Giả sử các chi phí vận chuyển, nhân công xem như không đáng kể, còn chi phí thu hoạch và chi phí bảo vệ rừng (xem phụ lục 3). Tổng chi phí được tính như sau:
CP = (chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng) + (chi phí thu hoạch lâm sản ngoài gỗ) 742 . 624 . 519 . 5 000 . 10 742 . 614 . 519 . 5 CP VNĐ
Từ công thức (2.10) suy rộng tính tổng doanh thu lâm sản ngoài gỗ cho toàn vùng như sau:
DT = (tổng số hộ dân) x (phần trăm số hộ tham gia sử dụng lâm sản ngoài gỗ) x (tổng doanh thu các loại lâm sản ngoài gỗ)
.728 10.926.890 % 3 , 33 497 110 . 023 . 66 DT VNĐ
Tổng doanh thu khai thác được từ các giá trị lâm sản ngoài gỗ trong một năm được tính theo công thức (2.10)
986 5.407.265. 742 . 624 . 519 . 5 .728 10.926.890 GT VNĐ
Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ tháng 11 năm 2014 là 1 USD = 21.246 đồng 507 . 254 GT USD 4.3.3 Giá trị thủy sản
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân nằm trong vùng đất ngập nước, nguồn lợi thủy sản đóng góp giá trị đáng kể trong tổng giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng nơi đây. Kết quả tính giá trị thủy sản của một số loài được trình bày qua bảng 4.4 và bảng 4.5 bên dưới.
56
Bảng 4.4 Sản lượng khai thác thủy sản trung bình (kg/năm) tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014
Stt Loại thủy sản Sản lượng trung bình (kg/hộ/ngày) Số lần khai thác (ngày/năm) Sản lượng trung bình (kg/hộ/năm) Tổng lượng đánh bắt (kg/năm) (1) (2) (3) (4) 1 Cá sặc 1,46 134 195,64 5.477,92 2 Cá rô 0,91 153 139,23 3.898,44 3 Cá trê 1,25 206 257,50 7.210,00 4 Cá lóc 1,59 83 131,97 3.695,16 5 Cá mè vinh 1,19 211 251,09 7.030,52
Ghi chú: (1) sản lượng trung bình của các loài cá qua khảo sát thực tế; (2) số lần khai thác được tính bằng cách thống kê tần suất theo từng loại cá; (3) sản lượng trung bình = (1) x (2);
(4) tổng lượng đánh bắt = (3) x 28 (số hộ khai thác thủy sản)
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Số lần đánh bắt các loài cá tự nhiên là một ngày 2 lần, sản lượng cá tự nhiên đánh bắt được nhiều nhất là cá trê với sản lượng là 7.210 (kg/năm), kế đó là cá mè vinh với tổng sản lượng là 7.030,52 (kg/năm), thấp nhất là cá rô với sản lượng 3.898,44 (kg/năm). Để có được sản lượng trung bình
(kg/hộ/năm) và tổng sản lượng (kg/năm) xem chi tiết tại phụ lục 3.
Bảng 4.5 Doanh thu thủy sản trung bình trong một năm của hộ dân khai thác thủy sản tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014
Stt Loại thủy sản Tổng lượng đánh bắt (kg/năm) Giá bán (đồng/kg) Doanh thu (kg/năm) (5) (6) (7) 1 Cá sặc 5.477,92 22.500 123.253.200 2 Cá rô 3.898,44 40.290 157.068.147 3 Cá trê 7.210,00 58.750 423.587.500 4 Cá lóc 3.695,16 85.000 314.088.600 5 Cá mè vinh 7.030,52 39,375 276.826.725 Tổng 1.294.824.172
Ghi chú: (5) tổng lượng đánh bắt cá được tính trong bảng 4.7; (6) giá bán trung bình của các loài cá qua khảo sát thực tế; (7) doanh thu đánh bắt các loài cá tự nhiên = (5) x (6)
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Như vậy tổng doanh thu thủy sản của hộ dân khai thác là khoảng 1.294.824.172 đồng. Giả sử các chi phí vận chuyển, nhân công xem như không đáng kể, còn chi phí trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng và chi phí mua các loại ngư cụ đánh bắt cá là 5.520.148.742 đồng (phụ lục 3).
