Các biện pháp bảo vệ môitrườngtại khu công nghiệp Đại An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khu công nghiệp đại an, thành phố hải dương, tỉnh hải dương đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 85)

- Đối với hệ thống xử lý nước thải:

Hiện tại, KCN Đại An đang vận hành hệ thống xử lý nước thải chung với công suất 2000m3/ngày.đêm với công nghệ sinh học, tuy nhiên hiện tại lượng nước thải được xử lý vào khoảng 800m3/ngày.đêm đạt 40% công suất của hệ thống.

Đối với doanh nghiệp, có nhiều nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý. Tuy nhiên theo đánh giá sơ bộ thì đa phần các hệ thống này hoạt động đều không hiệu quả do khả năng vận hành kém. Các doanh nghiệp chỉ vận hành cầm chừng.

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải

KCN Đại An hiện đã có hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt, do đó lượng nước mưa có thể thu hồi lại tái sử dụng vào các mục đích khác như nước làm mát, nước rửa, nước tưới cây. Giai đoạn đầu năm 2009 còn một số cơ sở trong KCN chưa đấu nối hệ thống thoát nước thải vào hệ thống chung (do trước đó trạm xử lý nước thải của KCN chưa hoàn thành). Đến nay hầu hết các cơ sở trong KCN đã thực hiện hoàn thành đấu nối hệ thống thoát nước thải vào hệ thống chung.

- Hệ thống cây xanh: Hơn 13% tổng diện tích toàn KCN được trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường và các khu vực khác. Các thảm cỏ và các khu vực cây xanh công cộng được trồng một cách thích hợp nhằm cải thiện môi trường toàn khu.

- Về quản lý chất thải rắn: Lượng chất thải trên địa bàn KCN Đại An ước tính khoảng 3500kg/ngày nhưng cho đến nay, KCN Đại An vẫn chưa xây dựng khu vực tập kết, trung chuyển chất thải rắn tập trung. Hầu hết các nhà máy đều

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 77

ký hợp đồng với các công ty như Công ty TNHH Môi trường Một thành viên trên địa bàn tỉnh chuyên thu gom và vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi hiện tượng các doanh nghiệp tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn rác thải ngay trong khuôn viên của nhà máy, hoặc lén lút đổ ra ngoài.

Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong các KCN Đại An đã được các doanh nghiệp đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Có 15/19 doanh nghiệp tham gia đăng kí chủ nguồn thải.

- Công tác quan trắc của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng tần suất quan trắc môi trường định kỳ theo nội dung bản báo cáo ĐTM, bản cam kết bảo vệ môi trường.

Vấn đề đặt ra trong quản lý môi trường tại KCN Đại An:

- BQL các KCN chưa đủ điều kiện thực hiện chức năng đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính quản lý môi trường KCN. Việc phân cấp không rõ ràng giữa Sở TN & MT và BQL KCN đã dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị.

- Trách nhiệm của các bên về bảo vệ môi trường bên trong KCN còn nhiều bất cập. Công ty cổ phần Đại An (chủ thầu xây dựng KCN Đại An) đơn thuần chỉ là đơn vị làm dịch vụ cho thuê mặt bằng KCN, nên việc bỏ qua các ràng buộc trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó

- Giữa chủ đầu tư xây dựng và các doanh nghiệp trong KCN chưa có sự giàng buộc rõ ràng về chất lượng nước khi đấu vào hệ thống xử lý chung bằng văn bản. Các Công ty chưa có người quản lý môi trường cụ thể.

- Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến: Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN là yêu cầu quan trọng của quá trình quản lý KCN. Quy định này quy định về các hoạt động bảo vệ môi trường phải tiến hành trong KCN, trách nhiệm của các bên liên quan, công cụ kiểm tra giám sát và xử lý các hoạt động đó. Đây vừa là công cụ để thực hiện quản lý, vừa tạo ra lợi ích

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 78

cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại các quy định quản lý môi trường nội bộ KCN còn chưa được phổ biến do tổ chức của BQL các KCN chưa hoàn thiện.

- Công tác quản lý, thanh kiểm tra môi trường, giám sát hoạt động môi trường của KCN cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu năng lực và tổ chức đầu mối. Việc bắt buộc các Công ty phải thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường với tần suất 4 lần/năm và liên tục cập nhật những tiêu chuẩn về môi trường mới còn chưa được sâu sát. Các thông tin mà những nhà máy cung cấp đôi khi mang tính chất đối phó, tính xác thực chỉ mang tính tương đối, những thông tin khác như chiến lược phát triển sản xuất, các hoạt động quản lý và xử lý chất thải, công tác bảo vệ môi trường,… đều thiếu.

