Các phương án thiết kế.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế trạm bê tông xi măng năng suất q= 85 m3h (Trang 51 - 61)

h- Chiều cao phần lăng tru :h =0 (m).

3.1.4. Các phương án thiết kế.

3.1.4.1. Phương án về cách bố trí cụm con lăn đỡ trên băng tải.

Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.

D

B

Hình 3.2 :Con lăn đỡ thẳng.

Cách bố trí này thường dùng trong băng tải có năng suất nhỏ ,chiều cao vận chuyển không lớn lắm, chủ yếu là dùng cho băng tải vận chuyển theo phương ngang.

PHƯƠNG ÁN 2: Băng tải hình lòng máng hai con lăn đỡ hình chữ V

D B D

Hình 3.3 :Con lăn đỡ hình chữ V.

Cách bố trí này thường dùng cho các băng tải có tốc độ lớn, năng suất trung bình, vừa phải, cần tăng diện tích mặt cắt dòng vật liệu,chiều cao vận chuyển khá lớn, vận chuyển các loại vật liệu có góc chảy tự nhiên nhỏ hay rơi vãi.

D L L 25° B C D

Hình 3.4 :Con lăn đỡ băng tải hình lòng máng.

Cách bố trí này thường dùng cho các băng tải có năng suất cao,tốc độ lớn chiều cao vận chuyển lớn, mặt cắt băng có dạng hình thang nên có diện tích lớn và tạo thành băng không cho vật liệu rơi vãi.

Đối với các con lăn ở nhánh không làm việc hầu hết các loại băng đều bố trí bằng một con lăn bằng có chiều dài lớn.

3.1.4.2. Phương án lựa chọn, bố trí hệ thống truyền động. PHƯƠNG ÁN 1: Sơ đồ truyền động xích.

Sơ đồ truyền động:

1. Động cơ điện 2. Hộp giảm tốc. 3. Bộ truyền xích 4. Tang trống chủ động. 5. Băng cao su.

Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.

Hình 3.5 :Sơ đồ truyền động xích

+. Phân tích ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

- Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ không tốn diện tích. Hệ thống chân giá bố trí hợp lý làm tăng khả năng ổn định của băng.

- Bộ truyền động sử dụng bộ truyền xích thích hợp với chế độ làm việc nặng nhọc và chế độ tải không đều.

- Có khả năng làm việc trong điều kiện ẩm ướt. Nhược điểm:

- Dùng bộ truyền xích nên khi băng bị mắc kẹt thì dễ xảy ra hiện tượng đứt băng. - Cự ly vận chuyển không cao và góc nghiêng không lớn lắm.

5

4 3

2

1

- Do chế tạo bộ truyền xích phức tạp nên giá thành cao và khó khăn trong việc thay thế.

PHƯƠNG ÁN 2: Sơ đồ dẫn động đai. Sơ đồ truyền động:

1. Băng tải 2. Bánh đai 3. Dây đai

4. Động cơ điện liền hộp giảm tốc 5. Tang trống chủ động

Hình 3.6 :Sơ đồ dẫn động đai

Phân tích ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

- Sử dụng động cơ điện liền hộp giảm tốc nên có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện trong quá trình bố trí sơ đồ truyền động

Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.

- Kết cấu khung dạng dầm đơn giản dễ chế tạo không chiếm nhiều diện tích trong bố trí băng tải, dẫn đến giá thành chế tạo rẻ

Nhược điểm:

- Sử dụng bộ truyền đai nên không thích hợp với những chế độ vận chuyển không đều và nặng nhọc.

- Không thích hợp với điều kiện làm việc ẩm ướt

- Độ cứng của khung đỡ kiểu này nhỏ nên không thể làm được băng tải vận chuyển có độ dài lớn.

PHƯƠNG ÁN 3: Sơ đồ truyền động bánh răng nón Sơ đồ truyền động:

1. Động cơ điện2. Bánh răng côn3. Khớp nối4. Trục truyền động 5. Hộp giảm tốc 6. Băng cao su. 7. Tang trống chủ động

Hình 3.7:Sơ đồ truyền động bánh răng nón.

Phân tích ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

- Dùng giá đỡ kết hợp với bánh xe nên khả năng cơ động cao thích hợp với địa hình vận chuyển phức tạp

1

3 2

4

- Kết cấu đơn giản không chiếm nhiều diện tích nhà xưởng

Nhược điểm:

- Bộ phận bố trí truyền động phức tạp, hiệu suất truyền động không cao, đồng thời không có nắp che chắn nên không thường xuyên bôi trơn dẫn đến kém bền và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

- Do kết cấu đơn giản gọn nhẹ nên không đáp ứng được với chế độ làm việc nặng nhọc.

PHƯƠNG ÁN 4: Sơ đồ truyền động bánh răng trụ. Sơ đồ truyền động:

1. Động cơ 2. Tang trống chủ động 3. Băng tải cao su 4. Bộ truyền bánh răng trụ.

Hình 3.8 :Sơ đồ truyền động bánh răng.

Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.

- Nguồn động lực dùng động cơ điện nên gọn nhẹ và hiệu quả cao

- Bộ phận truyền động sử dụng bánh răng trụ thẳng đơn giản dễ chế tạo, giá thành không cao

Nhược điểm:

- Khả năng cơ động không cao

- Hệ thống truyền động dùng bánh răng thẳng không có nắp che nên chịu tác động của môi trường.

PHƯƠNG ÁN 5: Sơ đồ truyền động đai, có hộp giảm tốc.

Sơ đồ truyền động: 1. Động cơ. 2. Hộp giảm tốc.3. Băng tải cao su. 4. Tang trống chủ động. 5. Hộp giảm tốc.

4

5

1

Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế trạm trộn BTXM năng suất 85 m3/h.

Hình 3.9 :Sơ đồ truyền động đai, có hộp giảm tốc.

Phân tích ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

- Kết cấu đơn giản gọn nhẹ, hiệu suất truyền động cao

- Hệ thống truyền động dùng hộp giảm tốc nên được bôi trơn đều chống bụi bặm,bền lâu.

Nhược điểm:

- Phải bố trí giá đỡ cho động cơ và hộp giảm tốc.

Kết luận lựa chọn phương án thiết kế:

Qua phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án và căn cứ vào nhu cầu công nghệ của băng tải đai trong dây chuyền công nghệ của trạm trộn là vận chuyển vật liệu rời(đá nghiền, sỏi nghiền và cát).Theo tham khảo thực tế ta chọn: PHƯƠNG ÁN 3: Băng tải hình lòng máng ba con lăn đỡ để thiết kế cụm con lăn đỡ.

PHƯƠNG ÁN 1: Sơ đồ truyền động xích để thiết kế bộ truyền cho các băng tải. Vì các phương án này phù hợp với cách bố trí của băng tải trong dây chuyền sản xuất tại trạm trộn như sau:

- Cự ly vận chuyển không lớn

- Làm việc ở chế độ trung bình và có tải trọng đều - Kết cấu gọn nhẹ không chiếm nhiều diện tích - Làm việc ở điều kiện khô ráo

- Phương vận chuyển có góc nghiêng không lớn

2 2

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế trạm bê tông xi măng năng suất q= 85 m3h (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w