Hoàn thiện quy định pháp luật, xác định vai trò và vị trí củaKTNN

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp luật của nhà nước đối với KTNN và thực tiễn áp dụng của hoạt động kiểm toán DNNN (Trang 38 - 40)

Một số kiến nghị về hệ thống pháp luật củaKTNN từ thực tiễn áp dụng kiểm toán đối với doanh nghiệp nhà nước

3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật, xác định vai trò và vị trí củaKTNN

- Luật KTNN nên sửa đổi theo hướng KTNN độc lập về chức năng và tổ chức để thực hiện các chức năng của mình. Theo Phần 5.2 của Tuyên bố Lima, các Cơ quan Kiểm toán Tối cao cần độc lập về chức năng và tổ chức. Ủy ban Thường vụ của Quốc hội quy định chi tiết về tổ chức của KTNN. Tổng Kiểm toán Nhà nước phải trình cho Ủy ban Thường vụ của Quốc hội để quyết định về kế hoạch cán bộ (nhân sự), việc thành lập, sát nhập và giải thể các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của KTNN. Năm 2007, Ủy ban đã dựa trên ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách để thông qua kế hoạch cán bộ, trong đó tăng thêm 200 cán bộ cho các Kiểm toán nhà nước khu vực mới được thành lập và 100 nhân sự cho trụ sở chính ở Hà Nội.

- KTNN cần có sự phối hợp với Thanh tra nhà nước trong quá trình thực hiện công việc để tránh chồng chéo mặc dù Luật Thanh tra Nhà nước ngày 15 tháng 6 năm 2004 và KTNN đã góp phần phân định rõ công việc của hai cơ quan này. .

- Cần có sự phân định rõ ràng giữa chức năng quản lý hành chính và chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ giữa lãnh đạo kiểm toán DNNN với Đoàn kiểm toán và KTV, do vậy, chưa đề cao đúng mức vai trò, trách nhiệm cuả Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán và KTV khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.2.2 Hoàn thiện Qui chế làm việc của KTNN

Luật KTNN cần qui định rõ cơ chế phối hợp và phân định rõ trách nhiệm của các vụ chức năng và các Kiểm toán DNNN trong quản lý hoạt

động kiểm toán. Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát theo hướng cùng một nội dung, một vấn đề có thể có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc nhiều cấp khác nhau cùng thực hiện kiểm tra, kiểm soát nhưng phải xác định rõ trách nhiệm, phạm vi, cấp độ để tránh trùng chéo và gây phiền hà ách tắc.

Có sự chỉ đạo thống nhất, cương quyết theo kế hoạch cũng như có sự điều chỉnh trong trường hợp cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tế và thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời những vấn đề trong quá trình kiểm toán của lãnh đạo Kiểm toán DNNN, trưởng phó đoàn, tổ trưởng trong phạm vi quyền hạn của mình để cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao.

Phân cấp công tác kiểm tra, soát xét: Việc phân chia này có thể được phân ra ở các cấp độ sau: Trưởng, Phó đoàn và tổ trưởng thực hiện kiểm tra, kiểm soát ngay trong các đoàn kiểm toán của mình; Kiểm toán trưởng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán thuộc đơn vị mình; Kiểm tra, kiểm soát của phòng Tổng hợp giúp việc lãnh đạo Kiểm toán DNNN (trong đó bao hàm có cả tổ thẩm định do phòng Tổng hợp chủ trì để kiểm tra, soát xét chất lượng các Biên bản kiểm toán). Các tổ chức này thực hiện việc kiểm tra, soát xét có tính chất đan xen, hỗ trợ nhau, tránh chồng chéo, trùng lắp.

3.2.3 . KTNN cần áp dụng và triển khai loại hình KTHĐ có tầm quan trọng như kiểm toán BCTC và KTTT hiện nay. như kiểm toán BCTC và KTTT hiện nay.

Hiện nay kiểm toán Việt Nam vẫn đang tập trung cho loại hình KTTT và Kiểm toán BCTC và có xu hướng hình thành việc liên kết với cuộc KTHĐ trong nhiều cuộc kiểm toán. Việc áp dụng nhiều loại hình kiểm toán trong 1 cuộc kiểm toán sẽ không phù hợp do phải áp dụng nhiều phương pháp kiểm toán, cách thức thu thập bằng chứng khác nhau do đặc thù của từng loại hình kiểm toán. Tuyên bố Lima đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan kiểm toán tối cao là kiểm toán tính hợp pháp, hợp thức của công tác quản lý tài

chính và hoạt động kế toán. Bên cạnh loại hình kiểm toán này còn 1 loại hình kiểm toán có tính quan trọng tương đương là kiểm toán hoạt động kiểm tra hành vi, tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của nền hành chính công. KTHĐ bao trùm không chỉ nghiệp vụ tài chính cụ thể mà còn toàn diện hoạt động gồm cả hệ thống tổ chức và hành chính. Mục tiêu kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao – tính hợp pháp, hợp thức, kinh tế, hiệu quả hiệu lực về cơ bản quan trọng như nhau. Tuy nhiên, tuỳ cơ quan kiểm toán tối cao xác định ưu tiên cho mình trên cơ sở đối tượng kiểm toán.

Qua kiểm toán hoạt động sẽ có điều kiện xác định tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động thu – chi tài chính nhà nước và những thất thoát do chi sai mục đích, sai chế độ cũng như khuất tất trong quyết định đầu tư hoặc thực hiện chương trình, dự án… Đồng thời , cần thiết triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu các Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Thực tế cho thấy đây là một trong những biện pháp phòng chống gian lận và tham nhũng rất có hiệu quả. Kết quả kiểm toán các hoạt động kinh tế của đơn vị trong nhiệm kỳ của cán bộ lãnh đạo được các cấp quản lý lấy làm cơ sở để đánh giá , bố trí và sử dụng cán bộ , thậm chí cách chức , bãi miễn hoặc truy tố trước pháp luật nếu cán bộ đó có sai phạm.

Vì vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế và nâng cao khả năng cung cấp thông tin, KTNN cần xem xét áp dụng và triển khai loại hình KTHĐ có tầm quan trọng như kiểm toán BCTC và KTTT trong KTNN hiện nay.

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp luật của nhà nước đối với KTNN và thực tiễn áp dụng của hoạt động kiểm toán DNNN (Trang 38 - 40)

w