Theo Takehiko „Riko‟ Hashimoto (2001), thì sự phân bố các loại đất vùng ĐBSCL chủ yếu đƣợc xác định bởi các loại trầm tích môi trƣờng. Lịch sử của việc sử dụng đất đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động. Chia đất ĐBSCL ra 11 loại trong đó vùng TGLX gồm 5 loại đất chính: - Đất phèn nặng phân bố tập trung ở các huyện Giang Thành, Kiên Lƣơng, Hòn Đất tỉnh Kiên Giang và huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Đất phù sa phân bố chủ yếu ở ven sông Hậu, các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, TP. Long Xuyên, Châu Đốc tỉnh An Giang, huyện Tân Hiệp, Châu Thành, TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, huyện Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ.
- Đất phèn ít tập trung với diện tích lớn nhất ở huyện Hòn Đất, ven biển thuộc địa phận huyện Kiên Lƣơng, Giang Thành, ven biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa phận các huyện Giang Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên, huyện Tân Hiệp, Thoại Sơn.
- Đất phèn nặng bị mặn mùa khô phân bố ven biển phía Nam huyện Hòn Đất, TP. Rạch Giá, TX. Hà Tiên.
- Đất đồi núi tập trung chủ yếu ở vùng 7 núi thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An giang. The Geographical Jourmal, 2002, thì ĐBSCL có 11 loại đất, vùng TGLX có 5 loại đất: - Đất phèn diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết vùng TGLX, tập trung nhiều nhất ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn tỉn An Giang, huyện Hòn Đất, Kiên Lƣơng, Giang Thành tỉnh Kiên Giang.
- Đất phù sa, diện tích khá lớn tập trung chủ yếu ở các huyện ven sông Hậu của tỉnh An Giang.
- Đất xám, chiếm diện tích tƣơng đối tập trung chủ yếu ở huyện Tịnh Biên, ven biên giới các huyện Tri Tôn và Giang Thành.
- Đất phèn tiềm tàng (nhiễm mặn) phân bố ven vịnh Kiên Giang với diện tích tƣơng đối lớn.
- Đất núi vàng tập trung ở vùng 7 núi, các loại đất đất than bùn, đất ngập mặn, đất mặn vừa và ít phân bố rãi rác một số nơi trong vùng.
Theo Lê Quang Minh (2002), thì đất ĐBSCL chia ra 12 loại. Trong đó vùng TGLX có 6 loại đất chính:
- Đất phù sa chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ven sông Hậu, thuộc địa phận các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, TP. Châu Đốc, Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang, huyện Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ.
- Đất phèn nhẹ và trung bình diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn tỉnh An Giang, huyện Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang. Phân bố với diện tích nhỏ thuộc các huyện Châu Phú, Châu Thành tỉnh An Giang, còn lại phân bố rải rác ở một vài nơi trong vùng.
- Đất phèn nặng diện tích khá lớn, tập trung chủ yếu ở 4 huyện: Giang Thành, Hòn Đất, Kiên Lƣơng tỉnh Kiên Giang, Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Đất phèn nhẹ và trung bình, mặn trong mùa khô diện tích khá lớn, phân bố tập trung ven biển tỉnh Kiên Giang – TGLX, kéo dài từ TX. Hà Tiên đến TP. Rạch Giá.
- Đất phù sa cổ bị xói mòn mạnh chiếm diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng 7 núi thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang và phân bố với diện tích khá lớn ven biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa phận huyện Tri Tôn tỉnh An Giang và Giang Thành tỉnh Kiên Giang.
- Đất ngập mặn diện tích nhỏ, tập trung chủ yếu ở TP. Rạch Giá, huyện Châu Thành và một phần huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.
Theo Phạm Văn Quang (2009), thì ĐBSCL là một vùng đất trẻ đƣợc hình thành và phát triển trong thời kỳ Holocene. Các loại đất đƣợc hình thành bởi sự lắng đọng trầm tích từ các con sông và biển. Trầm tích đƣợc lắng đọng dọc theo các bờ sông Mekong và sông Hậu. Sự lắng đọng này tạo ra sự phân bố khác nhau của các loại đất, khác nhau kết cấu từng loại đất. Đất ĐBSCL chia làm 6 loại: Alluvial soil (đất phù sa), Saline affected alluvial soils (đất phù sa nhiễm mặn), Potential acid sulphate soils (đất phèn tiềm tàng), Actual acid sulphate soils (đất phèn hoạt động), Sand ridges (giồng cát) và một số loại đất khác. Vùng TGLX gồm 5 loại đất (hình 3.1):
- Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất vùng, phân bố chủ yếu ở các huyện ven sông Hậu của tỉnh An Giang, huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, huyện Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ.
