Một số mô hình canh tác trên đất phèn vùng TGLX

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên (Trang 82 - 96)

- Lúa + tôm

+ Điều kiện canh tác: Vùng Tứ giác Long Xuyên mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 12), vùng này thƣờng ngập trong nƣớc từ 0,5 đến 2,5 m với mực nƣớc lũ hàng năm khá cao, khả năng xâm nhập mặn sâu vào đất liền là khó tránh khỏi. Nhiều diện tích chuyên trồng lúa 2 vụ/năm sẽ không thể sản xuất đƣợc do nƣớc ngập mặn tràn vào, tình trạng thoái hóa đất do sử dụng đất quá mức mà lƣợng dinh dƣỡng bổ sung cho đất không đáng kể. Vì vậy sử dụng mô hình nuôi trồng thủy sản nhƣ tôm trên ruộng đất phèn vùng Tứ giác Long Xuyên rất thích hợp.

+ Kỹ thuật canh tác

Thả tôm giống theo đúng lịch thời vụ tại đại phƣơng trên cơ sở lịch thời vụ của ngành nông nghiệp để hạn chế đƣợc các rủi ro trong nuôi tôm cũng nhƣ trồng lúa. Tránh thả giống quá sớm hay quá muộn hoặc thả nối nhiều đợt trong một vụ nuôi. Khi thu hoạch vụ lúa xong, cần phải có thời gian từ 15 đến 30 ngày để cải tạo kỹ hệ thống nuôi, sên

vét mƣơng bao, vệ sinh diệt tạp, lấy nƣớc tốt vào ruộng (60 - 80 cm), diệt mầm bệnh kỹ lƣỡng, gây màu nƣớc và gia cố bờ bao chắc chắn để giữ nƣớc tốt trong quá trình nuôi tôm.

Thả giống và chăm sóc sức khỏe tôm nuôi: Thả tôm giống khi môi trƣờng nuôi đƣợc cải tạo tốt, mực nƣớc trong ruộng nuôi đã ổn định; tránh tình trạng để nƣớc trong ruộng nuôi quá cạn, độ trong quá cao để thả giống, rồi sau đó tiến hành cấp thêm nƣớc trực tiếp cho hệ thống nuôi. Nhƣ vậy, tôm có thể bị sốc, mầm bệnh và các vật chủ trung gian có cơ hội xâm nhập, rong tạp phát triển gây trở ngại cho hoạt động của tôm và tốn kém trong xử lý nƣớc. Mật độ thả nuôi tùy theo năng lực và trình độ chăm sóc ngƣời nuôi, nên chọn những giống tôm sạch bệnh để thả nuôi.

Bảng 3.11: Lịch thời vụ xuống giống mô hình lúa + tôm ở tỉnh Kiên Giang.

Mùa vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2

Lúa + tôm

(Nguồn: Hội Nông dân thành phố Cần Thơ, 2012)

Hình 3.19: Mô hình canh tác lúa + tôm trên đất phèn Tứ giác Long Xuyên

Quản lý chất lƣợng nƣớc trong nuôi tôm – lúa cần phải duy trì mức nƣớc trong ruộng nuôi tôm ổn định từ 50 – 80 cm (tính từ mặt ruộng nuôi), tránh để nƣớc cạn do khâu cấp nƣớc từ đầu vụ không đạt yêu cầu, hoặc nƣớc bị thất thoát do rò rỉ, thẩm lậu… Nhằm giúp cho các yếu tố môi trƣờng nƣớc ít bị biến động và hạn chế rong tạp phát triển, gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe tôm nuôi.

