Thực hiện những nội dung của công tác xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 85 - 104)

* Xây dựng Đảng về mặt chính trị - tư tưởng

Trong nhiệm kì 2006-2010 có nhiều thuận lợi cơ bản tác động tích cực đến tình hình chính trị - tƣ tƣởng của cán bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn. Đó là tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định; tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc duy trì, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc BCH Đảng bộ huyện cụ thể hoá thành những kế hoạch phát triển hợp lý, phù hợp... Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ tƣởng cũng nhƣ đời sống của đại bộ phận cán bộ, nhân dân huyện. Cán bộ, đảng viên băn khoăn, lo lắng trƣớc tình trạng giá cả thị trƣờng tăng mà đồng lƣơng công chức thì ít ỏi; ngƣời dân lo lắng trƣớc tình trạng lạm phát, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn...

Trƣớc tình hình đó, công tác chính trị - tƣ tƣởng của Đảng bộ huyện tập trung vào một số vấn đề lớn nhƣ:

Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng các nghị quyết, chỉ thị, chính sách của TW, Thành phố và Huyện đến hàng chục nghìn lƣợt cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện nhƣ: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ, Nghị quyết 16 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch 61 của UBND thành phố Hà Nội, Chỉ thị của Trung ƣơng về thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

80

Tuyên truyền, tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn hàng tháng, hàng năm với nội dung thiết thực, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng nhƣ: các ngày lễ kỉ niệm của đất nƣớc, đại hội Đảng các cấp, đại hội các ban ngành đoàn thể… đặc biệt là Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thành phố, huyện bám với yêu cầu thực tiễn của huyện nhƣ sản xuất, cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, chống tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trƣờng…

Các hình thức tuyên truyền đƣợc triển khai rất phong phú, đa dạng bao gồm: tổ chức mittinh, gặp mặt, tọa đàm, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chi bộ, tổ chức hội nghị, tham quan, về nguồn, giao lƣu văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao, cổ động trực quan, truyên truyền lƣu động, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh… Đặc biệt, từ năm 2009, Đảng bộ huyện ban hành “Bản tin Đảng bộ huyện Sóc Sơn” làm tài liệu quan trọng phục vụ công tác chính trị - tƣ tƣởng và sinh hoạt chi bộ. Bản tin này đƣợc phát hành hàng tháng, đăng tải nhiều thông tin nhƣ: Thông tin về sinh hoạt chi bộ, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội huyện, các tấm gƣơng điển hình, sinh hoạt truyền thống… phục vụ thiết thực cho công tác xây dựng Đảng.

Nhờ vậy mà công tác xây dựng Đảng về chính trị - tƣ tƣởng trong những năm 2006 - 2010 đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật:

Thứ nhất, Huyện uỷ Sóc Sơn đã tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Năm 2007, ngay sau khi Trung ƣơng và Thành phố tổ chức phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban thƣờng vụ Huyện uỷ đã ban hành Kế hoạch số 27-KH/HU (01/02/2007) phát động phong trào thi đua hƣởng ứng cuộc vận động tới cán bộ, đảng viên, nhân dân trong toàn Đảng bộ và thành lập Ban chỉ đạo huyện gồm 19 đồng chí do đồng chí Bí thƣ Huyện uỷ .... làm trƣởng ban. Đảng bộ huyện Sóc Sơn nhận

81

thức đúng đắn rằng mục đích của thực hiện cuộc vận động nhằm xây dựng nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội, tác động trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng và góp phần làm trong sáng, trong sạch đội ngũ đảng viên, cán bộ của Đảng bộ nên công tác tổ chức thực hiện cuộc vận động đƣợc thực hiện nghiêm túc. Đảng bộ đã chỉ đạo Các tổ chức cơ sở đảng đều triển khai cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia học tập.

Qua 4 năm (2007-2010), cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” đã đƣợc Đảng bộ huyện Sóc Sơn triển khai nghiêm túc, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó, ý thức tu dƣỡng đạo đức, trách nhiệm trƣớc Đảng, trƣớc nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đƣợc nâng lên một bƣớc.