- Đất phèn hoạt động chiếm diện tích khá lớn, phân bố chủ yếu ở huyện Hòn Đất với diện tích lớn, ở các huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang và huyện Tịnh Biên, Tri Tôn của tỉnh An Giang thì diện tích loại đất này cũng tƣơng đối lớn. Còn lại phân bố rải rác ở một số nơi của vùng TGLX.
- Đất phèn tiềm tàng chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở ven biển phía Nam của TP. Rạch Giá.
- Đất phù sa nhiễm mặn diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở TP. Rạch Giá và một phần ở ven biển phía Đông Nam của huyện Hòn Đất.
- Đất khác chiếm diện tích lớn, tập trung chủ yếu ở các huyện Giang Thành, Kiên Lƣơng, Hòn Đất, TX. Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Còn lại phân bố rải rác ở một số nơi của TGLX.
(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa MTTNTN, Trường Đại Học Cần Thơ, 2002)
Hình 3.1: Bản đồ thể hiện các loại đất chính ở ĐBSCL, Việt Nam
Theo Lý Thị Trúc Linh (2008), thì phân loại đất ĐBSCL ra 11 loại: đất giồng, đất rừng ngập mặn, đất nhiễm mặn, đất phèn tiềm tàng, đất phèn nhẹ và trung bình nhiễm mặn mùa khô, đất phèn nặng nhiễm mặn mùa khô, đất phèn nặng, đất phèn nhẹ và trung bình, đất phù sa không phèn, đất than bùn, đất xám bạc màu. Vùng TGLX bao gồm 7 loại đất:
- Đất phèn nhẹ và trung bình chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết vùng TGLX, chiếm diện tích lớn nhất thuộc các huyện Giang Thành, Kiên Lƣơng, Hòn Đất, Tân Hiệp, TX. Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang, một số huyện nhƣ Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ, Châu Phú, Châu Thành, Châu Đốc tỉnh An Giang.
- Đất phù sa không phèn diện tích tƣơng đối lớn, tập trung chủ yếu ở ven sông Hậu, chiếm diện tích lớn nhất ở các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, TP. Châu Đốc, Long Xuyên tỉnh An Giang, các huyện Châu Thành, Hòn Đất, TP. Rạch Giá tỉnh
Kiên Giang.
- Đất nhiễm mặn diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang, phân bố với diện tích nhỏ ở phía Bắc huyện Hòn Đất, giáp biển và phía Bắc của TX. Hà Tiên, phần giáp biển ở phía Nam huyện Kiên Lƣơng.
- Đất xám bạc màu diện tích nhỏ, phân bố ở ben biên giới Việt Nam – Campuchia, thuộc địa phận huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, Kiên Lƣơng tỉnh Kiên Giang.
- Đất than bùn diện tích nhỏ phân bố ở huyện Giang Thành, Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Đất phèn nhẹ và trung bình nhiễm mặn mùa khô diện tích nhỏ phân bố ven biển thuộc huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
- Đất phèn nặng, nhiễm mặn mùa khô, diện tích nhỏ, phân bố ở huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.
Theo Phạm Thanh Vũ và ctv (2010), thì ĐBSCL có 10 nhóm đất. Trong đó vùng TGLX có 6 loại đất: Fluvisol (đất phù sa), Gleysols (đất Glây), Histosols (đất than bùn), Flinthosols (đất có tầng sét loang lỗ), Solonchoks (đất mặn), Luvisols (đất nâu đen).
- Đất phù sa chiếm diện tích thứ hai trong vùng TGLX, phân bố tập trung phần lớn thuộc địa phận các huyện Giang Thành, Kiên Lƣơng, Hòn Đất, TX. Hà Tiên, thuộc tỉnh Kiên Giang, phân bố với diện tích tƣơng đối ở 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và phân bố ở các huyện ven sông Hậu (Châu Đốc, Châu Thành và TP. Long Xuyên). Đây là nhóm đất phổ biến ở ĐBSCL và vùng TGLX. Hiện trạng sử dụng chủ yếu là: 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 1 vụ. Đất phù sa chia làm đất phù sa không đƣợc bồi đắp hàng năm và đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm.
- Đất glây chiếm diện tích phần lớn vùng TGLX, phân bố chủ yếu là ở Châu Phú, Thoại Sơn, Châu Thành, TP. Long Xuyên, Châu Đốc,… thuộc tỉnh An Giang, các huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, TP Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang, phần huyện Vĩnh Thạnh của TP. Cần Thơ, phân bố rải rác với diện tích nhỏ ở các huyện còn lại thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang. Đặc biệt là ở vùng ĐBSCL và TGLX nói riêng do canh tác lúa thâm canh đất ngập nƣớc thƣờng xuyên là điều kiện thuận lợi cho quá trình gley hóa xảy ra.
