Hoàn thiện quy trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp luật của nhà nước đối với KTNN và thực tiễn áp dụng của hoạt động kiểm toán DNNN (Trang 40 - 44)

Một số kiến nghị về hệ thống pháp luật củaKTNN từ thực tiễn áp dụng kiểm toán đối với doanh nghiệp nhà nước

3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm toán

+ Về việc chuẩn bị kiểm toán:

Cần bổ sung Bảng đánh giá kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán nhằm đảm bảo qui định của INTOSAI và hướng dẫn cụ thể cho KTV nâng cao “tính hướng dẫn” của qui trình sau khi ban hành.

Để khắc phục vấn đề nhiều thông tin, ý tưởng của người khảo sát lập kế hoạch không đồng nhất với người thực hiện kiểm toán, cần gắn kết đoàn kiểm toán với kế hoạch kiểm toán, khảo sát thu thập thông tin việc thành lập đoàn kiểm toán sẽ được thực hiện trước, sau đó trưởng đoàn kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo việc khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán sẽ thể hiện ý tưởng của mình đối với cuộc kiểm toán được giao và sẽ thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán trong phạm vi nguồn lực cho phép để thực hiện kiểm toán với kết quả đạt được cao nhất.

+ Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

Việc kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị của là 1 trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực cuả cuộc kiểm toán, đồng thời cũng giúp cho KTV nâng cao chất lượng kiểm toán. Điểm yếu nhất của khâu này chính là chưa tổng hợp các kiến nghị kiểm toán từng năm thành 1 hệ thống dữ liệu để theo dõi, kiểm soát và báo cáo việc thực hiện kiến nghị theo các tiêu thức: đã thực hiện, chưa thực hiện và nguyên nhân. Đồng thời, thực tế nhièu đơn vị cũng không báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho KTNN theo quy định và kiểm toán nhà nước chưa xây dựng được tiêu chí xác định đối tượng cần kiểm tra để đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế, chưa lưu giữ được các bằng chứng về các đơn vị đã thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán. Bên cạnh đó KTNN chua công khai các trường hợp chưa thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán là 1 trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kiểm toán.

Vì vậy để khắc phục những hạn chế nêu trên, KTNN cần tiến hành. + Tổng hợp các kiến nghị kiểm toán từng năm thành 1 hệ thống dữ liệu để theo dõi, kiểm soát và báo cáo việc thực hiện kiến nghị theo các tiêu thức: đã thực hiện, chưa thực hiện và nguyên nhân nhằm quản lý tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán.

+ Công khai các trường đơn vị chưa thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán trên website của KTNN hoặc họp báo.

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý đối tượng kiểm toán trong việc theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán, cung cấp thong tin về vấn đề không thực hiện kiến nghị kiểm toán.

- Về công khai báo cáo kiểm toán (báo cáo năm và báo cáo từng cuộc kiểm toán): ngoại trừ những lĩnh vực cần được hạn chế theo qui định của pháp luật, cần tăng cường hoạt động kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán phù hợp với hướng dẫn của INTOSAI (khoản 16 và 18, Tuyên bố Lima) và kinh nghiệm vận dụng các hướng dẫn trên vào thực tiễn kiểm toán ở các nước trên thế giới. Quyền được kiểm toán toàn bộ các hoạt động thuộc nền tài chính công và quyền được công khai kết quả kiểm toán là một trong các tiêu chí đánh giá vị thế độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong Nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện Việt Nam, đẩy mạnh việc công khai kết quả kiểm toán theo qui định của pháp luật sẽ có tác dụng thiết thực trong việc răn đe, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, lãng phí đối với các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Ngoại trừ những lĩnh vực cần được hạn chế theo quy định của pháp luật, cần tăng cường hoạt động kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán bởi đó là một trong các tiêu chí đánh giá vị thế độc lập của cơ quan kiểm toán trong Nhà nước pháp quyền.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiên quy trình, chuẩn mức kiểm toán, các giải pháp tăng cường chất lượng hoạt động kiểm toán, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của KTNN.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua hoạt động kiểm toán của KTNN ở nước ta đã có những thành tựu đáng kể về các mặt: phạm vi, nội dung, chất lượng kiểm toán... Những kết quả này đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xă hội, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách, các giải pháp quản lý, khắc phục những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trong hoạt động kiểm toán của KTNN cũng còn những tồn tại trên cả mặt lý luận và thực tiễn công tác kiểm toán. Những tồn tại này nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán của KTNN như đã nêu tại Chương II. Chính vì vậy, sau khi nghiên cứu pháp luật, nội dung, chuẩn mực, qui trình kiểm toán, những tồn tại và thành tựu đạt được cũng như thực tiễn công tác kiểm toán của KTNN, tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn lý luận và thực tiễn công tác kiểm toán của KTNN, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán củaKTNN.

Để giải quyết các kiến nghị này phải được thực hiện từ nhiều phía: bản thân cơ quan KTNN có lộ trình thực hiện tích cực và từ Quốc hội, Chính phủ, từ nhận thức đúng đắn của các ngành, các cấp và công chúng. Sự phát triển và hoạt động có hiệu quả gắn liền với sự xác lập địa vị pháp lý, các quyền năng của KTNN bằng một hệ thống văn bản từ Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật, có như vậy sự vận động để hoàn thiện pháp luật KTNN mới được đúng hướng, thích hợp, thành công.

Tất cả những vấn đề trên đã được nghiên cứu khá cụ thể trong đề án.Tuy nhiên, do đây là một vấn đề khá rộng nên không tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp luật của nhà nước đối với KTNN và thực tiễn áp dụng của hoạt động kiểm toán DNNN (Trang 40 - 44)

w