- Hoạt động truyền thông còn thiếu sự liên kết, phối hợp; sự tham gia của các doanh nghiệp còn hạn chế và thụ động.

4.7.2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường

Đại An là một KCN tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp với nhiều loại hình nghành nghề sản xuất; hoạt động của khu công nghiệp gây nên những tác động không nhỏ đến môi trường. Sau khi đã đi nghiên cứu một số vấn đề còn tồn tại trong khu công nghiệp, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm:

4.7.2.1. Giải pháp quản lý

Phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể:

Ban quản lý KCN được các bộ ban ngành khác ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường bên trong KCN và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan. Ngoài ra có nhiệm vụ: kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kĩ thuật KCN; các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư và KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức, tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường...

Sở TN & MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, chịu trách nhiệm: Xây dựng, trình bày ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN; thẩm định, tổ chức thu phí bảo vệ môi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 79

trường, lập báo cáo kiểm soát môi trường qua các năm; phối hợp và hỗ trợ BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ do BQL là chủ trì thực hiện.

Đối với công ty cổ phần Đại An - chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN, vận hành và đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý chất thải KCN, tham gia ứng phó các sự cố môi trường....BQL KCN Đại An cần được tăng cường tổ chức chuyên trách về bảo vệ môi trường theo Nghị định số 81/2007/NĐ - CP bằng việc thành lập Phòng Quản lý môi trường thuộc BQL nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường KCN của BQL KCN và tạo cơ chế "một cửa" giúp các doanh nghiệp đầu tư trong KCN thuận lợi hơn trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp với Sở TN&MT tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường với tần suất 4 lần/năm và liên tục cập nhật những quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường mới. Có báo cáo hiện trạng môi trường khu công nghiệp hằng năm.

Tăng cường công cụ pháp lý, công cụ kinh tế

Ban quản lý khu công nghiệp và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh cần thường xuyên kiểm tra và có những biện pháp cứng rắn, xử lý nghiêm minh đối với những nhà máy, xí nghiệp xả thải không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã ký xảy ra những sự cố gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài.

Phí BVMT được xem là công cụ kinh tế khá hiệu quả trong quản lý môi trường KCN. Mục tiêu của phí BVMT là thay đổi hành vi xả thải theo hướng giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Vì vậy, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, đặc biệt là: Sở Tài Chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và Cục thuế tỉnh tổ chức giám định

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 80

toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường có thông tư hướng dẫn xác định lưu lượng nước thải công nghiệp và công bố các đơn vị có năng lực giám định mẫu nước thải phục vụ công tác thu phí để tăng nguồn thu cho ngân sách đầu tư xử lý môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các công trình xử lý nước thải, nếu không phải bị nộp mức phí cao hơn rất nhiều.

Tăng cường năng lực quản lý Bảo vệ môi trường KCN

- Hiện tại, đội ngũ có chuyên môn về môi trường trong KCN Đại An chỉ có một người duy nhất, do đó cần tăng cường năng lực cho đội ngũ này. Việc tăng cường này chú trọng đào tạo nâng cao trình độ và tăng cường số lượng của đội ngũ cán bộ.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo thi hành các quy định về bảo vệ môi trường tại KCN.

4.7.2.2. Giải pháp kỹ thuật

a. Biện pháp giảm thiểu tác động không khí đối với từng cơ sở sản xuất

Thực hiện biện pháp xử lý cuối đường ống. Các Công ty phải tiến hành xử lý khí bụi, tránh ảnh hưởng cục bộ trong nhà xưởng đồng thời bảo vệ sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp.

Các doanh nghiệp cần lắp đặt ngay các hệ thống xử lý khí thích hợp và cam kết thường xuyên đảm bảo chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn cho phép theo các TCVN về môi trường. Cụ thể là:

- TC 3733:2002 BYT-QĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động Bộ Y tế

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất độc hại trong không khí xung quanh

Ngoài ra cần có cơ chế kiểm soát chất lượng mùi của các nhà máy chế biến thức ăn, nhà máy có hình thức phun sơn, đốt than làm nhiên liệu...

