Thông tin chung về việc sử dụng các sản phẩm từ hệ sinh thái rừng tràm

Một phần của tài liệu ước lượng các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng trung tâm nông nghiệp mùa xuân, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 55 - 57)

rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

Qua kết quả phỏng vấn 60 hộ gia đình tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho thấy khái niệm về hệ sinh thái rừng tràm được nhiều người dân hiểu là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật (chiếm 78,3%) vì trong những năm gần đây (2011- 2014) người dân thường nhìn thấy các loài chim cò bay về rừng tràm trú ngụ. Một bộ phận người dân có nghề nghiệp làm giáo viên hoặc cán bộ công chức nên họ hiểu tổng quát hơn về khái niệm hệ sinh thái rừng tràm, họ cho rằng hệ sinh thái rừng tràm là toàn bộ sinh cảnh bao gồm đất, nước, không khí và các loài sinh vật (chiếm 63,3%). Tuy nhiên vẫn còn có trường hợp người dân không hiểu gì về hệ sinh thái rừng tràm chiếm 10%, điều này cũng không quá khó hiểu vì vùng nghiên cứu là vùng nông thôn, nhiều người chỉ học đến cấp 1 để được biết chữ vậy nên họ không đủ hiểu biết về hệ sinh thái rừng tràm.

Hệ sinh thái rừng tràm có nhiều công dụng phục vụ đời sống con người chẳng hạn như cung cấp nhiên liệu (củi, than) phục vụ việc nấu ăn trong gia đình; cung cấp gỗ trong xây dựng nhà cửa, làm hàng rào, vật dụng trong nhà; và nhiều công dụng khác, những số liệu thống kê ý kiến của người dân về công dụng phổ biến của hệ sinh thái rừng tràm được thể hiện qua hình 4.5

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện công dụng của hệ sinh thái rừng tràm (n=60)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Nguồn thu nhập của các hộ gia đình được phỏng vấn có mối liên hệ với mức độ phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng tràm. Mức độ phụ thuộc này có thể giúp ước lượng được một phần giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.

45

Hình 4.6 Sự phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng tràm của người dân xã Tân Phước Hưng, huyên Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=60)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Qua kết quả khảo sát có 13,3% trong tổng số 60 hộ được phỏng vấn cho rằng các sản phẩm từ hệ sinh thái rừng tràm là nguồn thu nhập chính của họ nên mức độ phụ thuộc của các hộ gia đình này vào hệ sinh thái rừng tràm là rất nhiều đạt từ 50% - 90% trong tổng thu nhập của gia đình. Phần đông trong số đó là những hộ được nhận khoán đất trồng rừng và bảo vệ rừng, những hộ gia đình làm nghề mua bán tràm và những người chuyên đi khai thác nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó có 3,3% số hộ cho rằng họ phụ thuộc không thường xuyên vào hệ sinh thái rừng tràm vì những hộ gia đình này làm nghề làm mướn nên những công việc như đốn tràm, dọn dây leo, dọn cỏ trong rừng họ được Trung tâm mướn làm. Công việc này lại không thường xuyên, thường một năm chỉ dọn cỏ và dây leo khoảng 3 làm để cầy tràm sinh trưởng và phát triển tốt, còn đốn tràm thì phải đợi từ 7 - 10 năm mới thu hoạch, vậy nên họ phải làm công việc khác như đốn mía, hay đi làm hồ xây dựng để có thêm một phần thu nhập cho gia đình.

Tuy nhiên cũng có 80% hộ lại cho rằng nguồn kinh tế gia đình họ không phụ thuộc gì vào hệ sinh thái rừng tràm vì số hộ này sinh sống bằng nghề buôn bán, trồng lúa, trồng mía và một số hộ gia đình cho rằng khu rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiêm Mùa Xuân đã được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên họ không có quyền khai thác dù chỉ là một cành củi khô. Chính vì một bộ phận người dân có quan điểm là khu rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân là của Nhà nước và đã có chính sách quy hoạch, bảo vệ, phát triển để trở thành khu bảo tồn nên người dân không được phép vào khai thác các sản phẩm từ hệ sinh thái rừng tràm nơi đây, chính vì nguyên nhân này mà việc định

46

lượng giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm được ước lượng dựa trên mức độ hữu dụng của các sản phẩm từ hệ sinh thái rừng tràm đối với đời sống của các hộ gia đình có sử dụng các sản phẩm này chứ không dựa trên sự phụ thuộc vào rừng của các hộ gia đình.

Nguồn lợi lớn nhất từ hệ sinh thái rừng tràm của các hộ gia đình được thể hiện qua hình 4.7 trong đó các nguồn lợi khác chiếm tỷ lệ cao nhất 79,9 % đây là những hộ có thu nhập không phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng tràm, thu nhập chính của những hộ này thường là thu nhập từ việc trồng mía, trồng lúa, kinh doanh hay buôn bán. Còn lại 20,1% các nguồn lợi từ hệ sinh thái rừng tràm điều mang lại thu nhập cho các hộ có thu nhập phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng tràm. Trong đó, gỗ tràm chiếm 11,7% đây là những hộ gia đình làm nghề mua bán tràm nên gỗ tràm là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận trở thành thu nhập chính trong gia đình. Nguồn lợi thủy sản chiếm 5% là nguồn lợi lớn nhất đối với những hộ gia đình chuyên đi khai thác thủy sản, những hộ này thường đánh bắt các loài cá tự nhiên như cá sặc, cá rô, cá lóc, cá trê… đem bán để tăng thêm thu nhập trong gia đình. Nguồn lợi củi tràm và mật ong chiếm tỷ lệ bằng nhau là 1,7% đây là nguồn lợi lớn đối với những hộ gia đình làm mướn, họ vào rừng thu nhặt những cành cây khô về làm củi để đun nấu và đốt những tổ ong ruồi, ong mật lấy mật để bán có thêm thu nhập cho gia đình.

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện nguồn lợi của các hộ gia đình từ hệ sinh thái rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiêp Mùa Xuân (n=60)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Một phần của tài liệu ước lượng các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng trung tâm nông nghiệp mùa xuân, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)