Trích ly bằng Soxhlet

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã mía trong sản xuất chất béo từ nấm men yarrowia lipolytica po1g (Trang 41 - 43)

c. Nhận xét đối với từng sinh viên thực hiện đề tài:

2.9.2 Trích ly bằng Soxhlet

Trích ly Soxhlet là một trong những kỹ thuật lâu đời nhất để trích ly rắn-lỏng, đặc biệt đƣợc sử dụng nhiều với các mẫu có hàm lƣợng chất béo cao hoặc tách các hợp chất quan trọng. Kỹ thuật này cho phép loại bỏ hoặc tách các hợp chất ra khỏi phần không hòa tan trong dung môi hoặc tách khỏi các hợp chất có thể ảnh hƣởng đến quá trình phân tích tiếp theo. Thông thƣờng, nguyên liệu rắn đƣợc đặt trong ống hình trụ bằng cellulose (cellulose thimble). Bộ chiết Soxhlet đƣợc gắn với thiết bị ngƣng tụ ở phía trên và đặt lên bình chứa dung môi trích ly. Dung môi đƣợc gia nhiệt đến nhiệt độ sôi. Các chất cần trích ly sẽ hoàn tan trong dung môi và chảy xuống bình chứa. Ƣu điểm của phƣơng pháp trích ly Soxhlet là sự tƣơng tác giữa mẫu trích ly và dung môi lặp đi lặp lại, giúp tách hoàn toàn chất phân tích ra khỏi

mẫu thay vì phải sử dụng nhiều dung môi nhƣ phƣơng pháp trích ly truyền thống. Hiệu suất trích ly tƣơng đối cao do nhiệt độ của hệ thống cao hơn nhiệt độ phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tƣơng tác và lôi cuốn chất cần phân tích của dung môi. Quy trình thao tác đơn giản, sau trích ly không cần công đoạn lọc và dung môi có thể đƣợc thu hồi và tái sử dụng. Hạn chế của kỹ thuật này là thời gian trích ly tƣơng đối dài, năng suất không cao, không có sự khuấy trộn trong quá trình trích và có thể dẫn đến sự phân hủy nhiệt của một số hợp chất nhạy với nhiệt độ (Luque de Castro & Priego-Capote, 2010; Wang, 2011).

Ngoài ra còn các phƣơng pháp khác dùng để trích ly nhƣ: trích ly bằng chất lỏng ở trạng thái siêu tới hạn, trích ly có sự hỗ trợ của siêu âm….

Trích ly bằng chất lỏng ở trạng thái siêu tới hạn là một trong những phƣơng pháp thay thế cho trích ly thông thƣờng. Ƣu điểm của chất lỏng ở trạng thái siêu tới hạn là sự linh động của các phần tử rất lớn, sức căng bề mặt nhỏ, hệ số khuếch tán cao giống nhƣ đang ở trạng thái khí nên nó có thể thấm vào những lỗ xốp của vật liệu rắn một cách hiệu quả hơn, góp phần làm tăng vận tốc truyền khối so với các dung môi lỏng thông thƣờng (Wang, 2011). Tuy nhiên chi phí thiết bị cũng nhƣ vận hành thiết bị thƣờng rất đắt tiền.

Trong phƣơng pháp trích ly có sự hỗ trợ của siêu âm, hiệu quả trích ly các hợp chất tăng lên là nhờ sự tạo thành các bọt khí trong dung môi khi sóng truyền qua. Khi sự nổ vỡ của các bọt khí ở gần bề mặt pha rắn, xảy sự mất đối xứng, sinh ra tia dung môi có tốc độ cao vào thành tế bào, do đó làm tăng sự xâm nhập của dung môi vào tế bào và làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa pha rắn và pha lỏng. Điều này làm tăng cƣờng sự truyền khối và phá vỡ cấu trúc tế bào. Sự nổ vỡ của các bọt khí làm tăng sự thoát ra của các chất nội bào vào dung dịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bã mía trong sản xuất chất béo từ nấm men yarrowia lipolytica po1g (Trang 41 - 43)