Từ việc nâng cao nhận thức, cuộc vận động đã nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đó là cơ sở đảm bảo cho việc triển khai sâu rộng, có hiệu quả cuộc vận động trong toàn xã hội, nhất là việc chuyển trọng tâm từ “học tập” sang “làm theo”. Ở nhiều nơi, cuộc vận động đƣợc gắn với việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong đời sống nhân dân, trong công tác xây dựng Đảng. Cũng từ cuộc vận động, vai trò gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên đƣợc phát huy. Học tập và làm theo tấm gƣơng của Bác Hồ, ở Sóc Sơn ngày càng xuất hiện nhiều tấm gƣơng tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực, trong đời sống xã hội. Tiêu biểu nhƣ công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại ở Ban Thanh tra xây dựng huyện, Ban công an huyện, Chi cục Thuế… Liên đoàn lao động huyện đã biểu dƣơng 8.473 công nhân giỏi, 22 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, 460 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu. Hội nông dân biểu dƣơng tập thể hợp tác xã Thanh Nhàn (Thanh Xuân) tiêu biểu, 106 hộ nông dân vƣơn lên thoát nghèo, điển hình nhƣ mô hình làm giàu của anh Nguyễn Văn Đông (xã Nam Sơn), mô hình kinh doanh dịch vụ của anh Nguyễn Quyết Tiến (xã Bắc Sơn)… Hội liên hiệp phụ nữ biểu dƣơng 80 gƣơng điển hình tiên tiến đi đầu trong phong

82

trào xây dựng gia đình văn hoá. Hội Cựu chiến binh khen thƣởng 13 cá nhân là tấm gƣơng sáng trong thực hành tiết kiệm. Đoàn thanh niên biểu dƣơng 4.170 đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc đặc biệt có 3 đoàn viên thanh niên dũng cảm cứu ngƣời đuối nƣớc… Tuy những kết quả này chỉ là bƣớc đầu, nhƣng cũng chứng tỏ đƣợc rằng: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” đã đƣợc Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn thực hiện có hiệu quả và nghiêm túc, góp phần to lớn ổn định tình hình chính trị - tƣ tƣởng của Đảng bộ huyện.

Thứ hai, Huyện uỷ Sóc Sơn đã tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thành công các hoạt động kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Ngày 10/10/2008, thực hiện Chỉ thị số 30/CT – TT của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề cƣơng các hoạt động tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Ban tuyên giáo Trung ƣơng và Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội đã xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, quảng bá và tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Các hoạt động tại thủ đô Hà Nội đƣợc chú trọng nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội, vị thế của Thủ đô đến với bạn bè quốc tế. Với Sóc Sơn, ngay từ Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng bộ huyện (2006) đã xác định: “Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế, từng bước đưa Sóc Sơn thành vùng phát triển của Thủ đô, thiết thực kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” [10, tr 1]. Là một huyện cửa ngõ Thủ đô và là điểm đầu tiên bạn bè quốc tế đến với Hà Nội, Huyện uỷ Sóc Sơn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tƣ tƣởng phục vụ đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là một điểm nhấn quan trọng trong những năm 2009 - 2010.

Công tác tuyên truyền ở Đảng bộ huyện Sóc Sơn còn kết hợp với việc giáo dục, quảng bá, tôn vinh các giá trị vật thể và phi vật thể có từ ngàn năm của Hà Nội. UNESSCO công nhận 3 di sản của Việt Nam nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội là di sản thế giới, trong đó Hội Gióng ở Đền Sóc của huyện

83

Sóc Sơn và Đền Phù Đồng của huyện Từ Liêm đƣợc công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện này đã mở ra cơ hội lớn cho huyện Sóc Sơn trong vấn đề quảng bá phát triển du lịch văn hoá tâm linh, bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc tới các thế hệ ngƣời dân Sóc Sơn, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là điểm nhấn ấn tƣợng, có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống chính trị của Thủ đô và đất nƣớc. Công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá sự kiện này với Sóc Sơn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của một huyện ngoại thành cửa ngõ Thủ đô. Kết quả tuyên truyền của Sóc Sơn chỉ góp một phần nhỏ vào sự thành công vào Đại lễ kỉ niệm nhƣng đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Sóc Sơn nhận thức sâu sắc những giá trị văn hoá - lịch sử của Thủ đô, biểu thị tình cảm, đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn đối với ông cha. Đông đảo quần chúng nhân dân hƣởng ứng, tham gia và đồng thuận tổ chức các hoạt động kỉ niệm gắn với những cuộc vận động thiết thực hƣớng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội nhƣ: Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ", "Xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch - văn minh" và "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cùng với công tác tuyên truyền, công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Trong 5 năm (2006-2010), Trung tâm bồi dƣỡng chính trị tổ chức nhiều lớp báo cáo viên, cụ thể nhƣ sau:

Năm 2006, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị đã tổ chức đƣợc 169 lớp, bồi dƣỡng đƣợc 31.000 lƣợt cán bộ, đảng viên.

Năm 2007, tổ chức 161 lớp, bồi dƣỡng 33.800 lƣợt cán bộ, đảng viên. Năm 2008, tổ chức 158 lớp, bồi dƣỡng 29.800 lƣợt cán bộ, đảng viên. Năm 2009, tổ chức 152 lớp, bồi dƣỡng 27.450 lƣợt cán bộ, đảng viên. Năm 2010, tổ chức 178 lớp, bồi dƣỡng 29.300 lƣợt cán bộ, đảng viên.

