ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy (Trang 34 - 42)

PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY

Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy hoạt động chính trong lĩnh vực buôn bán thuốc chữa bệnh và vắc xin phòng bệnh dùng cho người và cho đến nay, công ty chỉ còn tập trung kinh doanh các loại VXSPYT phòng bệnh cho người. Hoạt động trong lĩnh vực này có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, kinh doanh về dược phẩm, đặc biệt là mảng VXSPYT nói riêng là một lĩnh vực có tính cạnh tranh và hết sức nhạy cảm.

Theo thống kê của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, đến 31/12/2013 có trên 20 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực VXSPYT. Ngoài ra cũng có đến 8 công ty dược phẩm nước ngoài tham gia đăng ký hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực VXSPYT, gồm Sanofi Pasteur – Cộng hòa Pháp, Scigen.,Ltd- Singapore, Merk Sharp&Dohm.,Ltd - HongKong, GlaxoSmithkline Pre.,Ltd - Singapore, Novatis Pharma Service AC - Thụy Sỹ, Abbort Biological BV- Hà Lan, Berna Biotech Korean Corporation - Hàn Quốc, Green Cross Corporation - Hàn Quốc và một số công ty nước ngoài đăng ký qua các công ty Việt Nam như Công ty cổ phần y tế Đức Minh, Công ty vắc xin sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech). (Nguồn: Quyết định số 373/QĐ-QLD ngày 14/10/2010). Số mặt hàng VXSPYT đang lưu hành đến 31/12/2013 là hơn 30 mặt hàng.

Đến 18/2/2014, tại Việt Nam có 17 doanh nghiệp được phép nhập khẩu và trực tiếp kinh doanh VXSPYT, đó là Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Công ty TNHH dược phẩm Trung ương 1, Công ty cổ phần XNK y tế thành phố HCM, Công ty cổ phần TBYT Hà Nội, Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2, Công ty cổ phần dược mỹ phẩm MAY, Công ty cổ phần thiết bị y tế Mendison, Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy, Công ty cổ phần y tế Đức Minh, Công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế, Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt, Công ty MTV VXSPYT Nha Trang, Viện vắc xin sinh phẩm y tế, trong đó có 4 doanh nghiệp tư nhân. (Nguồn: Cục QLD- BYT)

Hiện nay, với tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp do môi trường khí hậu đang dần bị biến đổi và ô nhiễm thì hoạt động tiêm chủng để phòng bệnh đã

được người dân quan tâm hơn.Với số lượng lớn các trung tâm y tế dự phòng, các trạm y tế xã phường, các bệnh viện, phòng khám có phòng tiêm vắc xin trên cả nước cho thấy nhu cầu sử dụng VXSPYT là rất lớn. Nhằm chủ động và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu cung ứng vắc xin có chất lượng cao, giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu phòng chống bệnh cho người dân trong chương trình TCMR thì Việt Nam đã có 4 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP. Đó là Công ty Vắc xin sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech), Trung tâm nghiên cứu sản xuất VXSPYT, Công ty TNHH MTV vắc xin Pasteur Đà Lạt, Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm Nha Trang. Từ phụ thuộc vào nguồn hàng nước ngoài thì nay Việt Nam đã có thể tự sản xuất ra 10/11 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình TCMR gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt uống, sởi, thương hàn, viêm gan B, lao, Viêm não Nhật Bản B, tả, Hib, chúng ta đạt mục tiêu đến năm 2020 sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 100% nhu cầu của người dân trong TCMR. (Nguồn: Cục QLD)

Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các cơ sở trong nước chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu tiêm chủng của người dân, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều loại vắc xin mà chúng ta chưa thể tự nghiên cứu sản xuất ra được như vắc xin phòng cúm mùa, vắc xin 5 trong 1, vắc xin phòng dại, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung… Bởi vậy song song với hoạt động sản xuất vắc xin thì nhập khẩu vắc xin để phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, vắc xin là một loại hàng hóa đặc biệt, mọi quy trình bảo quản, vận chuyển, phân phối, sử dụng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu dây chuyền lạnh, chỉ cần một chút sơ ý, thiếu sự tuân thủ thì sẽ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh như trong một số trường hợp báo chí đã đưa tin gần đây, điển hình là vụ việc tiêm nhầm thuốc khiến 3 trẻ em bị tử vong tại Quảng Trị hay một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem. Những vụ tai biến sau khi tiêm vắc xin xuất hiện phổ biến trong thời gian gần đây cũng gây nên tâm lý hoang mang cho nhiều người, càng làm cho lĩnh vực này trở nên nhạy cảm hơn. Cùng với đó, do giá trị mặt hàng vắc xin thường cao hơn so với dược phẩm nên nếu người làm nghề vì trục lợi cá nhân, không có tinh thần trách nhiệm cao thì có thể gây nên rắc rối, làm mất đi lòng tin của người dân vào ngành y như trường hợp ăn bớt vắc xin tại TTYTDP Hà Nội vào tháng 5/2013.

cao với sự tham gia không chỉ của nhiều doanh nghiệp trong nước mà còn cả các công ty, tập đoàn nước ngoài. Cùng với đó, với những vụ việc y tế xảy ra gần đây liên quan đến sử dụng vắc xin thì cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động buôn bán vắc xin, làm tình hình kinh doanh mặt hàng này trở nên phức tạp, buộc cơ quan nhà nước phải quản lý chặt chẽ hơn mảng kinh doanh này. Tất cả những vấn đề trên cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thứ hai, VXSPYT là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp muốn nhập khẩu và kinh doanh trực tiếp sản phẩm này cần đạt các yêu cầu sau:

• Doanh nghiệp phải có kho đạt chuẩn GSP (Good Storage Practice) theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 và quyết định số 02/QĐHN- BYT ngày 4/10/2013.

• Doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn GDP (Good Distribution Practice- Thực hành phân phối thuốc tốt) nếu muốn được phép bán buôn VXSPYT theo thông tư số 10/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013.

• Doanh nghiệp phải có người phụ trách chuyên môn, có giấy chứng nhận do sở y tế tỉnh, thành phố cấp; đồng thời phải có trình độ tối thiểu là dược sỹ đại học hoặc bác sỹ, có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực VXSPYT ít nhất 5 năm.

• Doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề được phép kinh doanh trong lĩnh vực VXSPYT.

• Doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn theo yêu cầu của BYT.

• Vắc xin luôn phải bảo quản theo yêu cầu của dây chuyền lạnh. Nhiệt độ bảo quản VXSPYT phải luôn nằm trong giới hạn 2- 8oC ở tất cả các khâu.

• Doanh nghiệp phải kê khai giá bán VXSPYT và phải được cơ quan quản lý giám sát.

• Khách hàng mua VXSPYT phải là các cơ sở y tế, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, sử dụng VXSPYT theo quy định của Quyết định số 23 -BYT.

• VXSPYT lưu hành trên thị trường phải được giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước.

• VXSPYT là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không được phép tự do quảng cáo.

• Nhập khẩu VXSPYT phải tuân thủ theo thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 và quyết định số 02/QĐHN- BYT ngày 4/10/2013.

Trong số những yêu cầu trên thì điều kiện về cơ sở vật chất như phải có kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP hay việc đào tạo cán bộ tuân thủ các qui định của tiêu chuẩn GSP, GDP là khá quan trọng với doanh nghiệp nhưng lại đòi hỏi việc đầu tư khá lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, các quy định chặt chẽ về quản lý, giám sát vắc xin lưu hành trên thị trường... cũng là khó khăn không nhỏ với nhiều doanh nghiệp trong đó có REDPHARCO.

Thứ ba, mặt hàng VXSPYT chịu sự quản lý giá của nhà nước, doanh nghiệp không được phép tự ý tăng giá bán.

