.3)

Triển vọng kinh tế 2014 -2015

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mô hình tăng trưởng mới. Theo cách tiếp cận này, nền kinh tế đang phải đối mặt với một số những thách thức mới như sau:

Bảng 3.3: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013

Năm GDP Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

52

Một là, thách thức của việc phục hồi và nâng cao tốc độ tăng trưởng

Báo cáo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh (1994) phải bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7%-8%/năm (2011-2020). Ba năm qua, tốc độ tăng GDP đều đã thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch đã điều chỉnh (6%-6,5%). Trong khi đó, những nước xung quanh ta về cơ bản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, kể cả Lào và Campuchia, làm tăng nguy cơ bị tụt hậu.

Hai là, thách thức của việc bảo đảm những nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược

Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5% như thời gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP. Trong khi đó, do khả năng tích lũy, tiết kiệm để đầu tư từ trong nước có hạn, chúng ta đã phải dựa một phần vào FDI, một phần vào vốn vay (cả trong nước và quốc tế). Tình hình đó nếu cứ tiếp tục kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Ba là, thách thức của việc tạo ra mô hình tăng trưởng mới từ việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Trong thời điểm hiện tại, tuy tình hình ổn định kinh tế vĩ mô đã được cố gắng giải quyết và đã đạt được một số kết quả quan trọng: lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm… Nhưng nhìn tổng thể, Thông báo của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (10/2012) đã nêu rõ những mặt hạn chế: “Nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, hàng tồn kho cao. Nợ xấu cao và có xu hướng tăng”. Vì vậy,

53

cần khẩn trương nghiên cứu những chính sách để nền kinh tế nhanh chóng vượt qua trạng huống “kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định”, làm cơ sở cho việc tập trung nguồn lực, thực hiện thật tốt ba đột phá chiến lược để chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế mới.

Bốn là, thách thức của bước chuyển giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Có thể thấy, cho đến nay, Việt Nam vẫn còn ở bước sơ khởi của quá trình công nghiệp hóa. Việc xếp kinh tế Việt Nam hiện nay ở vào giai đoạn 1 trong tiến trình phát triển 4 nấc thang về công nghiệp hóa của K. Ohno cũng trùng hợp với quan điểm của Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea, 2008), khi chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội; vì hiện nay lao động trong khu vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn chiếm gần 50% tổng số lao động xã hội.

Với cách tiếp cận từ những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014-2015 không chỉ được đánh giá bằng những kết quả định lượng về chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, nợ, cân đối ngân sách…, mà có lẽ điều còn quan trọng hơn là ở những tiêu chí về cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế để chuyển sang một mô hình tăng trưởng kinh tế mới

( Bùi Tất Thắng, 2014) Nói đến cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian đến không thể không nói đến việc đàm phán gia nhập Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ bao gồm 12 nước thành viên trong đó có Mỹ, Nhật, Singapore …

54

Bảng 3.4 : Thống kê kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường EU

Đvt: tỷ USD

Tên mặt hàng 2012 2013 3/2014

Điện thoại và linh kiện 5,48 8,07 1,85

Giầy dép các loại 2,63 2,94 0,71

Hàng dệt may 2,41 2,69 0,61

Máy vi tính và linh kiện 1,52 2,2 0,4

Cà phê 1,25 1,06 0,48

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cơ hội:

-Thứ nhất, Việt Nam có khả năng tiếp cận dễ dàng vào thị trường EU và các

nước thành viên TPP. Bởi khung khổ FTA sẽ cho phép loại bỏ thuế quan đối với hơn 90 loại thuế. Từ đó đem lại những lợi ích bền vững cho cả hai bên, trong đó phần lợi ích của Việt Nam là trội hơn. Chỉ riêng việc cắt giảm thuế quan sẽ làm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng từ 30%–40% so với trường hợp không có Hiệp định. Các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA bao gồm: dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng sẽ được mở rộng đáng kể nhờ EVFTA, và có thể góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế. Với TPP sẽ là cơ hội để Việt Nam tham gia vào các thị trường rộng, trong đó có thị trường trị giá 16 nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ.

-Thứ hai, việc thiết lập FTA, TPP góp phần vào quá trình tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn, từ đó sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ EU, Mỹ và các nước khác vào Việt Nam.

-Thứ ba, hàng hóa của EU, Mỹ, Nhật xuất khẩu sang Việt Nam sẽ tăng lên, tạo sự cạnh tranh trong thị trường nội địa. Điều này có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam khi được sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh thay thế cho hàng hóa có giá rẻ, chất lượng thấp xuất xứ từ Trung Quốc.

55

- Nhận thấy nhiều cơ hội lớn từ hiệp định TPP mà Việt Nam chuẩn bị ký kết, nhiều công ty nước ngoài trong đó có Mỹ đã chuyển dịch đầu tư từ các nước láng giềng của Việt Nam sang Việt Nam về các lĩnh vực: may mặc, thủy sản, điện thoại, điện tử…mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng, thiết bị điện, công nghiệp phụ trợ tại địa phương.

Thách thức:

- Khi ký kết hiệp định EVFTA, TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn trên sân nhà. Hàng hóa của EU và các thành viên TPP khi đi vào Việt Nam sẽ dễ dàng hơn và giảm giá mạnh do không phải chịu thuế nhập khẩu. Hệ quả là, việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước tại thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có những ngành phải thu hẹp sản xuất do không cạnh tranh được.

- Đồng thời, các doanh nghiệp từ EU, Mỹ và các thành viên TPP có thể dễ dàng thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và tham gia vào các lĩnh vực hiện nay Việt Nam chưa có thế mạnh, hoặc đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, như: ngành logistics, cảng biển, một số mặt hàng tiêu dùng… Với kinh nghiệm quản lý, chất lượng vượt trội hơn hẳn của các doanh

nghiệp EU, Mỹ nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam chịu lép vế là khá rõ ràng.

Văn hóa- xã hội

Với dân số Việt Nam đến tháng 11/2013 là 90 triệu người, trong đấy thành thị chiếm 30% cùng tâm lý coi nhà ở là một tài sản cần phải có, thị trường bất động sản, xây dựng, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng như điện, chiếu sáng luôn là một thị trường đầy tiềm năng. Cùng với mức sống ngày càng tăng cao, nhu cầu thẩm mỹ, an toàn, tiết kiệm điện khi mua sắm, sử dụng thiết bị điện ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm thiết bị điện của doanh nghiệp khi xem xét định hướng chiến lược sản phẩm, thị trường.

Công nghệ

Trong thế giới phẳng ngày nay sự thay đổi của môi trường công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp từ yếu tố sản phẩm đến công nghệ sản xuất, phương cách quản trị, bán hàng.

56

Riêng trong ngành thiết bị chiếu sáng đã có sự chuyển đổi nhanh chóng từ bóng đèn sợi đốt sang sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact và tiến tới cấm sản xuất bóng đèn sợi đốt trên 60W tại Việt Nam. Cùng với giải Nobel vật lý năm 2014 cho các nhà khoa học Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura với phát minh ra bóng đèn LED chiếu sáng, công nghệ chiếu sáng đã dần chuyển sang công nghệ LED. Việc sử dụng đèn LED có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của hơn 1,5 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với các mạng lưới điện, do yêu cầu công suất

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH tín cường thành từ 2014 đến 2018 (Trang 59 - 66)