PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy (Trang 42 - 62)

TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY

2.2.1. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Để phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty REDPHARCO ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

• Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Hv)

• Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn (Rv)

• Tốc độ chu chuyển của nguồn vốn (Vv)

Giá trị của các chỉ tiêu này qua các năm 2011- 2013 được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2- Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty REDPHARCO (2011- 2013)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Doanh thu bán hàng Nghìn đồng 82.682.581 115.496.489 115.968.038 2 Tổng nguồn vốn Nghìn đồng 38.382.249 40.805.089 35.174.022

3 Lợi nhuận sau thuế Nghìn

đồng 4.051.450 7.545.372 7.572.706

4

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Hv)

Hv = *

100%

% 215,4 283,0 329,6

5

Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn (Rv)

6

Số vòng quay của nguồn vốn (Vv)

Vv =

Vòng 2,154 2,830 3,296

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán+ Tính toán của tác giả)

Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ bảng 2.2 ta thấy các giá trị tăng đều qua các năm. Cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra được 2,154 đồng doanh thu (2011), năm 2012 là 2,83 đồng và đến năm 2013 tăng lên là 3,296 đồng doanh thu, tăng so với năm 2011 là 1,5 lần (tương đương với 1,142 đồng) và so với năm 2012 tăng 0,446 đồng. Chỉ tiêu này tăng lên là bởi doanh nghiệp đã làm tốt công tác kế toán, thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, nợ phải trả, các khoản tiền mặt, dự trữ… theo từng ngày để kịp thời điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn cho phù hợp; ngoài ra, do công ty trước đó đã đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại để bảo quản, lưu kho nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, tạo sự tin cậy với đối tác khách hàng, do đó hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây khá thuận lợi, số lượng khách mua hàng tăng, kéo theo doanh thu bán hàng tăng cao. Điều này chứng tỏ nguồn vốn kinh doanh công ty bỏ ra đã mang lại hiệu quả, góp phần đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đưa doanh thu bán hàng của công ty tăng lên.

Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn, nhìn vào bảng 2.2 qua 3 năm 2011-2013, tỷ lệ này cũng tăng lên nhanh chóng, tương ứng là 10,5% (năm 2011), 18,8% (năm 2012) và 21,5% (năm 2013). Nếu như năm 2011, một đồng vốn kinh doanh bỏ ra chỉ thu được 0,105 đồng lợi nhuận thì đến năm 2012, đã thu được thêm 0,083 đồng lợi nhuận và đến năm 2013 thì con số này gấp 2 lần, đạt 0,215 đồng. Có thể thấy tỷ lệ này khá cao, lại có chiều hướng tăng lên do công ty đã biết huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý vốn như lập báo cáo sổ sách theo dõi chi tiết các khoản nợ, khoản phải thu để có biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi; quản lý tốt hàng tồn kho, hàng tháng đối chiếu sổ sách, với những hàng hóa tồn đọng với số lượng lớn, hạn sử dụng ngắn thì tìm cách giải phóng số hàng tồn để nhanh thu hồi vốn, công ty cũng mua bảo hiểm hàng hóa để hạn chế rủi ro… Các biện pháp đó đã giúp công ty tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm chi phí từ đó làm tăng lợi nhuận.

Về chỉ tiêu tốc độ chu chuyển của nguồn vốn (Số vòng quay của nguồn vốn – Vv) tương ứng qua các năm 2011, 2012 và 2013 số liệu về tốc độ chu chuyển nguồn vốn của công ty là 2,154 ; 2,83 và 3,296 vòng. Các số liệu trên cho thấy nguồn vốn công ty luân chuyển tương đối nhanh, có xu hướng tăng lên đồng nghĩa với việc thời gian bình quân cho một vòng quay vốn được rút ngắn xuống, góp phần tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Công ty đạt được kết quả kể trên, đó là vì công ty đã có những biện pháp hạn chế thấp nhất các khoản nợ của khách hàng; thông thường công ty yêu cầu đối tác chuyển một phần hoặc toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng; chỉ áp dụng chính sách cho phép trả chậm với một số đối tác nhất định căn cứ vào mối quan hệ làm ăn, uy tín và khả năng thanh toán của phía khách hàng. Ngoài ra, công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nên được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, dẫn đến tốc độ tiêu thụ hàng hóa được đẩy nhanh, tiền hàng thu về sau đó lại được bổ sung vào nguồn vốn của công ty.

