hoá của acid ascorbic và dinatri edetat đối với captopril
Captopril rất dễ bị oxy hoá trong dung dịch, nhất là ở pH>4. Trong khi đó, captopril được giải phóng và hấp thu chủ yếu ở ruột non có pH«6-7. Thêm vào đó, trong ruột non có rất nhiều ion kim loại xúc tác cho phản ứng oxy hoá captopril. Do đó lượng captopril sau khi giải phóng khỏi viên bị phân huỷ đáng kể, dẫn đến giảm sinh khả dụng của thuốc [13]. Trong khoá luận này, chúng tôi dự kiến đưa hai chất chống oxy hoá là AcA và DNE vào công thức viên nén mini captopril TDKD nhằm mục đích:
AcA có tác dụng chống oxy hoá và tạo vùng pH thấp xung quanh viên giúp ổn định captopril sau khi giải phóng khỏi viên.
^ DNE có tác dụng khoá các ion kim loại xúc tác cho phản ứng oxy hoá của captopril.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng bị oxy hoá của captopril và ảnh hưởng của hai chất chống oxy hoá đến độ ổn định của captopril.
Tiến hành pha các mẫu dung dịch có thành phần ở bảng 3 trong môi trường dịch ruột nhân tạo không có pancreatin.
Chia các mẫu dung dịch thành hai nhóm ống nghiệm. Nhóm 1 được giữ
ở nhiệt độ 37°c. Nhóm 2 được giữ ở 60°c.
Bảng 3: Thành phần và nồng độ các mẫu dung dịch.
Mẫu Captopril (mg/ml) AcA (mg/ml) DNE (mg/ml)
1 1 0 0
2 1 5 0
3 1 0 1
4 1 5 1
Tiến hành phân tích các mẫu dung dịch của hai nhóm tại các thời điểm Oh, 2h, 4h, 6h, 24h bằng phương pháp HPLC. Ghi lại các sắc ký đồ.
Định lượng captopril còn lại trong các mẫu dung dịch của hai nhóm ống nghiệm tại các thời điểm. Tính phần trăm captopril còn lại so với thời điểm Oh.
Kết quả được trình bày ở bảng 4, hình 8 và 9.
Bảng 4: Phần trăm captopriỉ còn lại trong các mẫu dung dịch.
Nhiệt độ Mẫu 2h (%) 4h (%) 6h (%) 24h (%) 37°c 1 93,94 93,94 88,89 78,79 2 100,00 99,01 98,02 97,03 3 100,00 99,02 98,02 97,06 4 97,92 97,92 96,87 90,62 60°c 1 88,89 79,80 68,69 46,46 2 100,00 97,03 90,10 90,10 3 100,00 98,04 98,04 98,04 4 97,92 94,77 91,67 89,58
Mẫu
Hình 8: Biểu đồ phần trăm captopril còn lại trong các dung dịch Ở37°c.
Mẫu
Hình 9: Biểu đồ phần trăm Captopril còn lại trong các dung dịch ở 60°c.
Nhận xét:
Từ các sắc ký đồ thu được, nhận thấy: Với mẫu 1 bắt đầu từ 2h, trên sắc đồ đã xuất hiện pic của sản phẩm phân huỷ ở thời điểm 8,28 phút. Pic này thấy rõ ở thời điểm 24h và mẫu đặt ờ60°c. Với c á c mẫu 2, 3, 4 pic này tương đối nhỏ.
Từ bảng 4 và hai biểu đồ hình 8, 9, thấy rằng:
Ở 37°c, m ẫ u k h ô n g c ó c h ấ t c h ố n g o x y h o á t h ì c a p t o p r il p h â n h u ỷ
rất nhanh: 2h đầu phân huỷ 6,06% tăng đến 11,11% ở giờ thứ 6 và sau 24h thì lượng captopril còn lại là 78,29%. Sự có mặt của các chất chống oxy hoá làm giảm đáng kể lượng captopril bị phân huỷ: mẫu 2, 3 ở 2h đầu captopril không phân huỷ, đến 24h lượng captopril còn lại vẫn trên 97%. Các mẫu ở 60°c cho kết quả tương tự.
