Biện pháp cải tạo đất phèn vùng TGLX

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên (Trang 96 - 98)

Những diện tích đất phèn đã đƣợc khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa (đông xuân và hè thu) năng xuất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lƣợng mƣa hàng năm. Trên loại đất này nông dân nông dân có kinh nghiệm "ém phèn" để trồng lúa bằng biện pháp cày nông, bừa sục giữ nƣớc liên tục và tháo nƣớc theo định kì. Với hệ thống thủy lợi ngày càng đƣợc hoàn thiện cùng với sự thay thế những giống có khả năng chống chịu phèn có thể đạt năng suất bình quân 6 – 7 tấn thóc/ ha/ năm. Ðất phèn là loại đất cần phải cải tạo khi sử dụng, để cải tạo chúng ngƣời ta thƣờng áp dụng các biện pháp chính sau:

- Biện pháp thủy lợi

Biện pháp thủy lợi phải đặt lên hàng đầu để tiến hành tháo chua rửa mặn. Vùng TGLX xây dựng hệ thống kênh tƣới, tiêu đáp ứng đƣợc nhu cầu của toàn vùng. Một số vùng canh tác còn lên líp gần nơi có kênh, sông để thuận lợi cho việc tháo rửa phèn, một số vùng còn có kinh nghiệm khoan các giếng sâu để cung cấp nguồn nƣớc cho ruộng để giảm ảnh hƣởng của quá trình chua, mặn hóa.

- Bón vôi cho đất

Bón vôi có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động trong đất. Lƣợng vôi phải dùng rất nhiều và hiệu quả của chu kỳ bón vôi lại rất ngắn

(một, hai vụ thì chua trở lại). Do đó theo các kết quả nghiên cứu thì nên bón hàng năm, mỗi năm chỉ bón một lƣợng vừa phải là mang hiệu quả kinh tế cao. Bón khoảng 200 – 300 kg/1000m2.

- Biện pháp phân bón

Bón phân cân đối giữa N, P, K và hợp lý cho cây trồng. Trong các loại phân bón N, P, K cần lƣu ý tới phân lân (P) bón ở đất phèn cho hiệu quả sử dụng rất cao, vì lân cũng chính là yếu tố dinh dƣỡng hạn chế rõ nhất đối với cây trồng trên loại đất này, đối với đất phèn nên dùng tecmophosphat tốt hơn so với supephosphat để tăng thêm tính kiềm giảm độ chua và hạn chế thêm khả năng tích lũy SO42- trong đất hoặc có thể sử dụng trực tiếp bột apatit hay bột phosphorit bón cho đất với liều lƣợng cao.

- Biện pháp canh tác

Ðối với các biện pháp canh tác, việc làm đất cần phải lƣu ý giữ nƣớc thƣờng xuyên trong ruộng để trồng lúa, không nên để nƣớc cạn và tuyệt đối không cày ải đối với đất phèn. Những nơi đất bị phèn mạnh phải "lên líp" rửa phèn rồi mới sử dụng cho trồng trọt đƣợc.

Ðối với cây trồng phải lựa chọn những loại cây có tính chống chịu phèn (hoặc chua mặn), ở những nơi địa hình thấp trũng ngập nƣớc có thể trồng cói một số năm cho giảm lƣợng muối phèn trƣớc khi trồng lúa. Những nơi đất có địa hình cao có thể trồng dứa, mía hoặc một số loại cây ăn quả có khả năng tồn tại và phát triển đƣợc ở đây. Trong thực tế việc tháo chua rửa mặn ở đây gặp rất nhiều khó khăn bởi những vùng đất phèn cũng là những vùng rất thiếu nƣớc ngọt nên việc đảm bảo nƣớc cũng chỉ giải quyết đƣợc ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nƣớc ngọt.

CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên (Trang 96 - 98)