Xây dựng Đảng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 104 - 146)

địa phƣơng

Trong nhiệm kì 2006-2010, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng nhằm tạo nên sự thống nhất về nhận thức chính trị - tƣ tƣởng, tổ chức, củng cố mối quan hệ đoàn kết nhất trí trong tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và trong quần chúng nhân dân. Có thể khẳng định, những kết quả đạt đƣợc trên các mặt trong công tác xây dựng đảng ở Sóc Sơn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của huyện, từng bƣớc đƣa Sóc Sơn thoát nghèo nhanh và bền vững, tiến theo nhịp độ phát triển chung của Thủ đô và các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Về kinh tế: Trong nhiệm kỳ, Huyện ủy đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả 3 chƣơng trình phát triển kinh tế (công nghiệp, du lịch –

99

dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp). Kinh tế do huyện quản lý tăng trƣởng khá, bình quân 12,37%/năm – là mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay, cao hơn 1,9% do với bình quân 5 năm 2001-2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc tính 18 triệu đồng/năm, vƣợt chỉ tiêu Đại hội IX.

3.3. BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (2000 – 2010)

(Đơn vị %) Năm 2000 Năm 2005 64 24.4 11.6 41.4 25.1 33.5 54.2 18.4 27.4 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Năm 2010

Kinh tế công nghiệp tăng bình quân 24,8%/năm. Khu công nghiệp Nội Bài đƣợc lấp đầy (100ha), cụm công nghiệp sạch Tân Dân đƣợc xây dựng với 340ha. Các làng nghề thủ công vẫn đƣợc duy trì và phát triển.

Tăng trƣởng từ dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân 16,6% (vƣợt 1,6% chỉ tiêu đại hội). Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ vì sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân.

100

Kinh tế nông nghiệp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tăng trƣởng bình quân 2,64%/năm.

Công tác xây dựng, quy hoạch, quản lý tài nguyên, môi trƣờng có nhiều chuyển biến. Nhiều quy hoạch quan trọng đã đƣợc phê duyệt và xây dựng nhƣ: quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung, Khu du lịch đền Sóc, Sân Golf quốc tế Minh Trí… Cơ sở hạ tầng đƣợc tập trung đầu tƣ làm thay đổi bộ mặt của huyện. Thực hiện kế hoạch 61-KH/UB, Huyện đã triển khai 32 dự án do huyện làm chủ đầu tƣ với tổng kinh phí 1.600 tỷ đồng. Một số kết quả nổi bật nhƣ: xây dựng hơn 40 km đƣờng liên huyện, liên xã, hơn 30 km đƣờng trên đê, xây mới 2 trƣờng THPT, 28 trƣờng Mầm non, tiểu học và THCS, 2 phòng khám đa khoa… Nhiều dự án giao thông lớn của Trung ƣơng đƣợc triển khai nhƣ Quốc lộ 18 (giai đoạn 2), đƣờng Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, mở rộng nâng cấp Quốc lộ 2… Công tác giải phóng mặt bằng đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá, đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực thu hút đầu tƣ và triển khai các dự án lớn trên địa bàn. Từ năm 2006 đến năm 2010, huyện đã triển khai 90 dự án với 893,1 ha đất thu hồi. Hiện đã bàn giao mặt bằng là 366,4ha, trong đó có một số công trình trọng điểm nhƣ: mặt bằng xây dựng nhà ga T2 Sân bay quốc tế Nội Bài, Mặt bằng xây dựng đƣờng quốc lộ Hà Nội – Lào Cai…

Văn hoá – xã hội tiếp tục phát triển. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao đƣợc triển khai rộng khắp và có chuyển biến về chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển với nhiều hình thức phong phú, tỉ lệ gia đình văn hoá tăng lên qua từng năm, có 69 thôn làng đƣợc công nhận danh hiệu Làng văn hoá.

Công tác giáo dục đƣợc đặc biệt quan tâm, chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đƣợc nâng cao, hệ thống trƣờng lớp, trang thiết bị dạy học đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Chất lƣợng đại trà, chất lƣợng mũi nhọn đƣợc nâng lên: phổ cập THCS đƣợc duy trì, tỷ lệ học sinh vào THPT tăng từ 55% lên

101

95%; 85% trẻ trong độ tuôi mầm non đến trƣờng. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tăng cao (mầm non là 31%, tiểu học là 98%, THCS là 58%), các hoạt động khuyến học và xây dựng xã hội học tập đƣợc quan tâm và phát triển.