Tốc độ phân huỷ tăng rõ khi tăng nhiệt độ. Với mẫu 1, ở 37°c, sau 4h phân huỷ 6,06%, sau 24h phân huỷ 1/5 so với lượng ban đầu. Còn ở 60°c,
sau 4h phân huỷ 31,3%, đến 24h thì lượng captopril chỉ còn chưa đến 50%. ^ Sự có mặt của đồng thòi hai chất AcA và DNE có khả năng chống oxy hoá hơi kém hơn so với dùng riêng từng chất. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường dịch ruột thực tế, do pH kiềm, sự có mặt của rất nhiều ion kim loại và tác động của rất nhiều yếu tố sinh lý của cơ thể nên sự phối hợp của hai chất này là vẫn cần thiết.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ AcA đến độ phân huỷ của captopril
Các công trình nghiên cứu trước đều cho thấy lượng chất chống oxy hoá tỷ lệ thuận với độ bền vững của dược chất [26]. Nhưng nếu lượng chất chống oxy hoá quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ tá dược kéo dài và khối lượng viên, do đó chúng tôi tiến hành khảo sát để chọn lựa lượng tá dược này cho phù hợp.
Tuy nhiên, nếu đưa vào cơ thể lượng DNE quá lớn hoặc sử dụng trong một thời gian dài thì có khả năng DNE tạo phức với calci trong cơ thể gây chứng giảm calci huyết. Dùng thuốc có chứa DNE qua đường uống nhiều còn có khả năng bị giảm calci ở răng. Trong khi đó thuốc chữa cao huyết áp yêu cầu phải điều trị lâu dài. Thêm vào đó, dung dịch DNE 1% trong nước cho pH= 4,3- 4,7 nên nếu dùng chất này quá nhiều sẽ không có lợi đối với độ ổn định của captopril [20]. Do đó trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ xét đến tỷ lệ của AcA.
Tiến hành pha các mẫu dung dịch có thành phần ở bảng 5 trong môi trường dịch ruột nhân tạo không có pancreatin.
Bảng 5: Thành phân và nồng độ các mẫu dung dịch thử nghiệm.
Mẫu Captopril (mg/ml) AcA (mg/ml) DNE (mg/ml)
1 1 0 0 2 1 1 1 3 1 2 1 4 1 3 1 5 1 4 1 6 1 5 1
Giữ các mẫu dung dịch ở 37°c.
Định lượng captopril còn lại trong các mẫu dung dịch tại các thời điểm Oh, 2h, 4h, 6h, 24h bằng phương pháp HPLC. Tính phần trăm captopril đã phân huỷ.
Kết quả trình bày ở bảng 6, hình 10:
Bảng 6: Phần trăm captopril còn lại trong các mẫu dung dịch.
Mẫu 2h 4h 6h 24h 1 92,45 88,74 86,79 74,47 2 98,06 96,12 95,17 89,11 3 97,06 95,10 94,12 89,00 4 97,06 96,08 95,10 92,55 5 98,04 97,06 96,08 92,93 6 97,92 96,87 96,87 93,94 Nhận xét:
Nhìn vào bảng và biểu đồ hình 10 thấy rằng, nếu lượng AcA càng nhiều thì phần trăm captopril còn lại trong dung dịch càng cao, tức là lượng captopril bị phân huỷ theo thời gian càng thấp. Tỷ lệ captopril : AcA là 1:5 cho tốc độ phân huỷ của captopril chậm nhất. Do đó, chúng tôi chọn tỷ lệ 1:5 vì tỷ lệ này
đảm bảo độ ổn định của captopril. Tuy nhiên vẫn có thể chọn tỷ lệ 1:4 vì phần trăm captopril còn lại giảm không đáng kể so với mẫu có tỷ lệ 1:5.
Mẫu
Hình 10: Biểu đồ phần trăm captopril cồn lại trong các mẫu dung dịch có tỷ lệ AcA khác nhau.