VXSPYT là mặt hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về giá, doanh nghiệp phải thường xuyên kê khai và niêm yết giá trên website của Cục Quản lý Dược- BYT. Khi doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh giá bán thì phải kê khai lại giá điều chỉnh và chờ sự chấp thuận của cơ quan quản lý nên doanh nghiệp không thể linh hoạt trong việc quyết định thay đổi giá bán của mình. Đặc biệt với doanh nghiệp nhập khẩu như công ty thì việc các mặt hàng nhập khẩu chịu tác động của yếu tố chênh lệch tỷ giá là không thể tránh khỏi, nếu biến động tỷ giá USD/VND cao hơn tỷ lệ lãi gộp có thể dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ do không kịp kê khai lại và được Bộ Y tế cho phép điều chỉnh giá bán hàng.

Thứ tư, VXSPYT là mặt hàng bắt buộc phải kiểm định trước khi được phép lưu hành trên thị trường.

Theo quy định của thông tư 08/2006/TT- BYT ngày 13/6/2006, tất cả các lô hàng VXSPYT nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm định chất lượng và được phép lưu hành sau khi đạt yêu cầu từ Viện Kiểm định vắc xin sinh phẩm quốc gia (NICVB). Quá trình này thường kéo dài trong 15- 30 ngày tùy thuộc vào điều kiện của NICVB. Quy định này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp doanh nghiệp vì vắc xin nói chung thường có hạn sử dụng tương đối ngắn. Ví dụ như vắc xin phòng cúm có hạn dưới 1 năm thì việc kéo dài thời gian kiểm định có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Thứ năm, VXSPYT không được phép tự do quảng cáo trên phương tiện truyền thông.

Nếu như các mặt hàng khác có thể được giới thiệu đến khách hàng thông qua nhiều cách quảng cáo như tivi, báo đài hay quảng cáo tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì mặt hàng vắc xin lại nằm trong danh muc không được phép tự do quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chỉ cho phép các công ty kinh doanh vắc xin làm truyền thông giới thiệu các mặt hàng vắc xin thông qua các hội thảo khoa học. Thủ tục để tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm là phải xin phép và có sự chấp thuận của các cơ quan chức năng như Bộ Y tế hay Sở Y tế thành phố trực thuộc.

Do vậy việc mở rộng thị trường kinh doanh vắc xin sẽ trở nên càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh VXSPYT nói chung và REDPHARCO nói riêng.

Thứ sáu, đối tác khách hàng của công ty phải là những cơ sở y tế, đơn vị có chức năng kinh doanh, sử dụng vắc xin theo quy định của Bộ Y tế.

Khách hàng của công ty được chia ra theo từng khối dựa vào đặc điểm khu vực, địa bàn; loại hình hoạt động, nhiệm vụ -vai trò; gồm 5 khối chính, đó là:

• Khối chỉ đạo tuyến, bao gồm: NIHE, Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội, TTKDYTQT, các TTYTDP quận, huyện ở Hà Nội

• Các trung tâm y tế dự phòng tại tuyến tỉnh

• Các công ty dược phẩm

• Các bệnh viện, phòng khám

• Các khách hàng còn lại.

Trong đó, khối chỉ đạo tuyến là nhóm khách hàng quan trọng nhất, là đối tác chính đã hợp tác lâu dài với công ty trong nhiều năm và có số lượng hàng tiêu thụ tại công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong doanh số bán hàng. Doanh thu bán hàng cho nhóm khách hàng này vào năm 2013 đạt trên 57,5 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng doanh thu bán hàng. Tiếp đến là các công ty dược phẩm có chức năng kinh doanh vắc xin thì cũng là khách hàng thường xuyên của công ty do họ có nhu cầu nhập hàng để bán lại cho các nơi có nhu cầu sử dụng vắc xin nhằm hưởng lãi chênh lệch giá, nhóm này chiếm gần 20% doanh thu. Nhóm khách hàng là các TTYTDP tuyến tỉnh và các bệnh viện, phòng khám, tuy hiện nay nhu

cầu mua hàng vẫn còn khiêm tốn nhưng về lâu dài sẽ là đối tác tiềm năng của công ty.