57
Tổng doanh thu đánh bắt các loài cá tự nhiên trong 1 năm cho toàn vùng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân được tính theo công thức
DT = (tổng số hộ dân) x (phần trăm số hộ khai thác thủy sản) x (tổng doanh thu đánh bắt thủy sản)
497 . 395 . 527 . 300 172 1.294.824. % 7 , 46 497 DT VNĐ
Giá trị thủy sản tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân Từ công thức (2.9) 6.755 295.007.24 742 5.520.148. 497 . 395 . 527 . 300 GT VNĐ
Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ tháng 11 năm 2014 là 1 USD = 21.246 đồng 307 . 885 . 13 GT USD
Bảng 4.6 Tóm tắt các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
Stt Các sản phẩm của rừng được định giá
Giá trị
(đồng/năm) (đô la Mỹ/năm) Giá trị
1 Gỗ, củi 5.942.492.488 279.699
3 Thủy sản 295.007.246.755 13.885.307
4 Lâm sản ngoài gỗ 5.407.275.986 254.507
Tổng giá trị sử dụng trực tiếp 306.357.015.299 14.419.513 Kết quả lượng hóa giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân nhằm các mục đích sau:
cung cấp thông tin cho các nhà quản lý nhằm xác định được lợi ích và chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó lựa chọn phương án phân phối tài nguyên thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và cộng đồng.
Cung cấp thông tin giúp ban quản lý rừng lựa chọn các hạng mục đầu tư cho hệ sinh thái rừng tràm Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân vì thông tin lượng hóa giá trị sử dụng trực tiếp cho biết lợi ích bằng tiền của các sản phẩm trong hệ sinh thái rừng tràm.
Cung cấp một phần thông tin về giá trị các dòng lợi ích của môi trường rừng ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân nhằm hỗ trợ quá trình triển khai cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng nơi đây.
58
Giúp xác định được mức thiệt hại khi có sự cố ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
Bên cạnh đó kế quả lượng hóa giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm còn hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách về các vấn đề phát triển, cụ thể là lựa chọn phương án bảo tồn hay thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội.
59
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ CHO TỪNG LOẠI GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI
RỪNG TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
Theo số liệu điều tra 60 hộ gia đình tại xã Tân Phước Hưng về ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm thì kết quả các hộ gia đình cho là cần bảo vệ là tương đối cao chiếm 96,7% vì các hộ gia đình này sinh sống bằng nghề làm mướn và mua bán tràm (chiếm 23,4%) thu nhập gia đình của họ phụ thuộc vào rừng tràm nên họ mong muốn bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm để duy trì nguồn sống của gia đình mình. Một bộ phận người dân khác thì được cán bộ Trung tâm tuyên truyền giáo dục các chương trình bảo vệ rừng, bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn cán bộ và các lớp giảng dạy trong trường học, hay tổ chức hợp dân phố để tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Hình 5.1 Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các chương trình bảo vệ rừng của các hộ gia đình được phỏng vấn (n=60)
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Chương trình giáo dục ý thức bảo vệ rừng được 65% số hộ gia đình tham gia, khi ban quan lý rừng tổ chức các lớp giảng dạy thì người dân đa số là tự nguyện tham gia với mong muốn là nâng cao kiến thức để có thể góp phần cải thiện môi trường, một bộ phận khác thì tham gia vì ban quản lý bắt buộc đây là những hộ thuộc đối tượng cán bộ làm công tác bảo vệ rừng nên nhóm đối tượng này bắt buộc phải tham gia. Chương trình phòng cháy chữa cháy được 58,3% số hộ gia đình tham gia, đây là chương trình vì lợi ích chung của cộng đồng, người dân dù có trình độ thấp hay trình độ cao họ vẫn ý thức được khi có sự cố về cháy rừng xuất hiện cần mọi người chung tay chữa lửa, hành động tham gia chữa cháy điều mang tính chất tự nguyện. Cuối cùng là chương trình
60
trồng rừng được 30% số hộ gia đình tham gia, chương trình này được nhà nước ban hành chỉ đạo thực hiện, một bộ phận cán bộ trong Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân và trường học tại xã Tân Phước Hưng tổ chức phòng trào trồng rừng tự nguyện vào ngày cuối tuần để vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa tuyên truyền, giáo dục học sinh yêu thiên nhiên. Một số hộ dân khác tham gia chương trình trồng rừng vì lý do muốn gia tăng thu nhập trong gia đình, những hộ dân này được Trung tâm mướn trồng rừng, với giá tiền khoảng 80.000 đồng/ngày đến 100.000 đồng/ngày. Qua kết quả khảo sát thì ý thức bảo vệ rừng của người dân là tường đối cao, tuy nhiên họ chỉ nhìn nhận trên quan điểm bảo vệ để duy trì nguồn thu nhập của gia đình mình.