Biểu đồ 2.2 – Số vòng quay của nguồn vốn (2011- 2013)

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể nhận thấy một điểm chung là các chỉ tiêu phản ánh đều có giá trị tăng dần đều và ở mức tương đối cao. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được huy động bổ sung thông qua hai cách là vay ngân hàng hoặc từ nguồn vốn công ty tạm thời chiếm dụng được do được nhà cung cấp cho phép trả chậm tiền hàng để nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Khoản vốn vay ngân hàng thường chỉ huy động khi công ty gặp khó khăn về tài chính và khi đó công ty phải xây dựng các phương án kinh doanh, đầu tư có khả thi, chứng minh được khả năng thanh toán của mình đồng thời phải tạo dựng được uy tín và mối quan hệ tốt với phía ngân hàng. Việc có thể huy

động vốn đầy đủ, kịp thời và chủ động được về vốn đã giúp hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi và có những bước tăng trưởng trong nhiều năm. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn thường xuyên được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty. Khi phát sinh nhu cầu bất thường, công ty đã có những kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời để tránh tình trạng kinh doanh ngừng trệ do thiếu vốn. Khi thừa vốn, công ty cũng sẽ đề ra biện pháp để phát huy khả năng sinh lời của vốn như gửi ngân hàng hay đem đầu tư. Hoạt động mua bán VXSPYT với khách hàng được các nhân viên trong công ty thực hiện theo nguyên tắc: Với khách hàng mua lẻ, số lượng ít sẽ áp dụng chính sách “mua đứt bán đoạn”, thanh toán ngay, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu thấp cho những khách hàng thường xuyên; với những khách hàng lớn thì tìm hiểu kĩ khả năng thanh toán của họ, có những quy định chặt chẽ trong hợp đồng về thời hạn, phương thức thanh toán và hình phạt nếu vi phạm hợp đồng. Ngoài ra công ty cũng áp dụng biện pháp kế toán ghi sổ song song với quản lý dữ liệu trên máy tính nhằm đối chiếu các số liệu, tránh nhầm lẫn, sai sót; thường xuyên theo dõi các khoản nợ, các khoản phải thu, hàng tồn kho… để có biện pháp xử lý kịp thời. Tất cả những điều kể trên minh chứng cho việc công ty REDPHARCO đã biết cách sử dụng hiệu quả, linh hoạt những nguồn vốn của mình vào những mục đích khác nhau để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty, nhất là trong 3 năm trở lại đây.

2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động

Lực lượng lao động chính là một trong những nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty, ta thường xét trên hai góc độ chính là doanh thu bình quân trên một lao động và lợi nhuận bình quân trên một lao động. Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm chỉ tiêu là sức sinh lời của chi phí tiền lương.

Trong giai đoạn 2011- 2013, tổng lương và mức lương bình quân của cán bộ nhân viên trong công ty có sự điều chỉnh tăng lên. Năm 2013, mức lương bình quân của một nhân viên là 9,763 triệu đồng/tháng, tăng lên so với năm 2011 là 3,123 triệu đồng/người/tháng. Tổng chi phí lương cũng được nâng lên do công ty bổ sung thêm người và do lương bình quân tăng. Nếu so sánh mức lương trong giai đoạn hiện nay với mức lương trước đây cho thấy công ty đã chú trọng đến việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng đời sống cho CBNV của mình bằng việc nâng dần mức lương bình quân, từ 2 triệu đồng/người/tháng (năm

2001) lên 6,64 triệu đồng/người/tháng (năm 2011) và tiếp tục tăng lên thành 9,763 triệu đồng/người/tháng (năm 2013). Không những vậy công ty cũng hoàn thành trách nhiệm trong việc đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm cho CBNV trong công ty theo quy định của nhà nước, với tổng số tiền chi trả bảo hiểm là trên 900 triệu đồng. Việc tăng lương cũng có những tác động tích cực đến thái độ của người lao động, tạo động lực cho họ phấn đấu tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bảng 2.3 - Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty REDPHARCO (2011-2013)

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu bán hàng

Nghì n đồng

82.682.581 115.496.489 115.968.038

2 Lợi nhuận sau thuế Nghìn

đồng 4.051.450 7.545.372 7.572.706

3 Số lao động Người 20 25 25

4

Doanh thu bình quân trên một lao động = Nghìn đồng/ người 4.134.129 4.619.859 4.638.722 5

Lợi nhuận bình quân trên một lao động = Nghìn đồng/ người 202.572 301.814 302.908

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán + Tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, năm 2011 trung bình một lao động tạo ra doanh thu cho công ty là khoảng 4,134 tỷ đồng thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 4,619 tỷ đồng, tăng gần 500 triệu đồng/người và tiếp tục tăng trong năm

2013 lên thành 4,638 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc tăng nhanh chóng như trên là do năm 2012, 2013 công ty kinh doanh tốt, khối lượng mặt hàng VXSPYT được nhập khẩu và phân phối đi tương đối lớn nên công ty phải tuyển thêm lao động, mức lương được điều chỉnh tăng cũng góp phần khuyến khích người lao động làm việc năng suất, hiệu quả, giải quyết các công việc nhanh chóng nên việc bán hàng diễn ra thuận lợi và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tương tự, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên một lao động cũng tăng lên, từ 202,572 triệu đồng/người (năm 2011) lên thành 302,908 triệu đồng/người (năm 2013), tức là trung bình một lao động tại công ty đã góp phần giúp công ty tăng 100 triệu đồng tiền lợi nhuận trong vòng 3 năm. Thông qua 2 chỉ tiêu trên, có thể đánh giá việc sử dụng lao động tại công ty REDPHARCO là có hiệu quả.

