Giải pháp giúp HSX tiếp cận được nguồn vốn vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 78)

Kết quả phân tích về nhu cầu tiếp tục vay vốn của HSX còn cho thấy phần lớn HSX chủ yếu có nhu cầu về vốn vay ngắn hạn và giới hạn vay từ 20 đến 100 triệu đồng. Do đó, ngân hàng nên có những biện pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay, giúp HSX có thể tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Nhằm tạo điều kiện cho HSX có thể vay với lượng vốn cao hơn bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay thì ngân hàng còn có thể:

 Đưa ra những gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để kích thích nhu cầu vay vốn của HSX, nhất là những gói tín dụng ngắn hạn, đồng thời tạo điều kiện cho HSX có thể tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí thấp. Ví dụ như: xem xét và phân loại khách hàng, nếu khách hàng rơi vào nhóm khách hàng tốt thì áp dụng gói tín dụng có nhiều ưu đãi và ngược lại.

 Cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian: Do tâm lý nhiều hộ rất e ngại khi đến ngân hàng để vay vốn, chính vì vậy mà việc liên kết và thông qua các tổ chức trung gian như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân,… sẽ giúp cho HSX dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay hơn. Ngoài ra, các tổ chức này cũng có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay vốn, tạo điều kiện cho những hộ đang có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Việc thông qua các tổ chức trung gian như thế này không những giúp HSX có thêm cơ hội tiếp cận được nguồn vốn vay mà còn giúp ngân hàng chia nhỏ được việc quản lý khách hàng vay vốn của mình, giúp ngân hàng dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc kiểm soát các đối tượng vay vốn tại ngân hàng.

Ngân hàng nên tạo cho mình một khung lãi suất hợp lý, linh hoạt và mềm dẽo theo tín hiệu của thị trường, không nên rập khuôn theo khung lãi suất do NHNO&PTNT Việt Nam quy định. Bởi lẽ, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh, tình hình kinh doanh của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh và cả khách hàng mà ngân hàng nên đưa ra nhưng mức lãi suất hấp dẫn để vừa có thể thu hút được khách hàng, vừa có thể cạnh tranh với đối thủ trên cùng địa bàn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích tình hình tín dụng HSX, các chỉ tiêu tài chính,…đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng của hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang” cơ bản đã chỉ ra được cho vay hộ sản xuất là hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng trong suốt thời gian qua. Qua kết quả phân tích từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng không ngừng được mở rộng và phát triển. Bằng chứng là doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay đối với HSX tại ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm. Điều này cho thấy công tác mở rộng quy mô tín dụng tại ngân hàng đang diễn ra khá tốt, việc tập trung đầu tư vào các lĩnh vực SXNN nông thôn luôn được ngân hàng chú trọng, phù hợp với định hướng chung của NHNO&PTNT Việt Nam. Với kết quả phân tích các chỉ số tài chính, đề tài đã phản ánh được nguồn vốn huy động tại ngân hàng trong thời gian qua còn khá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng; việc phân tích chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, nợ xấu trên tổng dư nợ HSX đã cho thấy được công tác thu hồi nợ tại ngân hàng được thực hiện khá tốt, nợ xấu luôn được duy trì ở mức thấp.

Hiện nay HSX vay vốn tại Ngân hàng đều sử dụng vốn chưa đúng với mục đích xin vay trong HĐTD. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ vay của hộ, bằng chứng là có khá nhiều HSX đã thanh toán lãi/vốn đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu được nhu cầu vay vốn của HSX trong tương lai, những khó khăn mà HSX đã gặp phải khi vay vốn tại ngân hàng. Từ đó, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng có thể nâng cao hoạt động tín dụng của mình, giúp khách hàng là HSX có thể tiếp cận được nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn trong tương lai.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương

Ngành địa chính, phòng tài nguyên môi trường cần sớm hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, đất ở cho người dân để người dân có căn cứ chứng nhận cho tài sản đảm bảo khi vay vốn tại ngân hàng. Góp phần tạo điều kiện cho người dân có đủ thủ tục để hoàn thành

hồ sơ vay vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và tích lũy người dân.

Mở thêm nhiều lớp, khóa tập huấn cho người dân tham gia; phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp con giống, cây trồng tốt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để bà con nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nâng cao trình độ dân trí của người dân trong Huyện để người dân nắm rõ những thông tin mà ngân hàng đưa ra, giúp họ hiểu biết nhiều hơn và tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi trình độ được nâng cao người dân có thể dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo hiệu quả trong sản xuất và tăng thu nhập cho HSX.

Chính quyền địa phương nên có nhiều cố gắng trong công tác làm cầu nối giữa Ngân hàng và các tổ chức như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,… nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng và các tổ chức này có cơ hội hợp tác với nhau trong công tác mở rộng cho vay tại ngân hàng và giúp các thành viên của các Hội có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tại ngân hàng.

6.2.2 Đối với NHNO&PTNT cấp trên

Cần cắt giảm bớt các thủ tục giấy tờ khi làm hồ sơ cho vay, nhất là đối với cho vay HSX. Cải tiến về mặt thủ tục để hồ sơ cho vay được đơn giản và dễ hiểu. Giúp người người dân thuận tiện hơn khi lập hồ sơ vay vốn.

Cho phép NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng được phép sử dụng khung lãi suất tự hiệu chỉnh trong khuôn khổ cho phép của khung lãi suất theo quy định của NHNN.

Trên đây là những kiến nghị mang tính chất cá nhân, rất mong có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao và phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Dương Ngọc Minh, 2013. Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.

2/ Ngô Bích Chăm, 2008. Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

3/ Nguyễn Văn Ngân, 2008. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay từ các thể chế tài chính chính thức của nông hộ ở ĐBSCL, Việt Nam. Đề tài nghiên cứu NPT.<http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digital/xem-tai-lieu/> [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2014].

4/ Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

5/ Vũ Văn Chung, 2012. Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng của hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 78)