- Đất than bùn diện tích không lớn, phân bố rải rác ở một số nơi, thuộc huyện Kiên Lƣơng, Hòn Đất, Giang Thành, TX. Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang. Theo FAO-WRB (2006), Histosols là nhóm đất hình thành từ vật liệu hữu cơ, còn gọi là than bùn. Các tên thông thƣờng là đất than bùn, đất
phân, đất vùng lầy, đất hữu cơ. Chiều dài lớp than bùn rất thay đổi. Có nơi chỉ dày trên dƣới 1 m.
(Nguồn: Phạm Thanh Vũ và ctv, 2009)
Hình 3.2: Bản đồ phân bố các loại đất vùng ĐBSCL năm 2009 phân loại theo hệ thống FAO – WRB (2006)
- Đất mặn diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven biển địa phận huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Nhóm đất này đƣợc chuyển từ các nhóm đất phù sa bồi, phèn hoạt động xuất hiện sâu, nhiễm mặn; đất phù sa, nhiễm mặn nhẹ; đất phù sa bồi, phèn mặn nhẹ, có tầng gley.
- Đất có tầng sét loang lỗ diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven vùng biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang và huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang. Hiện trạng sử dụng chủ yếu là: 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, mía.
- Đất nâu đen diện tích nhỏ, phân bố ở huyện Tịnh Biên là chủ yếu, một phần nhỏ ở huyện Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang. Hiện nay nhóm đất này có phần lớn diện tích
đƣợc dùng để trồng lúa với nhiều cơ cấu khác nhau, chiếm diện tích lớn là cơ cấu 2 vụ lúa và cơ cấu 3 vụ lúa, diện tích còn lại của nhóm đất nâu đen là đất thổ canh - thổ cƣ và cây ăn quả, những vùng bị nhiễm mặn thì hiện trạng chủ yếu là vuông tôm.
Theo Dƣơng Văn Ni và ctv (2013), thì đất ĐBSCL có 8 loại bao gồm: Older alluvial soils (đất phù sa cổ), Severely acid sulphate soils (đất phèn nặng), Medium acid sulphate soils (đất phèn trung bình), Slightly acid sulphate soils (đất phèn nhẹ), Alluvial soils (đất phù sa), Alluvial soils – salined (đất phù sa – mặn), Saline soils (đất mặn) và Peaty soils (than bùn). Vùng TGLX có các loại đất:
- Đất phèn nặng chiếm diện tích rất lớn so với toàn vùng, tập trung nhiều nhất ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Kiên Lƣơng, Hòn Đất các huyện còn lại phân bố rải rác. - Đất phèn trung bình diện tích nhỏ, phân bố tập trung ở 2 huyện Kiên Lƣơng và Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang.
- Đất phèn nhẹ diện tích rất nhỏ tập trung ở ven biển gần vùng di tích Sóc Sơn của huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
- Đất phù sa chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở ven sông Hậu, thuộc địa phận Châu Phú, Châu Thành, Châu Đốc, Thoại Sơn, TP. Long Xuyên, một phần ở Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ.
- Đất phù sa cổ diện tích nhỏ, phân bố ven biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa phận huyện Tịnh Biên, Tri Tôn tỉnh An Giang và huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang. - Than Bùn diện tích nhỏ phân bố rải rác ở một số nơi: phía Tây Bắc và phía Nam huyện Kiên Lƣơng, một phần lớn thuộc huyện Tịnh Biên, còn lại ở Châu Đốc, Hòn Đất diện tích rất nhỏ.
- Đất mặn chiếm diện tích nhỏ phân bố rải rác ở các huyện ven biển của tỉnh Kiên Giang nhƣ: Hòn Đất, Kiên Lƣơng, TX. Hà Tiên, TP. Rạch Giá.
- Đất phù sa – mặn diện tích không đáng kể, phân bố một phần nhỏ ven biển phía Nam của huyện Kiên Lƣơng và Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
So sánh về sự khác biệt giữa các nghiên cứu về đất ĐBSCL và vùng TGLX.
- Các đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành trong nhiều năm khác nhau nên có sự khác biệt về cách phân bố các loại đất.
