Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên (Trang 57 - 66)

Một số kết quả nghiên cứu của ĐBSCL

- Về chế độ nắng

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì tổng số giờ nắng hàng năm có 2.000 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3 có 8 – 9 giờ/ngày, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 8, tháng 9 có 4,5 – 5,5 giờ/ngày.

Theo Trần Nhƣ Hối (2004), thì số giờ nắng trung bình hàng tháng cao nhất vào tháng 3, biến thiên từ 7,5 giờ/ngày đến 9,6 giờ/ngày. Thấp nhất thƣờng xuất hiện vào tháng 8, tháng 9 biến thiên từ 4,7 giờ/ngày đến 5,8 giờ/ngày.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì số giờ nắng trung bình năm vùng ĐBSCL khoảng 2.200 – 2.800 giờ.

Theo Vietnam – Netherlands Mekong Delta Masterplan project (2011), thì ĐBSCL có số giờ nắng trung bình là 6 giờ mỗi ngày (khoảng 2.000 – 2.500 giờ mỗi năm). Tháng 2, 3 có số giờ nắng cao nhất từ 8 đến 9 giờ một ngày, trong khi tháng 8 – 11 có ít giờ nắng trung bình 4,6 – 5,3 giờ mỗi ngày.

- Về chế độ nhiệt

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 26 – 27 oC, biến thiên nhiệt độ trung bình là 3 – 3,5 oC. Tổng nhiệt độ trung bình năm là 7.500 oC, tối đa khoảng 9.000 – 10.000 oC.

Theo Trần Nhƣ Hối (2004), thì vùng ĐBSCL có nền nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ lớn và không có sự phân hóa đáng kể giữa các nơi trong vùng. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở ĐBSCL là 27 oC và biến thiên nhiệt độ hàng năm rất nhỏ, từ 26,4 – 27.5 oC. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 4 (khoảng 28,5 oC), xảy ra ngay trƣớc khi bắt đầu mùa mƣa. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ là 25,3 oC. Biên độ

trung bình ngày lớn nhất vào thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 5 (8,1 – 9,5 oC), và biên độ nhỏ nhất vào thời kỳ tháng 7 đến tháng 11 (5,7 – 6,3 o

C).

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì vùng ĐBSCL có nền bức xạ cao, địa hình khá bằng phẳng nên nhiệt độ phân bố tƣơng đối đều trong cả vùng với nhiệt độ không khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi 26 – 29 oC. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối có thể lên tới 38 – 40 oC. Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối khoảng 14 – 16 o

C.

Theo Vietnam – Netherlands Mekong Delta Masterplan project (2011), thì ĐBSCL có nhiệt độ trung bình hàng năm thay đổi từ khoảng 27 - 28 oC. Tháng 5 có nhiệt độ thấp nhất trung bình 25,5 oC và tháng nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC. Có một sự phân bố đồng đều nhiệt độ trên toàn khu vực đồng bằng.

- Về chế độ mƣa

Theo Nguyễn Sinh Huy và Hồ Văn Chín (2009), thì khí hậu vùng TGLX mang đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐBSCL là nhiệt đới gió mùa, mƣa là yếu tố chính phân khí hậu vùng TGLX một năm thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Lƣợng mƣa vùng TGLX vào loại cao ở vùng ĐBSCL, cao nhất là ở Kiên Lƣơng: 2.120 mm, Rạch Giá 2.087 mm, TX. Hà Tiên 2.046 mm. Ở Châu Đốc lƣợng mƣa giảm hẳn, chỉ còn 1.374 mm. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa (từ tháng 5 – 11) chiếm 82 – 90% lƣợng mƣa cả năm, trong mùa khô chiếm 10 – 18% lƣợng mƣa cả năm. Tổng số ngày mƣa từ 171 – 195 ngày trong năm. Mùa khô chỉ biến động từ 124 – 134 ngày trong năm.

Theo Trần Nhƣ Hối (2004), thì:

+ Mƣa đƣợc hình thành trong hƣớng gió mùa Tây – Nam, mƣa trên lƣu vực sông Mekong phân hóa mạnh mẽ cả theo thời gian và không gian. Hàng năm, mùa mƣa xuất hiện từ tháng 5 – 10, trong đó tháng 7, 8, 9 cho lƣợng mƣa lớn hơn cả. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm ở phần hạ lƣu sông Mekong là 1.670 mm, bằng lƣợng mƣa trong bình của ĐBSCL. Lƣợng mƣa thấp vào khoảng 1.000 mm đến nơi mƣa nhiều vào khoảng 4.000 mm.