Ruộng nuôi không đƣợc cải tạo kỹ, gốc rạ không đƣợc xử lý loại bớt, hay ruộng nuôi có mực nƣớc thấp và quá trong thì rong đá, rong mền, rong nhớt, rong bún… sẽ phát triển gây nguy hiểm cho tôm nuôi, pH nƣớc biến động, Oxy hòa tan có thể bị cạn kiện vào sáng sớm. Trong quá trình chăm sóc cần có giải pháp phòng ngừa ngay từ đầu, xử lý kịp thời khi rong mới xuất hiện bằng cách thu gom vớt ra khỏi ruộng nuôi, tránh để rong tàn trong ruộng gây ô nhiễm nƣớc. Không dùng các hóa chất cấm để xử lý diệt rong hay diệt cá tạp.

- Lúa + cá

+ Điều kiện canh tác: Dƣới áp lực sản xuất nông nghiệp trồng lúa thâm canh tăng vụ, đê bao khép kín (phòng chống triều cƣờng), việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều và việc khai thác quá mức bằng nhiều hình thức, đã làm nguồn cá đồng tự nhiên bị cạn kiệt. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng một hệ thống nông nghiệp mới nhằm phá thế độc canh cây lúa ở những nơi nhƣ: vùng trũng, vùng thƣờng xuyên bị ngập nƣớc, vùng cấy lúa 1-2 vụ, vùng trồng lúa bắp bênh không ổn định… là cần thiết. Nhận thấy vùng Tứ giác Long Xuyên thƣờng xuyên bị ngập nƣớc (vùng lũ), việc đƣa mô hình lúa - cá vào canh tác là phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ và cải thiện môi trƣờng sinh thái. Hàng năm, khi vào vụ lúa (từ khi lúa đứng cái, làm đồng, trổ bông đến chín) thì cũng là lúc nguồn cá đồng (chủ yếu lóc, rô, sặc…) vào ruộng lúa sinh sống và phát triển.

+ Kỹ thuật canh tác:

(Nguồn: Tổng cục Thủy Sản, 2012)

Hình 3.20: Mô hình canh tác lúa + cá trên đất phèn vùng Tứ giác Long Xuyên

Chuẩn bị ruộng nuôi: Là khâu quan trọng ảnh hƣởng quyết định đến năng suất cá nuôi. Sau khi thu hoạch lúa, bón thêm phân ure để tạo chét lúa hay dọn sạch rơm rạ; sên vét lớp bùn đáy ở mƣơng bao, chỉ để lại lớp bùn 20- 30 cm. Cho nƣớc vào ngập ruộng

ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Ruộng có hệ thống mƣơng bao mới đào thì cần lấy nƣớc vào ngâm vài ngày để rửa phèn.

Bón vôi, phơi mặt ruộng và đáy mƣơng khoảng 2 – 3 ngày, tránh phơi quá lâu mặt ruộng bị nứt nẻ làm xì phèn.

Cấp nƣớc vào ruộng nuôi phải qua lƣới lọc để ngăn chặn dịch hại và tép cả tạp vào làm giảm sản lƣợng nuôi và cạnh tranh thức ăn. Khi mực nƣớc trong mƣơng đạt 1,2 m thì có thể bón vô cơ DAP từ 100 – 150 g/100m2

để gây màu nƣớc hoặc phân hữu cơ 7 – 10 kg/100m2 nhằm hạn chế tảo đáy phát triển.

Chọn giống lúa kháng sâu bệnh tốt nhƣ: MTJ – 141, MTL – 159, IR64… Tốt nhất nên sạ hàng.

Chọn loài cá nuôi: Các loài cá có sẵn trong ruộng có khả năng thích nghi và ăn các loại thức ăn có sẵn trong ruộng nhƣ: lóc, mè vinh, chép, rô phi…

Mật độ thả nuôi tùy thuộc vào độ màu mở của nƣớc và lƣợng thức ăn cung cấp. Nếu ruộng có đầu tƣ thức ăn thì mật độ thả từ 2 -5 con/m2

.

Thời hạn sạ lúa và thả cá: Sạ lúa vụ Hè Thu bắt đầu giữa tháng 2 đến tháng 6, sau khi kết thúc vụ Đông – Xuân. Vụ Đông – Xuân bắt đầu sau khi nƣớc rút và thu hoạch cá, tháng 11 đến tháng 3. Nên thả cá sớm hơn sau khi sạ lúa vài ngày (vào khoảng giữa cuối tháng 2).