Bảng 2.1 - Doanh thu bán hàng cho các nhóm khách hàng của REDPHARCO năm 2013

Đơn vị: Nghìn đồng

STT Khách hàng Doanh thu bán hàng

1

Khối chỉ đạo tuyến (NIHE, TTYTDP Hà Nội, TTKDYTQT, các TTYTDP quận huyện tại HN) 57.592.998 2 Các TTYTDP tuyến tỉnh 10.158.635 3 Các công ty dược phẩm 20.987.061 4 Các bệnh viện, phòng khám 4.937.253 5 Các khách hàng còn lại 18.973.230

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Có thể thấy đối tượng khách hàng của công ty khá đa dạng từ khu vực Hà Nội đến các tỉnh miền Bắc, từ cấp trung ương đến địa phương, các công ty, các viện nghiên cứu… Tuy nhiên đối tượng khách hàng đều phải là những đơn vị có chức năng kinh doanh, sử dụng vắc xin theo quy định của Bộ Y tế.

Biểu đồ 2.1 - Doanh thu bán hàng theo khối khách hàng của REDPHARCO năm 2013

Thứ bảy, để được nhập khẩu, kinh doanh VXSPYT đòi hỏi công ty phải xây dựng hệ thống kho bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế từ phía nhà cung cấp nước ngoài đưa ra và các quy định của BYT.

Hệ thống kho lạnh bảo quản VXSPYT đạt các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn môi trường và các tiêu chuẩn về bảo quản VXSPYT. Trong đó quan trọng nhất là chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc”– GSP do Bộ Y tế cấp từ năm 2001.

Hệ thống kho lạnh bảo quản VXSPYT của công ty đặt tại tầng 5 và 6 của tòa nhà, tọa lạc tại vị trí trung tâm của Hà Nội nên việc vận chuyển, phân phối VXSPYT đến các TTYTDP tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc là khá thuận lợi.

Hệ thống kho với tổng diện tích 280m2, tổng dung tích bảo quản lạnh là 377m3, gồm 2 khu vực sau:

- Khu vực Nhập kho- Dán nhãn bổ sung- Bảo quản biệt trữ - Bảo quản tồn trữ VXSPYT được đặt tại tầng 6 của tòa nhà.

- Khu vực cấp phát VXSPYT được đặt tại tầng 5 của tòa nhà. Đặc điểm chung của hệ thống kho, đó là:

• Nhiệt độ bảo quản VXSPYT trong kho luôn được điều chỉnh trong giới hạn 2- 8oC, được theo dõi và ghi lưu hoàn toàn tự động theo thời gian bằng thiết bị đo lường như XWEB- D300 (Italy) và 60 Logtag (Úc- Trung Quốc). Các thiết bị này cho phép ghi lưu trên máy tính ở dạng đồ thị và bảng tính Excel.

• Mỗi kho lạnh được lắp đặt 2 máy lạnh chạy luân phiên để đảm bảo kho luôn ở trạng thái hoạt động bình thường khi xảy ra sự cố (nếu có).

• Các cảnh báo nhiệt độ bảo quản vắc xin được ghi lưu vào máy tính 24/7 và thông báo qua tin nhắn điện thoại đến những người có trách nhiệm trong công ty nên việc xử lý các sự cố về nhiệt độ bảo quản (nếu có) luôn được kịp thời.

• Các hoạt động trong kho được giám sát bằng hệ thống camera kết nối với máy tính thông qua đường cáp quang riêng của công ty. Nhờ vậy, dù ở bất kì đâu trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, người quản lý và cán bộ kĩ thuật có thể theo dõi, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như hệ thống kho và ra các quyết định kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn ở trạng thái ổn định và suôn sẻ.

Một số hình ảnh về hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin của công ty được giới thiệu như trong phần phụ lục.

Thứ tám, là một doanh nghiệp độc quyền phân phối các sản phẩm cho một công ty đa quốc gia ở nước ngoài thì REDPHARCO cũng phải đối mặt với những rủi ro rất lớn từ phía nhà cung cấp nước ngoài mang lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w