Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng là một ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng tác động tích cực
quan trọng của ngân hàng là phân phối tài nguyên, luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời, thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa. Do nằm trong hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam nên việc cân đối vốn huy động và cho vay được thực hiện dễ dàng hơn. Nếu ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ chuyển về ngân hàng cấp trên theo quy định và ngược lại nếu huy động vốn thấp hơn cho vay thì phần sẽ được điều chuyển vốn từ cấp trên theo quy định. Do đó, nguồn vốn cơ bản để ngân hàng kinh doanh là vốn huy động và vốn điều chuyển từ cấp trên.
27% 73% 38% 62% 33% 67% Vốn huy động Vốn điều chuyển
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 2011 – 2013 29% 71% 31% 69% 36% 64% Vốn huy động Vốn điều chuyển
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNO&PTNT huyện Giồng Riềng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014
Qua hình ta thấy nguồn tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 438.335 triệu đồng đến năm 2012 là 530.850 triệu đồng, tăng 92.515 triệu đồng (tương ứng 21,11%) và năm 2013 là 519.982 triệu đồng, giảm 10.868 triệu đồng (tương ứng 2,05%). Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao.
2011 2012 2013
Vốn huy động: Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn. Năm 2011, vốn huy động là 116.729 triệu đồng đến năm 2012 là 144.854 triệu đồng tăng 28.125 triệu đồng (tương ứng 24,09%) và năm 2013 là 169.127 triệu đồng, tăng 24.273 triệu đồng (tương ứng 16,76%). Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, kinh tế nước ta có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi ngân hàng bất ổn, thêm vào đó là tình trạng lạm phát và sự mất giá của đồng tiền nên người dân thường chỉ muốn đầu tư, mở rộng kinh doanh hoặc nắm giữ những loại tài sản ít mất giá khác như vàng, ruộng đất. Ngoài ra, vấn đề tập quán sống của người dân ở địa phương cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Do đại đa số người dân sống ở nông thôn không có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để cất giữ mà họ sẽ tự cất giữ ở nhà hoặc mua vàng để lưu trữ.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng vốn huy động tăng mạnh, tăng 59.270 triệu đồng (tương ứng 43,24%). Vốn huy động tăng là do sự gia tăng mạnh của nhóm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi của TCKT. Do năm nay người dân thu hoạch lúa được trúng mùa, nên nhiều người có tiền dư để gửi vào ngân hàng. Thêm vào đó, hiện nay giá vàng sụt giảm mạnh làm tâm lý người dân thay đổi đem tiền đi gửi ngân hàng sau vụ mùa.
Vốn điều chuyển: Hầu hết các ngân hàng quốc doanh còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển do nguồn huy động không đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn điều chuyển của ngân hàng tăng qua 3 năm. Năm 2011, vốn điều chuyển là 321.606 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 385.996 triệu đồng, tăng 64.390 triệu đồng (tương ứng 20,02%). Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động không đủ để nhu cầu vay vốn của người dân. Số lượng người vay nhiều hơn số lượng người gửi, vì vậy ngân hàng phải cần một lượng vốn điều chuyển lớn. Đến năm 2013 giảm còn 350.855 triệu đồng, giảm 35.141 triệu đồng (tương ứng 9,10%). Nguyên nhân là nguồn vốn điều chuyển có lãi suất cao hơn vốn huy động. Khi ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển sẽ làm chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm sút và không chủ động được việc vay vốn. Do đó, ngân hàng phấn đấu làm tăng nguồn vốn huy động và giảm vốn điều chuyển. Sang 6 tháng đầu năm 2014, vốn điều chuyển vẫn tiếp tục tăng ở mức 351.618 triệu đồng, tăng 53.459 triệu đồng (tương ứng 17,92%) so với cùng kỳ năm 2012.