NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
3.1.1Vị trí địa lý
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính của Trung tâm được xác định như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp phường Hiệp Thành - thị xã Ngã Bảy, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km;
- Phía Nam và phía Đông giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng;
- Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng - huyện Phụng Hiệp.
Theo Quyết định số 997/QĐ – UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang và Quyết định 290/QĐ – KBT ngày 25 tháng 07 năm 2011 của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được xác định như sau:
- Trồng rừng và khai thác rừng trồng theo quy định của pháp luật; giao khoán bảo vệ rừng, liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái và khai thác hợp lý mặt nước hiện có.
- Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của pháp luật; được bảo đảm tính chất cho nông dân vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất.
- Liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, ổn định môi trường sinh thái rừng.
- Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
- Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
- Hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngân hàng, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hoạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.
28
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hàng chính Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
29
3.1.2Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao, ổn định, các chế độ quang năng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí... phân hóa thành hai mùa rõ rệt, với những đặc trưng sau:
3.1.3.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 26,60C, mức chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn khoảng 2,50C – 40C, nhưng mức chênh lệch trong ngày khá lớn, trong các tháng mùa khô dao động từ 240C – 350C và trong các tháng mùa mưa dao động từ 220C – 320C.
Thời gian chiếu sáng bình quân năm lớn (2.202,8 giờ/năm), nhưng phân bố không đều, trong đó các tháng mùa khô có thời gian chiếu sáng từ 250 - 269 giờ/tháng và các tháng trong mùa mưa có thời gian chiếu sáng khoảng 180 giờ/tháng.
3.1.3.2 Chế độ mưa
Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 189 ngày/năm. Đặc điểm đáng chú ý là trong mùa mưa, do lượng mưa tập trung lớn cộng với nước lũ sông Hậu tràn về tháng 8 và 10 theo kênh Quản Lộ, Sóc Trăng không kịp tiêu thoát đã gây ra ngập úng trên diện rộng của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.
3.1.3.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm là 82,4%, cao nhất 94%, thấp nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Lượng bốc hơi bình quân 644 mm, bằng 25% - 30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên 50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.
Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên, nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn...), nhưng cũng có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ cao, cần chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch trái vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục cho chế biến. Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa tập trung trong mùa mưa đòi hỏi phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.
30
3.1.3Đặc tính thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản lộ và Sóc Trăng). Thủy triều trong ngày lên xuống 2 lần. Nói chung chế độ nước phụ thuộc hoàn toàn theo mùa mưa và mùa khô.
3.1.4Đa dạng sinh học
Tràm là loài cây chủ yếu trong hệ sinh thái rừng tại Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, Tràm được xem là một trong số ít các cây rừng có sự đa dạng sinh thái và hình thái lớn nhất. Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) cầy Tràm sinh trưởng mạnh thành quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên đất phèn có độ pH trên dưới 4. Lá loài cây ưu sáng, tán tương đối thưa, tăng trưởng nhanh trong 10 năm đầu. Ngoài ra do ảnh hưởng về địa mạo của vùng Tây Sông Hậu nên các loại thực bì phân bố trong rừng tràm gồm: dưới tán rừng có tơ hồng, chọi, cỏ sậy, bòng bong, dưới chân rừng là các loại cỏ sậy, lau lách phát triển mạnh ở những vùng đất hoang, lung đìa.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Vườn Chim trong Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, tính từ tháng 8/2011 đến năm 2013, hơn 30 loài đã về sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến 4.000 cá thể; trong đó, có ba loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim cổ rắn (Anhingar melanogaster), cò nhạn (Ardea
oscitans) và giang sen (Tantalus leucocephalus). Trung Tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân đã tiến hành quy hoạch, phân định khu vực quản lý, bảo vệ và phát triển Vườn Chim để phục vụ công tác bảo tồn động vật hoang dã và phát triển du lịch sinh thái. Trước mắt là bảo vệ sự phát triển các đàn chim hiện hữu gồm: Vạc, Cò xanh, Cồng cộc đen, Chim Cổ rắn, Cò ruồi và một số loài lông vũ khác như Chim Sáo, Chim Sâu, Chim Cu, Bìm Bịp.
3.1.5Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.5.1Tổ chức nhân sự của Trung Tâm Nông nghiệp MùaXuân
Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động trong 3 năm đầu (từ 7/2011 – 7/2014).
Toàn trung tâm hiện có 22 cán bộ công nhân viên. Trong đó: Ban giám đốc: 3 người
31
Phòng quản lý, bảo vệ rừng: 2 người Phòng nghiệp vụ: 3 người
Đội nuôi trồng thủy sản: 5 người Tiểu khu: 6 người.
3.1.5.2 Thực trạng về dân số, số hộ nhận khoán đất của Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
Hiện dân số sống trong khu vực quản lý của trung tâm khoảng 497 hộ, 2.217 nhân khẩu (có 5 hộ khơ me), đây là lực lượng nhận khoán đất sản xuất nông nghiệp chính của Trung tâm. Thực trạng phân bố dân số trong Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân được trình bày qua bảng 2.3 trong phần phương pháp nghiên cứu.