Kết quả lượng hóa giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân đã thể hiện giá trị các tài nguyên rừng dưới dạng tiền tệ, từng loại tài nguyên gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ và thủy sản đều mang lại những giá trị quan trong đối với cuộc sống của người dân xã Tân Phước Hưng. Giá trị bằng tiền cao nhất mà các loài tài nguyên rừng nơi đây cung cấp là giá trị thủy sản (13.885.307 USD), nhưng mức độ phụ thuộc của người dân vào thủy sản chỉ có 46,7%. Bên cạnh đó tài nguyên gỗ, củi lại là nguồn tài nguyên mà người dân phụ thuộc nhiều nhất, giá trị phần trăm số hộ gia đình phụ thuộc lần lược là 51,7% và 63,3% nhưng giá trị bằng tiền của gỗ và củi lại thấp hơn giá trị thủy sản. Vậy để giải quyết những vấn đề về nhu cầu sử dùng gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ và thủy sản của người dân sao cho giá trị của từng loại tài nguyên này được giữ bền vững chúng ta cần xem xét lại cách khai thác của các hộ gia đình có mang tính hủy diệt hay không. Từ đó có các giải pháp khai thác và bảo vệ thích hợp cho từng loại tài nguyên. Bảng 5.1 thể hiện những vấn đề và giải pháp khắc phục cho từng loại tài nguyên trong hệ sinh thái rừng tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.
61
Bảng 5.1 Những vấn đề, giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý cho từng loại giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
Tài nguyên Hiện trạng khai thác
Nguyên nhân Giải pháp
Gỗ, củi Đúng mức Lượng khai thác trung bình khoảng 40 – 50 m3
/ha Đối tượng hưởng lợi chủ yếu là Trung tâm và thầu khai thác tràm
Khai thác gỗ tràm theo quy định pháp luật Tự ý thu gôm củi khô dễ gây nguy cơ cháy rừng
Tạo việc làm thêm cho người dân trong Trung tâm Giáo dục phòng cháy, chữa cháy rừng Thủy sản Quá mức (Số lượng loài cá đang có xu hướng giảm)
Khối lượng cá tự nhiên đánh bắt được trung bình một ngày là từ 1 – 2 kg, số ngày đánh bắt trung bình một năm là 28 ngày Các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá, họ phải đánh bắt để có thu nhập kinh tế Vấn đề là do khai thác quá mức, làm lúa 3 vụ và sử dụng ngư cụ cấm
Tuyên truyền thông tin về những quy định và chính sách của nghề khai thác cá
Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật Nghiêm cấm sử dụng các loại ngư cụ cấm Lâm sản ngoài gỗ Không tận dụng
Số đơn vị thu thoạch trong một năm: rau 19kg, chuối 216 nải, mật ong 220 lít. Khu vực rừng cấm người dân vào nên nguồn lợi lâm sản ngoài gỗ còn lãng phí Đốt ong lấy mật dễ gây nguy cơ cháy rừng
Giáo dục phòng cháy, chữa cháy rừng
Phát thẻ vào rừng
Hỗ trợ mô hình trồng trọt, chăn nuôi để người dân không đốt ong lấy mật
62 Tài nguyên gỗ, củi
Tài nguyên gỗ, củi là nguồn tài nguyên mang lại nhiều giá trị sử dụng trực tiếp cho người dân, cũng là nguồn tài nguyên mà người dân xã Tân Phước Hưng phụ thuộc vào nó nhiều nhất. Theo kết quả điều tra thì số hộ gia đình tham gia sử dụng gỗ tràm chiếm 51,7% và số hộ tham gia sử dụng củi tràm là 63,3% đều này chứng tỏ được giá trị mà gỗ, củi mang lại cho người dân là rất cao, cụ thể giá trị gỗ củi được ước lượng dưới dạng tiền tệ là 279.699 USD. Mặc dù mức độ phụ thuộc của người dân vào tài nguyên gỗ, củi là khá cao nhưng những giá trị này được sử dụng chủ yếu vào các nhu cầu cơ bản như xây dựng nhà cửa và làm nguyên liệu đốt trong nấu nướng để tiết kiệm chi phí gia đình chứ chưa khai thác được triệt để các cộng dụng khác như làm các chế phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay làm than từ tài nguyên gỗ củi tràm. Vậy nên giá trị bằng tiền của gỗ củi vẫn còn thấp hơn so với giá trị thủy sản.