Bảng 3.12: Lịch thời vụ của mô hình lúa + cá

Mùa vụ 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lúa Cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách cho ăn: Trong thời gian đầu cá còn nhỏ, khả năng bắt mồi kém, yêu cầu thức ăn có lƣợng dinh dƣỡng cao, do đó nên sử dụng thức ăn viên nổi (hàm lƣợng đạm từ 25 – 30%). Cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Khi cá lớn (30 – 50 g/con) nên cho ăn thức ăn tinh nhƣ tấm nấu chín phối hợp với bột cá hoặc ốc cua xay nhỏ. Lƣợng cho thay đổi theo tháng nuôi. Hai tháng đầu 10% trọng lƣợng cá, tháng thứ 3 – 4 cho ăn 7% tháng 5 – 6 cho ăn 5% và những tháng sau cho ăn 3% (tuy nhiên lƣợng cho ăn phải đƣợc điều chỉnh theo mức độ ăn mồi của cá). Chăm sóc quản lý lúa: Sau khi lúa sạ 3 – 5 ngày tiến hành cho nƣớc vào ruộng, điều chỉnh mực nƣớc theo tốc độ phát triển của cây lúa, nhằm mục đích tạo điều kiện cho cây lúa tăng trƣởng tốt, đồng thời ngăn chặn và hạn chế cỏ dại phát triển.

ĐX HT

Bón phân cho lúa: chia thành ba đợt bón phân nhƣ sau: Đợt 1 từ 10 – 15 ngày sau khi sạ lúa; đợt 2 từ 25 – 30 ngày sau khi sạ lúa bón phân; đợt 3 từ 40 – 45 ngày sau khi sạ lúa.

Ngoài ra, nên xịt các loại thuốc khác để ngừa bệnh, giúp chắc hạt. Đối với thuốc trừ sâu thì áp dụng phƣơng pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Sau khi lúa đạt 90 – 100 ngày tuổi thì lúc này đã chín và có thể thu hoạch đƣợc. Thu hoạch cá: Sau 5 – 7 tháng nuôi, bơm nƣớc hạ dần mức nƣớc ruộng để cá tập trung xuống mƣơng bao, sau đó dùng lƣới kéo, còn sót lại tát cạn và thu hoạch bằng tay. Năng suất cá nuôi từ 0,5 – 2 tấn/ha. Năng suất cá nuôi dao đọng tùy thuộc vào đối tƣợng thả nuôi và mức độ đầu tƣ thức ăn.

- Lúa + màu

+ Điều kiện canh tác: Vùng Tứ giác Long Xuyên điều kiện sinh thái đất đai chƣa phải thuận lợi, đất bị nhiễm phèn, mặn vào mùa khô và bị ngập úng cục bộ vào mùa mƣa, hơn nữa, việc sản xuất 3 vụ lúa trong năm nên thời gian phơi đất giữa các vụ là quá ngắn, không đủ để cắt đứt vòng đời sâu bệnh; về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến dinh dƣỡng và cấu trúc đất. Để hạn chế vấn đề trên, mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ màu có thể đƣa vào canh tác phù hợp với điều kiện hiện tại của vùng TGLX nhằm góp phần tăng hiệu quả sản xuất, cũng nhƣ hạn chế một số dịch hại do sản xuất liên tục nhiều năm.

Bảng 3.13: Lịch thời vụ mô hình lúa + màu

Mùa vụ 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐX + HT+ màu ĐX + màu

Các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn tỉnh An Giang đang ứng dụng thành công mô hình này trong vùng đê bao khép kín, theo mô hình 1 vụ màu + 1 vụ lúa và 2 vụ màu + 1 vụ lúa thành công trên cánh đồng đất phèn.