Theo hợp đồng giao khoán, hiện nay số hộ nhận khoán đất của trung tâm là 635 hộ (nhiều hộ nông dân nhận hợp đồng cả tiểu khu và đội nuôi trồng thủy sản):
- Tiểu khu: gồm 256 hộ, nhận khoán trồng mía 246,11 ha.
- Đội nuôi trồng thủy sản: 379 hộ nhận khoán 332,82 ha: trồng lúa 129,37 ha, trồng mía 203,45ha.
3.1.5.3 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
a) Giao thông
Nhìn chung, hệ thống giao thông của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân còn yếu kém, mặt đường nhỏ hẹp (1,5 m – 3,5 m).
Giao thông đối ngoại: chủ yếu thông qua tuyến đường Hoàng Hoa Thám từ Quốc lộ 1A đến trụ sở của Trung tâm, dài 3,5 km, mặt nhựa, rộng 3,5m. Trong tương lai, để thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ và thu hút khách du lịch cần phải nâng cấp mở rộng mặt đường từ 6,5m – 9 m và các cầu.
Giao thông đối nội: chủ yếu kết hợp giữa bờ bao kênh thủy lợi với giao thông nông thôn, tổng chiều dài 14,55 km, mặt rộng từ 2 m – 3,5 m, trong đó trải bê tông khoảng 6,03 km, cấp phối 2,45 km, đất 3,85 km.
Giao thông thủy: mạng lưới kênh mương tương đối hoàn chỉnh, các kênh đào cơ giới lưu thông dễ dàng. Bờ kênh được sử dụng cho giao thông bộ (sử dụng cho xe 2 bánh), đồng thời, dựa vào hệ thống kênh mương để làm nơi kho bãi vận chuyển máy móc, phân bón, lúa, mía, nhập cây chuyển đi tiêu thụ.
32
Bảng 3.1: Thực trạng hệ thống giao thông của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014
Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Nền đường (m) Ghi chú Đường Hoàng Hoa Thám
Cầu số 1 Cầu số 2 3,50 5,00 12,50 Nhựa Đường Mùa Xuân – Phú Lợi Cầu số 3 Ranh tỉnh Sóc Trăng 2,22 2,00 10,00 Bê trông Đường Mùa Xuân 1 (Bờ bao) Kênh N1 Ranh tỉnh Sóc Trăng 7,25 2,50 500 Bê tông 3,333 km; đất 1,47 Đường N1 (Bờ bao) Kênh Mùa Xuân 1 Kênh Mùa Xuân 8 2,70 2,00 5,00 Nhựa 2km, đất 0,7km Đường từ Trung Tâm – cầu số 4 Cầu số 3 Cầu số 4 0,67 3,50 5,00 Đất Đường mùa xuân
8 (bờ bao KV8)
Kênh N1 Kênh N4 1,71 2,00 5,00 Đất
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, 2014
b) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân tương đối hoàn thiện, đảm bảo cho công tác phòng chống cháy rừng và tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với tổng chiều dài hệ thống kênh mương của trung tâm khoảng 56,7 km, trong đó: kênh xáng múc 47 km, kênh khoảnh 9,7 km.
Tuy nhiên, do quá trình bồi lắng, xuống cấp nên dự kiến từ năm 2012 đến năm 2020 sẽ nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp – thủy sản và phòng chống cháy rừng.
c) Các công trình khác
Trụ sở cơ quan của trung tâm nông nghiệp Mùa xuân: gồm khối nhà cấp 4, diện tích 0,15 ha và 2 chốt bảo vệ rừng, mỗi chốt khoảng 100 m2, trong tương lai cần nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc và 2 chốt bảo vệ rừng.
Đất trường học gồm 2 trường, 4 điểm: trung học cơ sở Mùa Xuân, tiểu học Mùa Xuân (1 điểm chính, 2 phân hiệu), diện tích chiếm đất 0,56 ha.
33
Hệ thống điện đã được kéo đến các tuyến chính của khu dân cư trong trung tâm, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sinh hoạt v à sản xuất của bà con nông dân. Tuy nhiên còn 1 số tuyến chưa có lưới điện hạ thế mà bà con kéo câu đuôi để sử dụng rất nguy hiểm.
Hệ thống nước sạch chưa được đầu tư xây dựng, hiện nay bà con chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, nước kênh mương chưa đảm bảo vệ sinh.
Bảng 3.2: Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014
Thuận lợi Khó khăn
Kinh tế - xã hội
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: kênh mương, bờ bao, giao thông nông thôn, trạm bơm được đầu tư, nâng cấp đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế
Các đề xuất liên kết, liên doanh với doanh nghiệp du lịch, các hộ nuôi trồng thủy sản diễn ra chậm, ảnh hưởng đến nguồn thu của Trung tâm Đời sống nông dân được ổn đinh
do được hợp đồng đất canh tác và nhận khoán đất bảo vệ rừng trong Trung tâm
Trung tâm mới được thành lập, nguồn thu hạn chế, hoạt động của Trung tâm đều phải trợ cấp từ ngân sách cấp trên.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình bằng phẳng, đất đai rộng, nguồn nước ngọt dòi dào là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản; Trong khu vực đất rừng của Trung Tâm có Vườn chim, là nơi quy tụ nhiều loài chim quý của tỉnh.
Cây rừng có giá trị không cao chủ yếu mang tính chất tạo môi trường cảnh quan và đảm bảo an ninh quốc phòng.
34