Chủ trƣơng của TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 76)

Đảng bộ huyện Sóc Sơn về công tác xây dựng Đảng

3.1.1. Chủ trƣơng chung của Đảng

Từ ngày 18/4 đến ngày 25/4 năm 2006, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng long trọng đƣợc khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Chủ đề của Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Đại hội X của Đảng đánh dấu thời điểm có ý nghĩa trọng đại. Sự nghiệp đổi mới trên đất nƣớc ta đã trải qua 20 năm, toàn Đảng, toàn dân ta đã kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỉ XIX. Nhìn khái quát chặng đƣờng này, chúng ta thấy những thành tựu đạt đƣợc là to lớn, làm thay đổi căn bản, toàn diện bộ mặt đất nƣớc. Nhƣng bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, yếu kém phải khắc phục, trong đó có lĩnh vực xây dựng Đảng.

Từ những thực tiễn về tình hình Đảng và công tác xây dựng Đảng trong 20 năm đổi mới, cụ thể là trong nhiệm kì Đại hội IX, từ sự tích luỹ kinh nhiệm và sự hoàn thiện nhận thức về những lĩnh vực của công tác xây dựng Đảng, Báo cáo chính trị trình Đại hội X đã nhấn mạnh quyết tâm: “Trong những năm tới, chúng ta phải dành nhiều công sức tạo đƣợc chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phƣơng thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực” [40; tr 18].

71

Trong bối cảnh mới, công tác xây dựng Ðảng, đổi mới, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng càng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Muốn vậy, Ðảng phải tiếp tục đổi mới tƣ duy, nâng cao tầm trí tuệ, thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là những giải pháp mang tính đột phá, đem lại hiệu quả cao. Báo cáo Chính trị tại Ðại hội X của Ðảng đã nêu rõ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới.

Về phƣơng hƣớng và mục tiêu tổng quát của công tác xây dựng Đảng đƣợc xác định là: “tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phƣơng thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân” [40; tr.279].

Với tinh thần Đại hội toàn quốc lần thứ X, để khẳng định hơn nữa vai trò của công tác xây dựng Đảng trong việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị mới và thực hiện chủ đề lớn của Đại hội về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành nhiều nghị quyết về công tác xây dựng Đảng trong các lĩnh vực tƣ tƣởng, tổ chức cán bộ, kiểm tra, giám sát và đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, cụ thể nhƣ:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X (7/2006) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” nhằm ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bƣớc chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng đảng, nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cƣơng, liêm chính.

Nghị quyết 11- NQ/TW (30/1/2007) "Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt

72

trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội" nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cƣờng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với các đoàn thể quần chúng.

Nghị quyết Trung ƣơng 5 (5/ 7/2007) "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới" để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các lĩnh vực này nhằm củng cố, tăng cƣờng sự thống nhất tƣ tƣởng, chính trị trong Ðảng, sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong nhân dân; giữ vững và mở rộng trận địa tƣ tƣởng của Ðảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nghị quyết 14-NQ/TW (30/7/2007) “về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng" nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về công tác kiểm tra, giám sát, tăng cƣờng sự đoàn kết thống nhất, giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật của Đảng.

Nghị quyết 16-NQ/TW (1/8/2007) "Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị" để giữ vững và tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và toàn xã hội, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Nghị quyết 22-NQ/TW (11/3/2008) "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên" nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và tình hình thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành Quy định về đảng viên làm kinh tế tƣ nhân, giải quyết một vấn đề đã thảo luận qua nhiều năm, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn. Ðây là một chủ trƣơng lớn của Ðảng, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới tƣ duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn.

73

Một điểm nhấn trong việc đề ra những chủ trƣơng của công tác xây dựng Đảng nhiệm kì Đại hội X là Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị (7/11/2006) về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đảng ta quyết định tổ chức cuộc vận động này trong toàn Đảng, toàn dân kể từ ngày kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (3/2/2007) tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng. Đây là một chủ trƣơng lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh đất nƣớc lúc bấy giờ, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với công tác xây dựng Đảng nói riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.

Có thể nói, các chủ trƣơng trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cùng với những nghị quyết TW về công tác xây dựng Đảng là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta. Việc vận dụng một cách sáng tạo những chủ trƣơng này của Đảng cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phƣơng cụ thể sẽ đảm bảo cho sự thành công của công tác xây dựng Đảng nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nƣớc nói chung trong nhiệm kì mới tiếp theo.

3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn Sóc Sơn

* Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Với chủ đề “Phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng và thành tựu đổi mới, xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện, bền vững, thiết thực kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kì 2006-2010 đƣợc tổ chức trong các ngày từ 20 đến 23 tháng 12 năm 2005. Đại hội nhận định trong 5 năm (2001-2005), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực xây dựng Đảng. Báo cáo chính trị của Thành uỷ tại đại hội chỉ rõ: “Số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, đảng viên đủ tƣ cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và số lƣợng phát triển đảng viên mới tăng so với chỉ tiêu Đại hội đề ra. Nhiều tổ chức đảng các cấp, đặc biệt là tổ chức chi bộ ở thôn, xóm, tổ dân phố; chi bộ trong các doanh nghiệp

74

tƣ nhân, công ty cổ phần… từng bƣớc đƣợc sắp xếp, điều chỉnh hợp lý, hoạt động có hiệu quả hơn” [17, tr 6]. Bên cạnh những thành tựu này, Báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế, yếu kém: “Không ít nơi, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên chƣa ngang tầm nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo mờ nhạt. Một bộ phận đảng viên có biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác, chƣa tiên phong gƣơng mẫu, thiếu tu dƣỡng rèn luyện, trong đó một số đảng viên suy thoái phẩm chất đạo đức, tham ô, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nƣớc” [17, tr 7-8].