Công tác y tế đạt nhiều kết quả: việc phòng chống dịch, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đƣợc đảm bảo tốt, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, chất lƣợng khám chữa bệnh từng bƣớc đƣợc nâng lên, nhất là tuyến y tế cơ sở. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành y tế đƣợc tập trung tăng cƣờng đầu tƣ, 23/26 trạm y tế đƣợc nâng cập, hoàn thành chuẩn quốc gia y tế tại 100% số xã.

Hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc, bảo vệ trẻ em đƣợc triển khai tích cực với nhiều chƣơng trình lồng ghép nhƣ: giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 (từ 13,9% xuống còn 9,2%), giảm suy dinh dƣỡng ở trẻ em (từ 23,5% xuống còn 13,2%). Chƣơng trình giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 15,1% (2006) xuống còn 6,5% (năm 2010). Công tác chăm lo các đối tƣợng, gia đình chính sách xã hội đƣợc các cấp, cách ngành, đoàn thể thực hiện với nhiều nội dung thiết thực.

Quốc phòng an ninh đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Trong nhiệm kì vừa qua, tình hình an ninh chính trị của huyện luôn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, không xảy ra các điểm nóng. Các sự kiện quan trọng của đất nƣớc diễn ra trên địa bàn đƣợc bảo vệ tuyệt đối an toàn. Công tác đấu tranh, trấn áp, phòng ngừa tội phạm đƣợc tăng cƣờng, các tệ nạn xã hội giảm, 90% ngƣời nghiện đƣợc đƣa vào các trung tâm, duy trì đƣợc 5 xã không có ngƣời nghiện ngoài cộng đồng.

Công tác quân sự, quốc phòng địa phƣơng đƣợc thực hiện tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trực sẵn sang chiến đấu. Tổ chức hiệp đồng, phối hợp tốt các đơn vị bảo vệ địa bàn, phòng chống thiên tai, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn.

102

Hệ thống chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đƣợc củng cố, kiện toàn. Chính quyền và quần chúng nhân dân cùng cùng đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí với nhiều hình thức. Vai trò của MTTQ, các đoàn thể đối với các phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hoá, giải quyết các vấn đề bức xúc ở xã hội đƣợc thể hiện rõ, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện.

Những thành tựu này đã chứng tỏ rằng Đảng bộ Sóc Sơn đã gắn chặt việc xây dựng Đảng với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tạo nên một Đảng bộ thực sự vững mạnh về chính trị.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện Sóc Sơn luôn nhận thức đúng đắn đƣợc quy luật: “lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Thực tế đã chứng minh rằng, những thành tựu to lớn trong công tác xây dựng Đảng đã đƣợc phản ánh chân thực, khách quan bằng những kết quả về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng mà Sóc Sơn đã đạt đƣợc trong những năm 2006-2010.

Ghi nhận những thành tựu của Sóc Sơn trong thời kỳ đổi mới và những cống hiến, đóng góp của huyện cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nhà nƣớc đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho huyện và 17 xã, Huân chƣơng lao động hạng nhất cho huyện trong thời kỳ đổi mới. Hàng nghìn lƣợt tập thể, cá nhân có thành tích công tác đƣợc Trung ƣơng và thành phố khen thƣởng.

Tuy nhiên, do còn những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng, tình hình kinh tế - xã hội của huyện còn kém phát triển so với mặt bằng chung của Thủ đô Hà Nội.

103

Các tổ chức Đảng chƣa thực sự vững mạnh, trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên còn hạn chế nên việc triển khai nghị quyết còn hình thức, chƣa thấy hết đƣợc trách nhiệm của đơn vị mình trong việc đề ra các biện pháp tích cực để thực hiện nghị quyết trong thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch còn lúng túng, thiếu cụ thể và thiếu sát thực do đó chƣa tạo ra chuyển biến rõ nét cho bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện. Điều này thể hiện:

Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt kế hoạch đề ra nhƣng chƣa mạnh, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Quy mô sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán; khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm chƣa cao. Các ngành dịch vụ phát triển nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Trong nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, hiệu quả phát triển của các mô hình kinh tế chƣa mạnh; chƣơng trình bò lai Sind, nạc hoá đàn lợn, kinh tế trang trại đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu nhƣng sự tăng trƣởng còn chậm.

Cơ sở vật chất đầu tƣ cho giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao có tiến bộ song chƣa hoàn thiện, nhiều hạng mục còn thiếu so với yêu cầu, chất lƣợng hoạt động do đó bị hạn chế. Công tác giảm nghèo tuy đạt đƣợc kết quả tích cực nhƣng chƣa bền vững, khả năng tái nghèo còn cao.

Hoạt động của một số tổ chức đoàn thể ở cơ sở còn chƣa kịp đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tế. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở một số xã còn hạn chế, do đó trên một số lĩnh vực nhƣ quản lý tài chính, đất đai còn hiện tƣợng buông lỏng, gây bức xúc trong dƣ luận quần chúng nhân dân.