+ Vùng ĐBSCL là nơi có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn, khoảng từ 1.300 – 2.500 mm/năm và số ngày mƣa kéo dài. Quy luật chung là lƣợng mƣa giảm từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc đồng bằng. Quanh vùng phía Tây Nam lƣợng mƣa cao nhất từ 2.000 – 2.500 mm. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm tới 88 – 96% tổng lƣợng mƣa năm và mùa khô chiếm 4 – 12% tổng lƣợng mƣa năm. Tháng 9, tháng 10 lƣợng mƣa lớn nhất trong năm, với trên 250 mm. Tháng 1 đến tháng 3 hầu nhƣ không mƣa hoặc mƣa không đáng kể bình quân 8 mm, tháng 2 chỉ có 3 mm. Phân bố số ngày mƣa năm nhìn chung phù hợp với phân bố lƣợng mƣa năm. Nơi mƣa nhiều cũng là nơi có nhiều ngày

mƣa. Biến thiên từ 113 – 167 ngày mƣa. Theo hình 3.10 thì:

+ Lƣợng mƣa ĐBSCL khá lớn, lƣợng mƣa trung bình vào khoảng 1.000 – 2.400 mm. Lƣợng mƣa giảm dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, lƣợng mƣa cao nhất thuộc vùng Cà Mau vào khoảng 2.200 – 2.400 mm, càng vào sâu trong đất liền thì lƣợng mƣa càng giảm, lƣợng mƣa thấp nhất là vùng tiếp giáp với Đông Nam Bộ với trữ lƣợng mƣa từ 1.000 – 1.200 mm.

(Nguồn: The Geographical Jourmal, 2002)

+ Do địa hình khá bằng phẳng nên lƣợng mƣa ĐBSCL cũng tƣơng đối ổn định, trữ lƣợng mƣa thay đổi nhiều do điều kiện càng xa biển thì lƣợng mƣa giảm. Nhìn chung lƣợng mƣa toàn vùng vào mức khá cao.

+ Vùng TGLX có lƣợng mƣa thuộc vào mức cao trong ĐBSCL, lƣợng mƣa trung bình vào khoảng 1.400 – 2.200 mm. Lƣợng mƣa giảm dần từ vùng giáp vịnh Kiên Giang đến vùng ven sông Hậu. Tỉnh Kiên Giang do chịu ảnh hƣởng sớm của gió mùa Tây – Nam nên mùa mƣa bắt đầu sớm hơn, có trữ lƣợng mƣa nhiều hơn.

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì:

+ Lƣợng mƣa ở ĐBSCL khá lớn, trung bình là 1.400 – 2.200 mm/năm. Các tháng có ngày mƣa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3, biến thiên từ 0 – 6 ngày mƣa/tháng. Các tháng có ngày mƣa cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, biến thiên từ 13 – 21 ngày mƣa/tháng. Mƣa tập trung từ 75 – 95% vào mùa mƣa. Trong nhiều năm khu vực Kiên Giang mùa mƣa bắt đầu sớm hơn 15 – 20 ngày so với các tỉnh khác. ĐBSCL có 2 đỉnh mƣa: đỉnh thứ 1 vào các tháng 6, tháng 7, đỉnh thứ 2 vào các tháng 9, tháng 10. Giữa 2 đỉnh mƣa, vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 có một thời kỳ khô hạn ngắn (hạn Bà Chằn) kéo dài khoảng 10 ngày do ảnh hƣởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao.

(Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2004)

+ Lƣợng mƣa ĐBSCL khá cao vào khoảng 1.200 – 2.200 mm/năm. Vùng TGLX lƣợng mƣa trong năm thuộc vào loại cao trong ĐBSCL, vào khoảng 1.400 – 2.200 mm. Lƣợng mƣa giảm dần từ vùng giáp vịnh Kiên Giang đến các huyện ven sông Hậu của tỉnh An Giang thuộc địa phận TGLX. Nhìn chung lƣợng mƣa vùng TGLX rất cao nhƣng chỉ tập trung vào mùa mƣa, mùa khô vẫn bị thiếu nƣớc sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng ở một số nơi.

(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010)

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì:

+ Lƣợng mƣa trung bình năm biến đổi trong phạm vi dƣới 1.400 mm ở khu vực giữa sông Tiền – sông Hậu tăng lên 2.400 mm ở bán đảo Cà Mau. Mùa mƣa hàng năm xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 11, trong đó tháng 7 – 9 có lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất. Lƣợng mƣa vào mùa mƣa chiếm khoảng 88 – 95% lƣợng mƣa năm. Tháng 1 – 3 có lƣợng mƣa nhỏ chiếm dƣới 3% lƣợng mƣa năm.