84

Nội dung bồi dƣỡng tập trung vào nhiều vấn đề: giáo dục lí luận sơ cấp, trung cấp chính trị, bồi dƣỡng đối tƣợng Đảng, đảng viên mới, báo cáo viên tuyên truyền tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền Nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, tuyên truyền về Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội… Tỷ lệ cán bộ, đảng viên theo học luôn đạt hơn 90% và 100% cán bộ, đảng viên theo học đều viết báo cáo thu hoạch sau mỗi khóa học. Điều đó đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức, lập trƣờng và tƣ tƣởng của cán bộ, đảng viên; giữ vững và ổn định tình hình chính trị ở cơ sở, tăng cƣờng sức mạnh của Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Công tác khoa giáo cũng đƣợc Huyện ủy Sóc Sơn quan tâm đúng mức. Tính đến năm 2010, Ban Tuyên giáo đã hoàn thành biên soạn và xuất bản 6 cuốn lịch sử cách mạng các xã: Bắc Sơn, Tân Minh, Phú Cƣờng, Mai Đình, Bắc Phú, Tân Dân, nâng tổng số xã có lịch sử cách mạng của huyện lên 22 xã. Năm 2008, Huyện ủy cũng chỉ đạo Ban tuyên giáo tái bản cuốn kỉ yếu “Huyện Sóc Sơn 30 năm – một chặng đường phát triển” chào mừng kỉ niệm 30 năm thành lập huyện. Năm 2009, Huyện ủy đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Sóc Sơn – mảnh đất anh hùng” và chỉ đạo 100% các trƣờng học trên địa bàn huyện tổ chức giảng dạy lịch sử địa phƣơng. Năm 2010, Ban tuyên giáo Huyện ủy cũng hoàn thành bổ sung tái bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Sóc Sơn (1930-2010)” thêm vào chặng đƣờng từ 2001 đến 2010.

Nhƣ vậy, trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ 2006-2010, công tác chính trị - tƣ tƣởng của Huyện uỷ đã góp phần đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo nên những phong trào Cách mạng sôi nổi trong xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá - xã hội nhƣ các phong trào: “Xoá đói giảm nghèo”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên lập nghiệp - tuổi trẻ giữ nƣớc”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xây dựng đời sống văn hoá mới ỏ khu dân cƣ”… Dƣới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, các chi, Đảng bộ, các ngành, MTTQ

85

và các đoàn thể đã động viên, đoàn kết nhân dân cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự để tập trung thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng bộ huyện đề ra.

Công tác chính trị - tƣ tƣởng đã thực sự thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức tƣ tƣởng trong nhân dân. Chính điều đó đã góp phần tích cực, tạo ra những thành tích trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong những năm 1996-2010.

Tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ nhƣng công tác chính trị - tư tưởng ở một số nơi vẫn chưa thể hiện rõ vai trò, tác dụng trong việc nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tạo sự đoàn kết, thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức Đảng và nhân dân.

Chất lƣợng triển khai học tập và thực hiện các nghị quyết của TW, của Thành uỷ Hà Nội và của Huyện uỷ ở một số Đảng bộ trực thuộc, đặc biệt là các cơ sở còn yếu, chƣa đƣợc coi trọng nên tỷ lệ cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia học tập chƣa cao. Các nghị quyết, chƣơng trình, đề án của Huyện uỷ chƣa đƣợc các cấp, các ngành cụ thể hoá thành kế hoạch, mục tiêu cụ thể và chính xác để áp dụng đến từng cơ sở. Nội dung, phƣơng thức công tác chính trị - tƣ tƣởng chƣa thật sát với yêu cầu nên hiệu quả còn thấp.

Trƣớc tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện còn diễn biến phức tạp, một số tệ nạn xã hội phát triển chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời, các hủ tục cũ nhƣ ma chay, cƣới xin, mê tín dị đoan còn đang diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; thêm vào đó, những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ vấn đề mất dân chủ, mất đoàn kết, tham nhũng lãng phí ở một số cơ sở chƣa đƣợc quan tâm giải quyết kịp thời; công tác giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai còn gây nhiều bức xúc trong dân chúng. Việc triển khai các dự án cấp nhà nƣớc nhƣ xây dựng nhà ga hành khách T2 – Sân bay quốc tế Nội Bài (xã Phú Cƣờng), xây dựng Nghĩa trang Thiên Đƣờng (xã Minh Phú) không thực hiện đúng kế hoạch vì ngƣời dân phản đối và không chịu giao đất, giao

86

rừng. Vì vậy, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều băn khoăn lo lắng, thậm chí là bi quan, dao động, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

* Xây dựng Đảng về mặt tổ chức

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện sóc sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 85 - 104)