Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.
Hình 3.32 Kết cấu khung thép thực tế
CHƯƠNG IV
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP THÁP TRẠM TRỘN
* Nhiệm vụ: Kết cấu thép tháp trộn của trạm trộn có nhiệm vụ làm bộ khung để trên đó lắp đặt các bộ phận của trạm như buồng trộn, cabin điều khiển, phễu trung gian, cân xi măng, cân nước...
* Kết cấu sơ bộ.
Do yêu cầu làm việc của trạm cũng như bố trí các thiết bị trên khung thép ta lựa chọn kết cấu thép tháp trộn có dạng khung 3 tầng, trong đó :
+ Tầng 1: Kết cấu chân đỡ toàn bộ khung ( lối ra vào cho các ô tô vận chuyển bê tông )
+ Tầng 2 và tầng 3: Đỡ các bộ phận như: Phễu trung gian, đỡ băng tải nghiêng, cân xi măng, cân nước.
* Xác định sơ bộ các kích thước.
+. Chiều cao kết cấu H: Chiều cao khung thép phải phù hợp với chiều cao dỡ liệu của băng tải nghiêng.
Chiều cao băng tải nghiêng: Hbtn = 22000.sin 200 = 7542 (mm) Vậy chọn sơ bộ chiều cao toàn bộ khung kết cấu là H = 7000 (mm)
+.Chiều cao xả bê tông vào H1: Chiều cao xả bê tông được xác định xuất phát từ yêu cầu của khung là đỡ buồng trộn lên độ cao nhất định để xả bê tông vào xe vận chuyển bê tông sau khi trộn. Do vậy chiều cao H1 của kết cấu phụ thuộc vào chiều cao của xe ô tô vận chuyển bê tô lớn nhất hiện nay đang dùng ở Việt Nam.
Theo [1] , bảng 5.1 trang 246 ta có:
Kích thước về một số xe vận chuyển bê tông xi măng hiện nay thường dùng, chiều cao lớn nhất của các xe là hmax = 3780 (mm).
Vậy chọn chiều cao cửa xả bê tông H1 = (mm).
+.Chiều rộng khung thép làm lối vào của ô tô B1: Chiều rộng khung thép chính B1
phải vừa đủ, không rộng quá mà cũng không hẹp quá .
Tham khảo thực tế ở các trạm trộn hiện nay kích thước rộng lớn nhất của các xe vận chuyển bê tông hiện nay đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam là bmax = 2495 (mm).
Để đảm bảo chiều rộng cho oto lùi vào nhận bê tông và bố trí các kết cấu tầng trên chọn: B1 = 4.5 m
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.
Hình 4.1 - Kết cấu thép tháp trộn