+ Lƣợng mƣa vùng ĐBSCL lớn vào khoảng <1.400 – 2.400 mm. Lƣợng mƣa lớn tập trung vào khu vực ven Vịnh Kiên Giang và thấp dần khi tiến vào đất liền. Vùng TGLX có lƣợng mƣa khá cao trong ĐBSCL vào khoảng 1.400 – 2.200 mm, riêng vùng Châu Đốc có lƣợng mƣa thấp hơn 1.400 mm.

Theo Vietnam – Netherlands Mekong Delta Masterplan project (2011), thì ĐBSCL có lƣợng mƣa trung bình vào khoảng 1.800 mm, nhƣng phân phối không đồng đều về không gian và thời gian. Khu vực phía Tây có mƣa nhiều với trung bình từ 2.000 – 2.400 mm, trong khi đó phía đông lƣợng mƣa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm. Các đồng bằng trung tâm trải dài từ Long Xuyên, Châu Đốc – Cần Thơ, Trà Vinh – Cao Lãnh – Gò Công có lƣợng mƣa thấp nhất từ 1.200 – 1.600 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều qua các năm. Khoảng 90% lƣợng mƣa hàng năm tập trung vào mùa mƣa. Lƣợng mƣa trong các tháng mùa khô chỉ chiếm 10%, tháng 1 – 3 hầu nhƣ không có mƣa. Vùng TGLX có lƣợng mƣa khá cao, ở tỉnh Kiên Giang do chịu ảnh hƣởng sớm của gió mùa Tây – Nam nên lƣợng mƣa nhiều hơn. Mùa khô lƣợng mƣa quá thấp nên ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc sản xuất do TGLX là vùng đất phèn.

- Về chế độ bốc hơi

Theo Trần Nhƣ Hối (2004), thì tổng lƣợng bốc hơi trung bình (trên ốc Piche) hàng năm ở ĐBSCL vào khoảng từ 1.000 – 1.200 mm. Trong các tháng mùa khô có bốc hơi lớn hơn, đặc biệt từ tháng 2 – 4, với 3,2 – 5,0 mm/ngày. Các tháng mùa mƣa bốc hơi thấp hơn, 1,6 – 2,3 mm/ngày.

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì lƣợng bốc hơi vùng ĐBSCL là khoảng 1.000 – 1.100 mm/năm, tập trung vào tháng 2, tháng 3, tháng 4, chủ yếu là 12 – 14 giờ.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì vùng ĐBSCL lƣợng bốc hơi trung bình năm tƣơng đối lớn, khoảng 1.100 – 1.400 mm.

Theo Vietnam – Netherlands Mekong Delta Masterplan project (2011), thì chế độ bốc hơi vùng ĐBSCL ít thay đổi theo không gian và thời gian. Lƣợng bốc hơi năm cao nhất vào tháng 3 – 5 vào khoảng 180 – 220 mm. Vào tháng 7 – 11, bốc hơi thấp hơi đạt từ 100 – 150 mm.

- Ẩm độ

Theo Trần Nhƣ Hối (2004), thì trong mùa mƣa từ tháng 5 – 11 là mùa ẩm độ, độ ẩm trung bình từ 83 – 86%. Mùa khô, trừ tháng đầu mùa (tháng 12) có độ ẩm trong bình lớn hơn 80% còn hầu hết các tháng 1 – 4 độ ẩm trung bình nhỏ hơn 80%. Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 9 – 11%. Độ ẩm khô nhất tuyệt đối xuống đến 30 – 40%.

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì ĐBSCL ẩm độ tƣơng đối trung bình nhiều năm là 82 – 83%. Ẩm độ trung bình thấp nhất vào tháng 2, tháng 3, vào khoảng 67 – 81%, cao nhất vào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10, biến thiên vào khoảng 85 – 89%. Vùng ĐBSCL và các khu vực ven biển của vùng chƣa bao giờ có độ ẩm dƣới 30%.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì ĐBSCL có độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 70 – 80%.

Theo Vietnam – Netherlands Mekong Delta Masterplan project (2011), thì vùng ĐBSCL có độ ẩm tƣơng đối đạt giá trại cao nhất vào tháng 5 và giảm vào mùa khô. Độ ẩm trung bình trong tháng 8 – 10 là khoảng 84 – 89%, trong khi tháng 2 – 3 khoảng 67 – 81%.

- Mây

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì mùa khô mây chiếm 4 – 6/10 bầu trời, mùa mƣa chiếm 7 – 8/10 bầu trời.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì ĐBSCL lƣợng mây tổng quan trung bình năm khoảng 7/10 bầu trời, tăng lên 8/10 bầu trời vào các tháng mùa mƣa và giảm xuống 4 – 5/10 bầu trời vào các tháng mùa khô.