Ngoài ra khi xét chỉ tiêu sức sinh lời của chí tiền lương thì qua bảng 2.4 ta thấy nó bị giảm đi, từ 2,678 (năm 2011) xuống còn 2,59 (năm 2013); tức là nếu như năm 2011, bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương thì công ty sẽ thu về được 2,678 đồng lợi nhuận, nhưng đến 2013, con số này chỉ còn là 2,59 đồng.

Bảng 2.4- Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí tiền lương tại REDPHARCO (2011-2013)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng quỹ lương Nghìn đồng 1.512.593 2.550.113 2.923.131 2 Lợi nhuận sau thuế Nghìn

đồng 4.051.450 7.545.372 7.572.706

3

Sức sinh lời của chi phí tiền lương

= *

100%

% 267,8 295,8 259

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán+ Tính toán của tác giả)

Như vậy có nghĩa là với một đồng chi phí tiền lương bỏ ra, công ty thu được lợi nhuận ít đi, điều này không hẳn đồng nghĩa với việc sử dụng lao động

không hiệu quả vì chi phí lương tăng dẫn đến tổng chi phí công ty bỏ ra tăng lên nên lợi nhuận vì thế sẽ bị ảnh hưởng. Năm 2012, giá trị này cao nhất trong 3 năm, đạt 2,958. Chỉ tiêu này chỉ giúp đánh giá tương đối về mức ảnh hưởng của tiền lương đến hiệu quả làm việc của người lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, phần nào giúp người chủ doanh nghiệp có những điều chỉnh tiền lương cho phù hợp, vừa đủ để kích thích người lao động nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi cho công ty.

2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí bỏ ra trong kì để tạo ra kết quả trực tiếp có lợi cho doanh nghiệp. Biến động của chi phí có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hay nói cách khác, nó là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp không chỉ đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư khoa học hiện đại, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng hàng hóa mà còn phải tìm cách tối thiểu hóa chi phí kinh doanh của mình trong điều kiện có thể. REDPHARCO cũng không phải là một ngoại lệ. Các khoản chi phí chính mà công ty phải bỏ ra gồm: giá vốn hàng bán, chi phí SXKD và tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Biểu đồ 2.3 cho thấy tổng chi phí tăng từ năm 2011 đến 2012 là khoảng 27,377 tỷ đồng và giảm nhẹ vào năm 2013 là trên 2 tỷ đồng. Việc chi phí tăng mạnh từ 2011-2012 do tác động rất lớn của yếu tố chênh lệch tỷ giá hối đoái khi công ty thanh toán cho Sanofi Pasteur nhưng toàn bộ phần chi phí này đã được Sanofi Pasteur bù lại. Công ty đã hạch toán khoản bù này vào thu nhập khác và nộp thuế theo quy định của pháp luật nên vẫn thu được lợi nhuận cao. Sự biến động của các khoản chi phí chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi của giá vốn hàng bán do khoản mục này chiếm đến trên 80% tổng chi phí công ty phải chi trả. Khoản chi phí SXKD và tài chính đã được công ty điều chỉnh giảm bớt từ 5,11 tỷ đồng (2011) xuống còn 1,73 tỷ đồng (2013) góp phần giúp công ty thu được lợi nhuận cao vào năm 2012 và 2013. Khoản mục chi phí QLDN có sự thay đổi không đáng kể do quản lý doanh nghiệp là hoạt động cơ bản và cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh, do vậy cần đầu tư, chi tiêu nhiều và khó có thể cắt giảm những chi phí này.

Hiệu quả sử dụng các khoản chi phí của công ty được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Bảng 2.5 - Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của REDPHARCO (2011- 2013)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu bán hàng Nghìn

đồng 82.682.581 115.496.489 115.968.038 2 Tổng chi phí Nghìn

đồng 84.106.899 111.484.784 109.435.604

3

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

=

*100%

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán + Tính toán của tác giả)

Bảng 2.5 thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra 0,983 đồng doanh thu bán hàng (năm 2011); năm 2012 là 1,035 đồng và năm 2013 là 1,059 đồng. Giá trị năm sau luôn cao hơn năm trước và nếu như năm 2011, tỷ lệ này còn nhỏ hơn 1 thì từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ này đã lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được nâng cao. Đạt được kết quả như trên là do công ty đã quản lý tốt, hạn chế tối đa các khoản chi phí không cần thiết như chi phí lưu kho do công ty đã có sẵn mặt bằng nên không mất tiền thuê kho, bãi; hạn chế vay ngân hàng để giảm thiểu chi phí lãi vay; duy trì đủ số nhân sự cần để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vừa giúp tiết kiệm chi phí tiền lương, đồng thời giúp ban lãnh đạo dễ dàng quản lý nhân sự một cách chặt chẽ.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Từ bảng 2.6, ta thấy tỷ lệ qua các năm tăng từ 2011- 2013 tương ứng là 4,8%, 6,7% và 6,9%. Tỷ lệ này tăng đều qua các năm là do công ty trong mấy năm gần đây hoạt động tương đối ổn định, chi phí được kiểm soát và cắt giảm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy (Trang 42 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w