+ Kỹ thuật canh tác:

Những mô hình này làm bằng cách là sau khi thu hoạch xong lúa Hè - Thu , tiến hành trồng rau màu thay thế lúa vụ 3. Họ chọn những loại cây ngắn ngày (dài nhất là 70 ngày) để có thể chủ động trong việc xả lũ. Có thể trồng các loại rau màu có hiệu quả

ĐX HT Màu

kinh tế cao hoặc trồng cây họ đậu vừa cho thu nhập cao vừa cải tạo đất (đặc biệt ở An Giang rất chú trọng phát triển cây mè).

Hoặc sau khi làm xong vụ lúa ĐX, bắt tay vào xuống giống vụ màu, trồng các loại cây nhƣ bắp, nậu nành, dƣa hấu, đậu phộng, đậu nành và mè.

Tùy theo kinh nghiệm và đặc tính đất của từng nơi, ngƣời dân chọn loại hoa màu thích hợp để xen canh. Việc xen canh hoa màu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, vừa cải tạo đất.

(Nguồn: Hội nông dân Việt Nam, 2014)

Hình 3.21: Mô hình trồng mè ở tỉnh An giang

- Trồng mía

+ Điều kiện canh tác: Mía là loại cây nhiệt đới đòi hỏi độ ẩm rất cao, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng của cây mía là 15 – 26 oC. Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng, tốt nhất là trên 2.000 giờ nắng. Mía rất sợ ngập úng, phát triển tốt nhất ở những vùng có lƣợng mƣa từ 1.500 mm/năm. Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất, vậy nên mía có thể trồng và phát triển tốt trên đất phèn.

+ Kỹ thuật canh tác:

Thời vụ: Có thể trồng rải vụ (vùng có nƣớc tƣới từ tháng 1 – 4 dƣơng lịch, vùng nƣớc trời từ tháng 5 – 6 dƣơng lịch). Khoảng 9 đến 12 tháng thì thu hoạch.

Chuẩn bị đất: Cày sâu 20 – 30 cm, cày 2 lần vuông góc nhau sau mỗi lần cày là một lần bừa cho đất nhỏ. Rạch hàng thẳng sâu 15 – 20 cm, cách nhau 0,8 – 1 m.

Gieo trồng: Hom giống (lấy từ ruộng 7 – 8 tháng tuổi là tốt nhất, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm, hom mía có từ 2 – 3 mầm tốt, trồng càng tƣơi càng tốt). Độ sâu lắp (thời tiết thuận lợi lấp 2,5 – 3 cm, trời hanh khô lấp 5 – 7 cm).

Bảng 3.14: Lịch thời vụ mô hình trồng mía

Mùa vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mía (chủ động nƣớc) Mía (nƣớc trời) .

(Nguồn: Hội Nông dân thành phố Cần Thơ, 2011)

Hình 3.22: Mô hình trồng mía ở tỉnh Kiên Giang

Bón phân: Cần bón 1.000 kg vôi sau khi cày lần cuối. Lƣợng phân 250 -300 kg Urê, 250 – 300 kg Super lân, 200 – 240 kg KCL, phân chuồng 10 – 15 tấn. Cách bón:

 Bón lót: Toàn bộ phân Chuồng, Lân 1/3 Đạm, ½ Kali. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bón thúc lần 1: Khi mía kết thúc nảy mầm (4 – 5 lá) bón 1/3 lƣợng đạm.

 Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9 – 10 lá) bón 1/3 lƣợng đạm và ½ lƣợng Kali còn lại.

 Bón và áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50 -100 kg Urê/ha. Mía

Mía Mía

Bắt đầu trồng Thu hoạch

Xen canh cải tạo đất mía: Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía, giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phộng hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao nâng suất mía.

Tƣới nƣớc: Bình quân trong vụ mía thƣờng tƣới từ 15 – 20 lần. Đất trồng mía không đƣợc để nƣớc ngập úng, phải thoát nƣớc nhanh.

- Trồng khóm

+ Điều kiện canh tác:

Khí hậu: Khóm là cây ăn quả nhiệt đới ƣa nhiệt độ cao từ 20 – 30oC, có thể trồng nơi có lƣợng mƣa thấp.