- Gió

Theo Trần Nhƣ Hối (2004), thì ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với 2 mùa gió chính trong năm. Gió mùa Tây – Nam thƣờng xuất hiện từ tháng 5 ở biển Tây và muộn hơn ở biển Đông, kết thúc vào khoảng tháng 10. Thành phần chính là gió hƣớng Tây, chiếm 40 – 50% số lần xuất hiện trong tháng. Gió mùa Đông – Bắc thƣờng xuất hiện từ tháng 10, 11 ở phía biển Đông và muộn hơn ở phía Nam, kết thúc vào tháng 5. Thành phần chính là gió hƣớng Đông, chiếm từ 50 -70% số lần xuất hiện trong tháng. Do địa hình bằng phẳng nên không có sự khác biệt giữa các vùng. Hƣớng gió chính trong 2 mùa thể hiện khá tập trung, rõ rệt nhất là gió Tây – Nam và Đông – Bắc gần nhƣ đối lập nhau. Tốc độ gió có sự phân hóa đáng kể phụ thuộc vào khoảng cách đến biển. Vùng ven biển tốc độ gió cao hơn và tăng khi tiến ra

phía biển, càng vào sâu trong đất liền tốc độ giá giảm đáng kể.

Theo Lê Anh Tuấn (2004), thì mùa mƣa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa Đông Bắc lại chiếm ƣu thế do sự xuất hiện của các trung tâm áp cao từ vùng Sibêri – Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 – 3,3 m/s. Tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 – 2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa, gió thổi ngƣợc chiều dòng chảy sông Cửu Long (hƣớng Tây Bắc – Đông Nam) đẩy nƣớc mặn theo triều vào sâu trong nội địa (mùa gió chƣớng).

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), thì nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở ĐBSCL quanh năm nắng ấm và phân mùa khô - ẩm rất sâu sắc tùy theo hoạt động của hoàn lƣu gió mùa. Mùa khô thƣờng trùng với mùa ít mƣa, đây cũng là thời kỳ khống chế của gió mùa Đông – Bắc kéo dài khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có khí hậu đặc trƣng là khô nóng và rất ít mƣa. Mùa ẩm trùng với mùa mƣa, là thời kỳ khống chế của gió mùa Tây – Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có khí hậu đặc trƣng là nóng ẩm và mƣa nhiều.

Theo Vietnam – Netherlands Mekong Delta Masterplan project (2011), thì gió Đông – Bắc thổi vào ĐBSCL vào mùa khô, từ tháng 12 – 4 và vào mùa mƣa gió Tây – Nam là chủ yếu (tháng 5 – 10). Tốc độ gió trung bình khoảng 2,0 m/s. Gần biển hơn tốc độ gió cao hơn, thƣờng tăng vào tháng 1 – 3.

Tài nguyên khí hậu vùng TGLX

Do vùng TGLX có điều kiện gần nhƣ tƣơng tự ĐBSCL nên các yếu tố khí hậu cũng nhƣ nhau.

- Về chế độ nắng vùng ĐBSCL ta thấy tổng số giờ nắng hàng năm có khoàng 2.000 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 2 – 3 vào khoảng 8 – 9,6 giờ/ngày, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 8, tháng 9 vào khoảng 4,5 – 5,8 giờ/ngày.

- Về chế độ nhiệt thì vùng ĐBSCL có nền nhiệt khá cao, nhiệt độ trung bình năm từ khoảng 26 – 27 oC, biến thiên nhiệt độ thấp vào khoảng 3 – 5 oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (khoảng 28,5 oC), tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 25,3 oC. Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên nhiệt độ Vùng ĐBSCL có xu hƣớng tăng qua các năm, vào mùa khô có tháng nhiệt độ khá cao trên 30 oC. Nhìn chung có sự phân bố đồng đều nhiệt độ trên toàn vùng ĐBSCL.

+ Lƣợng mƣa ĐBSCL khá cao vào khoảng 1.200 – 2.400 mm/năm.

+ Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa mƣa, chiếm khoảng 90%, lƣợng mƣa vào mùa khô chỉ chiếm khoảng 10%.

+ Tháng 9, tháng 10 lƣợng mƣa cao nhất năm, vào tháng 1 đến tháng 3 thì mƣa rất ít không đáng kể.

+ Vùng TGLX có lƣợng mƣa thuộc vào mức cao của ĐBSCL, lƣợng mƣa trung bình từ 1.400 – 2.200 mm.

+ Vùng TGLX lƣợng mƣa cao nhất là từ ven Vịnh Kiên Giang và giảm dần khi tiến sâu vào đất liền, lƣợng mƣa thấp nhất trong vùng là các huyện ven sông Hậu của tỉnh An Giang.

- Về chế độ bốc hơi, lƣợng bốc hơi vùng ĐBSCL là khoảng 1.000 – 1.200 mm/năm.

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)