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chƣa thực sự đóng vai trò then chốt. Từ thực tiễn này, Đại hội đã thảo luận và đƣa ra phƣơng hƣớng: “Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ” [17, tr 22]. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, “đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng” [17, tr 22].

Hai là, “tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cƣờng công tác kiểm tra, công tác dân vận của Đảng” [17, tr 23].

Ba là, “chăm lo xây dựng đội ngũ, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ” [17, tr 23].

Bốn là, “xây dựng, củng cố tổ chức đảng các cấp; nâng cao chất lƣợng đảng viên” [17, tr 24]. Đại hội đƣa ra chỉ tiêu phấn đấu: “hàng năm có trên 75% số tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; trên 70% đảng viên đủ tƣ cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ” [17, tr 24].

Năm là, “đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng” [17, tr 24].

Để Nghị quyết Đại hội đƣợc triển khai một cách thiết thực và có hiệu quả, Thành uỷ khóa XIV đã xây dựng các chƣơng trình, đề án, kế hoạch tập trung vào một số vấn đề có tính đột phá trong công tác xây dựng Đảng. Cụ thể nhƣ:

75

Chƣơng trình 02 – CTr/TU (27/4/2006) “tạo bước chuyển mạnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2006-2010”. Tiếp đó, Ban chủ nhiệm Chƣơng trình 02 đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt thành phố và các đảng bộ trực thuộc để phổ biến, quán triệt nội dung của Chƣơng trình. Tính đến hết năm 2010, Thành uỷ đã xây dựng 337 chƣơng trình, chuyên đề, đề án nhằm triển khai tổ chức thực hiện theo nội dung chƣơng trình 02-CTr/TU nhƣ:

Kế hoạch 07-KH/TU (24/3/2007) về “Tổ chức thực hiện chương trình trong 5 năm”..

Hƣớng dẫn 01 - HD/TU (17/12/2008) về “Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2006-2010”.

Hƣớng dẫn số 17,18 – HD/TU ( 10/2/2009) về “Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của chi bộ thôn xóm, tổ dân phố trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn”.

Đề án số 14 – ĐA/TU (02/06/2009) về “Đẩy mạnh kiểm tra cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống” và Đề án số 15 – ĐA/TU về “Tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”.

Kế hoạch số 13 – KH/TU (16/10/2009) về “Tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 6 lần 2 (khoá VIII), đẩy mạnh cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, ngăng chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí” nhằm tạo bƣớc chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cƣơng, liêm chính.

Những chủ trƣơng đúng đắn của Thành uỷ Hà Nội chính là cơ sở lý luận quan trọng chỉ đạo Đảng bộ huyện Sóc Sơn ban hành những chủ trƣơng sao cho phù hợp với thực tiễn của cơ sở, từ đó thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng ở địa phƣơng trong những năm 2006 – 2010.

76

* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX và chủ trương của xây dựng Đảng của Đảng bộ

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX diễn ra trong không khí phấn khởi, tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân trƣớc những thành tựu to lớn của Thủ đô, đất nƣớc sau 20 năm đổi mới và những kết quả đạt đƣợc của huyện trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Đại hội tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Đại hội đã nhất trí thông qua phƣơng hƣớng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2006-2010 với nhiệm vụ chung là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, lấy việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh làm khâu đột phá; Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức và lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho cán bộ, đảng viên. Tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện tốt quy chế dân chủ và cải cách hành chính, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật của Đảng. Phát huy vai trò của đoàn thể, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, dựa vào những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và khuyết điểm của nhiệm kì 2001-2005, trong Báo cáo chính trị đã đề ra những chủ trƣơng cụ thể cho nhiệm kì mới:

Một là, “tiếp tục đổi mới nội dung và phƣơng pháp công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng. Công tác phổ biến, quán triệt nghị quyết; các chƣơng trình, đề án, các chủ trƣơng đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần đƣợc triển khai nghiêm túc, sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận

77

thức, thống nhất về ý chí, tƣ tƣởng và thành sức mạnh tổng hợp, đƣa nghị quyết vào cuộc sống, phấn đấu đến năm 2010 đƣa Sóc Sơn không còn là huyện nghèo, từng bƣớc thành vùng phát triển của Thủ đô. Bênh cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập và thực hiện Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt tăng cƣờng giáo dục, tu dƣỡng, rèn luyện nâng cao ý thức, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên”[10, tr 42;43].

Hai là, công tác tổ chức cán bộ cần thực hiện tốt những nội dung sau: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) về cuộc vận động, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và kiện toàn bộ máy đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khoá VIII), nâng cao; Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong đảng, nâng cao vai trò, tính gƣơng mẫu của đảng viên; tăng cƣờng công tác quy hoanh, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ, đảm bảo tính kế thừa liên tục; Từng bƣợc đổi mới nội dung, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt đảng, tập trung củng cố các tổ chức cơ sở đảng còn yếu kém; đẩy mạnh công tác phát triển đảng và nâng cao chất lƣợng đảng viên…” [10, tr 44].

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)