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 81

b. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước

Mỗi nhà máy trong KCN phải có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn đã ký kết với Ban quản lý KCN Đại An (TCVN 5945 - 2005 mức C) trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chung để đưa về hệ thống xử lý tập trung của KCN trước khi thải ra sông Sặt. Mặt khác thường xuyên kiểm soát chất lượng nước thải sinh hoạt của công nhân tại khác khu dân cư xung quanh.

Để giảm chi phí xử lý nước và nước thải cũng như hạn chế khai thác tài nguyên nước thì các Công ty phải tiến hành quản lý nội vi nhằm giảm lượng tiêu thụ nước đồng thời bảo vệ môi trường.

c. Thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại

Khu công nghiệp Đại An cần thực hiện ngay phương án xây dựng lò đốt chất thải rắn công nghiệp theo báo cáo ĐTM. Chất thải rắn đưa vào thiêu đốt tại lò này là chất độc hại từ các doanh nghiệp và bùn thải thu gom từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Rác thải sinh hoạt sẽ phải được các doanh nghiệp thu gom phân loại rồi đưa đến khu thu gom trung chuyển rác thải của KCN. KCN có trách nhiệm chuyển rác thải đến các bãi thải tập trung của thành phố.

Các chủ doanh nghiệp trong KCN phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp tham gia đăng ký chủ nguồn thải 100%.

Ngoài ra, trong mỗi nhà máy nên thực hiện các biện pháp tối ưu hóa năng lượng sử dụng, thực hiện tái sử dụng chất thải, trao đổi sản phẩm, phế liệu, giảm thiểu chất thải tại nguồn (sản xuất sạch hơn) sao cho phù hợp với từng loại hình.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 82

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động khu công nghiệp Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương đến môi trường và

các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” cóthể rút ra kết luận sau:

1. Khu công nghiệp Đại An càng ngày càng phát triển cả về quy mô và công suất. Các loại hình ngành nghề chiếm tỷ lệ cao là điện, điện tử cơ khí, xây dựng.

2. Chất lượng môi trường nước và không khí tại khu công nghiệp Đại An, Hải Dương phụ thuộc nhiều vào hệ thống quản lý môi trường. Khi hệ thống quản lý này lỏng lẻo thì chất lượng môi trường nước và không khí bị suy giảm.

3. Chỉ còn thông số NH4+ - N là vượt mức cho phép 1,6 lần so với quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (B), còn lại chất lượng nước thải công nghiệp sau xử lý đều nằm dưới ngưỡng cho phép. Tuy loại hình ngành nghề chiếm tỷ lệ cao trong KCN là điện, điện tử nhưng chưa bị ô nhiễm kim loại năng. Chỉ tiêu Fe thường ở mức cao.

4. Các loại hình sản xuất như chế biến thực phẩm, điện tử, đồ cao cấp, may mặc tác động lớn đến môi trường . Bên cạnh đó các ngành nghề khác như in ấn, gỗ có nguy cơ ô nhiễm cao.

5. Sau khi có nhà máy xử lý nước thải thì chất lượng nước mặt tốt lên (chỉ còn bị ô nhiễm NH4+ - N) nhưng nước ngầm vẫn còn bị ô nhiễm bởi thông số Cl- và độ cứng CaCO3, NH4+. Điều đó nói lên vẫn còn ô nhiễm trên các hệ thống tiêu trước khi đi vào nhà máy xử lý nước thải.

6. Qua đánh giá cho thấy chỉ số chất lượng nước (WQI) có thể sử dụng tốt cho công tác đánh giá chất lượng nước. Chỉ số này cũng đánh giá, so sánh chất lượng môi trường nước theo không gian và thời gian một cách khách quan.

7. Nhìn chung môi trường không khí và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong mỗi doanh nghiệp có sự biến động các chỉ tiêu ở mỗi phân xưởng sản xuất, và xu thế là hàm lượng các chất ô nhiễm có xu hướng tăng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 83

5.2. Kiến nghị

Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà KCN mang lại, môi trường địa phương đang dần bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Trước thực trạng này tôi xin đưa ra kiến nghị:

1. Các cấp quản lý Trung ương cần tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT khu công nghiệp

2. Các doanh nghiệp có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cần sớm loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện các biện pháp tối ưu hóa năng lượng sử dụng, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu chất thải tại nguồn. Bắt buộc các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về xây dựng, vận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động khu công nghiệp đại an, thành phố hải dương, tỉnh hải dương đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)