Đất: Cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dƣỡng, đất có thể thoát nƣớc và tƣơi xốp là hai yêu cầu quan trọng nhất. Khóm có thể trồng ở môi trƣờng đất phèn nặng, trung bình và ít, khi trồng ở vùng đất phèn trái ngọt hơn, hiệu quả kinh tế khá cao.

+ Kỹ thuật canh tác:

Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mƣa, từ tháng 4 – 6. Đến cuối năm cây lớn gặp thời tiết tƣơng đối khô và lạnh, ngày ngắn, cây ra hoa thuận lợi và thu hoạch quả vào tháng 5 – 6 năm sau.

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, 2012)

Hình 3.23: Mô hình trồng khóm ở tỉnh Kiên Giang

Chọn đất và làm đất trồng: Đất trồng khóm cần có kết cấu nhẹ, đảm bảo thoát nƣớc tốt, mực nƣớc ngầm tốt và hơi dốc. Việc làm đất có thể cày xới toàn bộ diện tích hoặc theo từng hàng. Nếu phải đào mƣơng lên líp thì trồng theo từng hốc nhỏ. Vùng đất nhiễm phèn nặng (pH < 5) cần phải bón vôi.

Xử lý chồi: Nhằm mục đích cho cây mau bén rể phát triển và phòng ngừa sâu bệnh. Trƣớc khi trồng cắt bỏ các lớp khô ở gốc.

Tỉa chồi: Chồi cần tỉa bỏ trƣớc hết là chồi ngọn và chồi cuống, việc tỉa chồi đơn giản nhƣng cần phải cẩn thận nếu không sẽ làm gãy cả quả.

Bảng 3.15: Lịch thời vụ mô hình trồng khóm

Mùa vụ 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5

Khóm

Khoảng cách và mật độ: Để dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, trồng theo từng líp nên thƣờng không chia thành băng mà trồng khoảng cách cây đều nhau, khoảng 50 – 60 cm, mật độ 20.000 – 30.000 cây/ha.

Bón phân, tƣới nƣớc: Bón phân đầy đủ, đặc biệt vùng đất phèn nặng cần bón phân cải tạo. Tƣới nƣớc đầy đủ, giữ ẩm cho đất để cây khóm phát triển tốt nhất.

Cây khóm có thời vụ chín rất tập trung trong một thời gian ngán nên thƣờng gặp một số khó khăn vè nhân lực và phƣơng diện vận chuyển, thời gian cung cấp sản phầm cho thị trƣờng và nhà máy chế biến cũng ngắn. Vì vậy ở những cơ sở sản xuất diện tích lớn, vấn đề rải vụ là một yêu cầu cần quan tâm. Để rải vụ áp dụng nhiều biện pháp: Trồng nhiều giống dứa khác nhau theo từng lô riêng để kép dài thời gian thu hoạch; trồng nhiều loại chồi có kích thƣớc, trọng lƣợng khác nhau vào các thời vụ và từng lô khác nhau cũng cho thời gian ra hoa và thu hoạch khác nhau; xử lý cho cây ra hoa theo thời gian dự kiến là biện pháp rải vụ thu hoạch rất có hiệu quả.

- Trồng cây ăn quả

+ Điều kiện canh tác: Vùng Tứ giác Long Xuyên đƣợc hình thành một phần là do hoạt động hỗn hợp của dòng sông và biển hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt là điều kiện thích hợp để phát triển những loại cây ăn quả. Cây ăn quả chỉ thích hợp trồng ở các vùng đất ít phèn.

+ Kỹ thuật canh tác (Kỹ thuật trồng cây đu đủ ở tỉnh An Giang):

Đất nhiễm phèn ít và trung bình. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nƣớc. Nếu có lên mƣơng líp, nên giữ mực nƣớc trong mƣơng với độ sâu 50 – 60 cm cách

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên (Trang 82 - 96)