Thực trạng này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn mới nhằm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân? Đảng bộ huyện Sóc Sơn cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm lãnh đạo tuyệt đối của mình để thực hiện nhiệm vụ này. Công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng trong toàn Đảng bộ cần phải đƣợc đẩy mạnh hơn nữa.

104

Tiểu kết chƣơng 3

Nhƣ vậy, với quan điểm nhất quán, xuyên suốt: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp từ Thành uỷ Hà Nội, trong những năm 2006-2010, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã coi trọng, đề ra đƣợc những chủ trƣơng đúng đắn và thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn Đảng bộ.

Công tác tƣ tƣởng của Đảng bộ huyện trong giai đoạn mới đã tập trung bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân hƣớng tới thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng bộ đề ra. Sóc Sơn xây dựng đƣợc Đảng bộ vững mạnh về mặt tổ chức, có đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ bản đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn mới. Đảng bộ Sóc Sơn đã gắn chặt việc xây dựng Đảng với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng, tạo nên một Đảng bộ thực sự vững mạnh về chính trị. Đây là những thành tựu tổng hợp khẳng định đƣợc Sóc Sơn đã thực sự vƣơn lên mạnh mẽ để xứng đáng là vùng kinh tế quan trọng của Thủ đô.

Những thành tựu đó nói lên sự trƣởng thành của Đảng bộ huyện Sóc Sơn về nhận thức lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng. Mặt khác, những thành tựu đó cũng là thƣớc đo sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng. Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn đã kế thừa thành quả và phát huy tốt truyền thống cách mạng của huyện, kiên định sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao ý chí tự lực, tự cƣờng, không quản ngại gian khổ hy sinh, phấn đấu vƣợt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đƣợc giao.

Tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ nhƣng công tác chính trị - tƣ tƣởng ở một số nơi vẫn chƣa thể hiện rõ vai trò, tác dụng trong việc nâng cao

105

nhận thức tƣ tƣởng chính trị, tạo sự đoàn kết, thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức Đảng và nhân dân. Việc xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng chƣa tạo đƣợc bƣớc tiến lớn. Trong quá trình hoạt động, chất lƣợng sinh hoạt chi bộ nhất là ở các chi bộ nông thôn tuy đã có nhiều chuyển biến nhƣng chƣa cao. Thêm nữa, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều vấn đề bất cập. Đội ngũ cán bộ của Đảng bộ tuy có số lƣợng khá đông nhƣng thiếu đồng bộ, cơ cấu chƣa hợp lý. Số đông cán bộ hiện nay không biết hoặc hạn chế về ngoại ngữ, tin học nên gây nhiều khó khăn trong giao dịch, thu thập thông tin và kinh nghiệm quản lý trong thời kỳ hội nhập. Hạn chế trong công tác xây dựng Đảng nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng.

Từ những thành công bƣớc đầu, Đảng bộ đã phát huy đƣợc ý chí tự lực và tinh thần sáng tạo để lãnh đạo nhân dân từng bƣớc khắc phục khó khăn, chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, quyết tâm xây dựng quê hƣơng Sóc Sơn ngày càng giàu đẹp. Mặc dù còn một số hạn chế song trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện Sóc Sơn cũng đã thu đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Trong hoàn cảnh của một huyện nghèo đi lên, những thành tựu kinh tế - xã hội trong những năm 1996-2010, đặc biệt là nhiệm kỳ 2006-2010 đạt đƣợc là đáng khích lệ. Trong đó, những kết quả của công tác xây dựng Đảng là tiền đề quan trọng thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của huyện: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trƣởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, vị thế của huyện đƣợc nâng lên, lòng tin của nhân dân vào Sự nghiệp đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục đƣợc củng cố.

106

KẾT LUẬN

1. Thực tiễn Cách mạng Việt Nam suốt hơn 70 năm qua chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Đặc biệt trong những năm đổi mới gần đây, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng đã sáng tạo, kiên định mục tiêu Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kịp thời đề ra các chủ trƣơng đúng đắn, sáng tạo, khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn toàn dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta giành đƣợc những thắng lợi vẻ vang. Trong suốt quá trình đó, Đảng đã dành nhiều tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng và luôn đặt lên hàng đầu các chủ trƣơng đổi mới, chỉnh đốn Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Xây dựng Đảng ở đây đƣợc nghiên cứu trên 3 phƣơng diện: chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, phải vững mạnh ở cả 3 phƣơng diện này thì năng lực và sức

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 104 - 146)