Người dân chủ yếu sử dụng gỗ, củi bằng phương thức mua lại từ các nhà thầu hay các thương lái mua bán tràm chứ họ không trực tiếp khai thác. Rừng tại Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân chủ yếu là rừng sản xuất, tràm được trồng ở các tiểu khu và thời gian trồng giữa các tiểu khu là khác nhau. Tràm đến tuổi khai thác, sản phẩm nhằm cung cấp cho xây dựng và chất đốt, tạo việc làm cho nhân dân quanh vùng, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm. Tràm sau khi khai thác được trồng dăm lại, đây là một giải pháp hữu hiệu giúp duy trì, ổn định và bảo tồn vốn rừng, tránh được tình trạng khai thác trắng và những hậu quả như biến đổi khí hậu, lủ lụt do khai thác trắng gây ra. Do đó, sau khi khai thác phải tiến hành mùa vụ, tiến hành vệ sinh rừng, dọn thực bì những khoảng trống có trên nền đã khai thác và trồng mới lại rừng. Sau đó áp dụng các giải pháp kỷ thuật để chăm sóc rừng như dọn cỏ, dọn dây leo, chặt tỉ thưa rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời tạo việc làm cho nhân dân.
Tự ý thu gom củi sẽ dể gây nguy cơ cháy rừng, để khác phục vấn đề này cán bộ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân cần thường xuyên tập huấn phòng cháy, chữa cháy. Tuần tra ngăn chặn người dân tự ý vào rừng và sớm phát hiện lữa rừng, vào thời gian cao điểm thường xuyên kiểm tra, thay phiên canh gác trên tháp canh để sớm phát hiện và kịp thời báo về ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân để có biện pháp ứng cứu kịp thời.
Tài nguyên gỗ củi đã cung cấp các sản phẩm giúp giải quyết các nhu cầu cơ bản của người dân, đồng thời việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này đều mang tính hợp pháp, theo quy đinh pháp luật nên việc khai thác gỗ, củi
63
không mang tính chất hủy diệt trong tương lai. Nguồn tài nguyên gỗ củi tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân không phải là nguồn dể bị thiêt hại, nên có thể tiếp tục khai thác và phát huy các giá trị mà gỗ, củi đã mang lại cho Trung tâm nói riêng và người dân nói chung.
Tài nguyên thủy sản
Nguồn tài nguyên thủy sản tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân là nguồn lợi mang lại giá trị lớn nhất trong các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm nơi đây, cụ thể tài nguyên thủy sản có giá trị tiền tệ là 5.002.299 USD. Nguồn thủy sản tại Trung tâm vừa giải quyết các vấn đề về nhu cầu ăn uống cơ bản của người dân, vừa mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ gia đình sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá (chiếm 46,7%). Tuy nhiên qua kết khảo sát thực tế thì 100% người dân cho biết hiện tại năm 2014 số lượng loài và thành phần loài cá giảm đi rất nhiều so với 10 năm trước. Nguyên nhân chính gây suy giảm lượng cá tự nhiên là do khai thác quá mức chiếm tỷ lệ 32%, do làm lúa 3 vụ chiếm 27% và chiếm 20% là do sử dụng ngư cụ cấm. Một số ít ý kiến cho rằng bồi lắng sông làm nên lượng cá giảm chiếm 13% và 8% cho là do lũ lụt.
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân làm giảm số lượng loài thủy sản tại xã Tân Phước Hưng (n=33)
Nguồn: Điều tra thực tế
Khai thác quá mức gây ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cá thể trong mỗi loài, nguyên nhân là do áp lực dân số nên nhu cầu về lương thực thực