Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khu công nghiệp đại an, thành phố hải dương, tỉnh hải dương đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 89 - 91)

a. Biện pháp giảm thiểu tác động không khí đối với từng cơ sở sản xuất

Thực hiện biện pháp xử lý cuối đường ống. Các Công ty phải tiến hành xử lý khí bụi, tránh ảnh hưởng cục bộ trong nhà xưởng đồng thời bảo vệ sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp.

Các doanh nghiệp cần lắp đặt ngay các hệ thống xử lý khí thích hợp và cam kết thường xuyên đảm bảo chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn cho phép theo các TCVN về môi trường. Cụ thể là:

- TC 3733:2002 BYT-QĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động Bộ Y tế

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất độc hại trong không khí xung quanh

Ngoài ra cần có cơ chế kiểm soát chất lượng mùi của các nhà máy chế biến thức ăn, nhà máy có hình thức phun sơn, đốt than làm nhiên liệu...

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 81

b. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước

Mỗi nhà máy trong KCN phải có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn đã ký kết với Ban quản lý KCN Đại An (TCVN 5945 - 2005 mức C) trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chung để đưa về hệ thống xử lý tập trung của KCN trước khi thải ra sông Sặt. Mặt khác thường xuyên kiểm soát chất lượng nước thải sinh hoạt của công nhân tại khác khu dân cư xung quanh.

Để giảm chi phí xử lý nước và nước thải cũng như hạn chế khai thác tài nguyên nước thì các Công ty phải tiến hành quản lý nội vi nhằm giảm lượng tiêu thụ nước đồng thời bảo vệ môi trường.

c. Thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại

Khu công nghiệp Đại An cần thực hiện ngay phương án xây dựng lò đốt chất thải rắn công nghiệp theo báo cáo ĐTM. Chất thải rắn đưa vào thiêu đốt tại lò này là chất độc hại từ các doanh nghiệp và bùn thải thu gom từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Rác thải sinh hoạt sẽ phải được các doanh nghiệp thu gom phân loại rồi đưa đến khu thu gom trung chuyển rác thải của KCN. KCN có trách nhiệm chuyển rác thải đến các bãi thải tập trung của thành phố.

Các chủ doanh nghiệp trong KCN phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp tham gia đăng ký chủ nguồn thải 100%.

Ngoài ra, trong mỗi nhà máy nên thực hiện các biện pháp tối ưu hóa năng lượng sử dụng, thực hiện tái sử dụng chất thải, trao đổi sản phẩm, phế liệu, giảm thiểu chất thải tại nguồn (sản xuất sạch hơn) sao cho phù hợp với từng loại hình.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 82

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khu công nghiệp đại an, thành phố hải dương, tỉnh hải dương đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)