- Một số đề tài nghiên cứu thành lập bản đồ theo vùng nghiên cứu (vùng TGLX, Bán đảo Cà Mau,…), một số đề tải thì phân theo từng loại đất (đất phèn, đất phù sa,…). - Về mục đích nghiên cứu cũng khác nhau, một số nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất, một số thì nhằm tìm hiểu cấu trúc, cấu tạo của từng loại đất nên
tạo ra sự khác nhau.
- Về phƣơng pháp, phƣơng tiện cũng tạo ra nhiều sự khác biệt, thời gian sau do sự phát triển của khác phần mềm cũng nhƣ vệ tinh, kỹ thuật mới nên độ chính xác đƣợc nâng cao hơn.
- Về tƣ duy của từng ngƣời nghiên cứu đề tài của mình cũng tạo ra sự khác biệt. Một số ngƣời thì tìm ra đƣợc loại đất này, một số tìm ra loại đất khác tùy thuộc vào mức độ tìm hiểu sâu về đề tài nghiên cứu.
Phân loại đất vùng TGLX
Theo Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa MTTNTN, Trƣờng Đại học Cần Thơ thì vùng TGLX có 31 loại đất trong đó đƣợc chia ra làm 7 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất phèn, đất núi, đất mặn, đất than bùn, đất có tầng nâu đỏ và đất cát.
Bảng 3.2: Diện tích các loại đất chính vùng TGLX
Loại đất Diện tích (ha)
Đất phù sa 198.464,49 Đất phèn 254.510,089 Đất núi 15.335,35 Đất than bùn 3.024,925 Đất cát 7.575,04 Đất mặn 5.182,51 Đất có tầng nâu đỏ 10.140,644
(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa MTTNTN, Trường Đại học Cần Thơ, 2009)
(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa MTTNTN, Trường Đại học Cần Thơ, 2009)
Bảng 3.3: Diện tích các loại đất theo từng huyện của tỉnh An Giang – TGLX
STT Ký hiệu Tên Việt Nam
Diện tích phân bố theo từng huyện (ha) Châu Thành Châu Phú Thoại Sơn Tịnh
Biên Tri Tôn
Châu Đốc
Long Xuyên
1 haGL(eu) Đất phù sa, ít đƣợc bồi, có đặc tính
Eutric 5.868,63 8.788,72 4.632,92 - - 1.672,09 7.021,84
2 mohaGL Đất phù sa, có tầng Molic 23.657,6 25.536,0 28.470,4 871,486 376,753 5.145,96 5,24 3 haGL(ntio) Đất phèn hoạt động xuất hiện sâu - 255,037 - 3.024,23 631,893 -
4 umGL(ntio) Đất phèn hoạt động xuất hiện sâu, có
tầng Umbric 1.710,04 1.758,37 7.500,1 - 10.458,6 - -
5 umGl(ntip) Đất phèn tiềm tàng sâu nhiễm mặn
nhẹ, có tầng Umbric - - 3.373,42 - 10.322,8 - -
6 umGL(ptio) Đất phèn hoạt động xuất hiện cạn, có
tầng Umbric 1.257,33 - 830,86 - - - -
7 saHS(ntio) Đất than bùn, phèn hoạt động xuất
hiện sâu - - - - 553,775 - -
9 liLP(dy) Đất núi - - - 4.405,38 4.441,72 - -
10 haPT(ab) Đất có tầng nâu đỏ, có tính tụ sét trực
di - - - 116,774 3.742,32 - -
11 umhaPT Đất có tầng nâu đỏ, có tầng Umbric - - - 954,134 403,894 - -
12 sthaPT Đất có tầng nâu đỏ, có tầng khử - - - - 358,91 - -
13 haAB(dy) Đất phù sa có sét trực di, có tầng Gley - - - 6.336,78 6.788,93 - -
14 haAR(dyo) Đất cát - - - 7.198,86 376,185 - -
15 glFL(eu) Đất phù sa có tầng gley 1.682,77 2.983,81 908,721 - - - 1.988,1
16 GlmoFL Đất phù sa, có tầng gley, có tầng
Molic - - - - - 562,895
17 mohaFL Đất phù sa, nhiễm mặn nhẹ - 3.320,82 - - - 1.000,6 1.133,05
18 glFL(ntio) Đất phèn hoạt động xuất hiện sâu, có
tầng gley - - 4.579,98 3.368,96 - -
19 glFL(ptio) Đất phèn hoạt động xuất hiện cạn, có
tầng gley - 1.816,83 125,539 7.623,77 16.521,7 1.112,03 -
Bảng 3.4: Diện tích phân bố các loại đất theo từng huyện của tỉnh Kiên Giang – TGLX
STT Ký hiệu
Tên Việt Nam Diện tích phân bố theo từng huyện (ha)